Lực lượng phòng không Mỹ đang ‘căng như dây đàn’
Phòng không là một trong những đơn vị làm việc quá sức nhất trong quân đội Mỹ khi phải vận hành các hệ thống ở nhiều nơi để sẵn sàng ngăn chặn 24/24.
Binh sĩ Mỹ nghỉ ngơi trên bệ phóng tên lửa Patriot. Ảnh: CNN
Kênh CNN (Mỹ) ngày 2/7 cho biết tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức vào năm 2020, Lục quân đã tiến hành khảo sát binh sĩ lực lượng cùng gia đình họ. Lực lượng này cũng tiến hành các thay đổi để giảm bớt áp lực mà binh sĩ và gia đình họ đang phải chịu đựng.
Lục quân Mỹ đang cấp khoản tiền thưởng nhập ngũ trị giá 47.500 USD để thu hút nhiều ứng viên hơn cho một số công việc trong các đơn vị phòng không, bao gồm cả việc vận hành khẩu đội tên lửa Patriot.
Chuyên gia về sức khỏe tâm thần cũng được cử đến các đơn vị phòng không nhằm giải quyết vấn đề nhức nhối là kiệt sức. Đây được coi là là tác dụng phụ đáng lo ngại của việc điều khiển tuyến đầu hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Các quan chức từng cảnh báo rằng các đơn vị phòng thủ tên lửa quan trọng có thể bị dàn trải quá mỏng. Phòng không là một trong những đơn vị được triển khai thường xuyên nhất của Lục quân Mỹ, với gần 60% tổng lực lượng được triển khai bất cứ lúc nào. Trung bình, các binh sĩ phòng không được cho có chưa đầy một năm ở nhà sau một năm triển khai. Trong khi đó, khoảng thời gian lý tưởng nhất là họ nên có hai đến ba năm ở nhà sau một năm xa cách.
Tướng Dan Karbler – tư lệnh Bộ chỉ huy Không gian và Phòng thủ tên lửa (USASMDC) thuộc Lục quân Mỹ – cho biết đã có điều chỉnh với thời hạn áp dụng lên tới hai năm tại nhà cho mỗi lần triển khai một năm.
Khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm ngoái, các binh sĩ phòng không của Mỹ đóng quân ở châu Âu được điều động sau khi nhận được thông báo vài giờ để bảo vệ sườn phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) và hỗ trợ huấn luyện Ukraine.
Cùng với việc bổ sung các chuyên gia sức khỏe tâm thần, Lục quân cũng đang nỗ lực xây dựng các đơn vị phòng không hoàn toàn mới trong vài năm tới. Các nhà lãnh đạo cũng ngày càng tập trung vào việc liên lạc sớm và thường xuyên với các gia đình để giúp giảm thiểu tính chất khó lường của công việc, đặc biệt là khi thời gian triển khai được kéo dài.
Hạ sĩ quan Graham Kimmel được triển khai đến sườn phía Đông NATO trong giai đoạn đầu xung đột Nga-Ukraine, anh và chỉ huy của mình đã tạo bản tin email cho các gia đình, qua đó cập nhật hình ảnh và thông tin của các binh sĩ cho người thân của họ.
Tướng Karbler nói: “Chúng tôi nói rằng họ được triển khai trong 6 tháng, và bây giờ đột nhiên họ bị gia hạn thêm 9 tháng, hoặc họ được triển khai trong 9 tháng nhưng lại bị gia hạn thêm 12 tháng, và trong một số trường hợp thậm chí gia hạn lâu hơn một năm. Thực tế không thể đoán trước đó thực sự đã ảnh hưởng rất lớn đến các binh sĩ và gia đình họ, đồng thời là nhân tố góp phần đáng kể gây căng thẳng cho lực lượng”.
Nga càng tấn công, hệ thống phòng không Ukraine càng vững?
Giới phân tích nhận định việc Nga càng đẩy mạnh không kích đang khiến các lực lượng phòng không của Ukraine ngày càng thêm vững vàng.
Với sự hỗ trợ của vũ khí phương Tây và kinh nghiệm thực chiến ngày càng tăng, lực lượng phòng không của Ukraine đã bắt đầu đạt được những bước tiến lớn, đồng thời ngăn Nga đạt được ưu thế trên không. Theo hãng tin AP, đây là một bước quan trọng trong bối cảnh cuộc phản công tiềm năng của Kyiv đang đến gần.
Kinh nghiệm thực chiến của Ukraine
Chuyên gia Ian Williams, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ), nhận định hệ thống phòng thủ được củng cố từng bước của Ukraine đã ngăn chặn máy bay Nga tiến sâu vào phía sau tiền tuyến và "đã định hình rất nhiều về diễn biến của cuộc chiến".
Hệ thống tên lửa đất đối không HAWK. Ảnh REUTERS
Báo cáo của lực lượng không quân Ukraine do AP trích dẫn trùng khớp với nhận định của ông Williams. Theo đó, kể từ ngày 28.4, Nga đã phóng tổng cộng 67 tên lửa và 114 máy bay không người lái vào Ukraine. Tuy nhiên, chỉ có 7 tên lửa và 11 máy bay không người lái vượt qua được hệ thống phòng không, và không có chiếc nào đánh trúng thủ đô Kyiv.
Đây được cho là một tiến bộ lớn mà quân đội Ukraine đạt được kể từ những ngày đầu của cuộc chiến, sau nhiều lần các đợt tên lửa và máy bay Nga vượt qua các tuyến phòng thủ và gây tổn thất nặng nề cho lực lượng không quân Kyiv.
Tuần trước, các đơn vị của Kyiv cũng báo cáo rằng họ đã bắn hạ tên lửa bội siêu thanh tiên tiến nhất của Nga, loại vũ khí trước đây được Ukraine coi là không thể cản phá. Một khẩu đội Patriot do Mỹ sản xuất mới mua được cho là đã góp phần vào chiến tích này. Mặc dù Nga chưa xác nhận thông tin, kết quả trên được cho là đã đúc kết từ những kinh nghiệm thu được từ giai đoạn trước đó của xung đột.
Vũ khí phương Tây
Một yếu tố khác giúp lực lượng không quân Ukraine ngày một hoàn thiện hơn chính là vũ khí từ Mỹ và các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo tạp chí Forbes.
Theo AP, trước khi nhận được các hệ thống tên lửa phòng không từ phương Tây, 2 hệ thống chính được Ukraine sử dụng là hệ thống tầm xa S300 và tầm trung Buk thời Liên Xô.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ. Ảnh REUTERS
Tuy nhiên, bước ngoặt với hệ thống phòng không Ukraine được cho là xuất hiện vào tháng 10 và 11.2022. Khi đó, các vũ khí thời Liên Xô dần được Ukraine sử dụng kết hợp với các hệ thống mới từ các đồng minh phương Tây, bao gồm tên lửa tầm trung IRIS-T từ Đức và NASAMS (Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến Na Uy) do Mỹ và Na Uy chế tạo.
Theo AP, sau khi nhận được các hệ thống nói trên, trong tháng 12.2022, Ukraine báo cáo đã đánh chặn khoảng 80% tên lửa hành trình của Nga.
Thực hư vụ Ukraine bắn rơi tên lửa bội siêu thanh Nga bằng Patriot
Ngoài ra, trong bối cảnh Nga tăng cường không kích, các lực lượng của Kyiv cũng nhận được các hệ thống phòng không SAMP/T từ châu Âu và tên lửa HAWK do Mỹ chế tạo. Đến tháng 4, Ukraine được viện trợ thêm 2 khẩu đội Patriot từ Mỹ. Cho đến nay, Kyiv vẫn tiếp tục thành công trong việc thuyết phục các đồng minh cung cấp thêm vũ khí phòng không. Mỹ hôm 8.5 đã công bố thêm 1,2 tỉ USD viện trợ quân sự dài hạn, bao gồm các hệ thống HAWK mới, máy bay không người lái và đạn phòng không.
Hiện các đội phòng không Ukraine được thiết lập với các phạm vi chồng chéo, kết hợp các tuyến phòng thủ ở phạm vi từ gần đến xa. Lý do là vì một lớp phòng không duy nhất sẽ không đủ để ngăn chặn tất cả cuộc không kích. "Bạn càng có nhiều lớp [phòng không], bạn càng có nhiều cơ hội", theo ông Douglas Barrie, chuyên gia hàng không vũ trụ quốc phòng tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Anh).
Tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine với kế hoạch phòng thủ tên lửa quanh Moskva của Nga Điện Kremlin có thể tính toán rằng họ cần phải sẵn sàng cho một cuộc đụng độ sắp tới với quân đội Ukraine đang hiện đại hóa, được trang bị vũ khí và đạn dược của phương Tây, càng sớm càng tốt. Ấn Độ thông báo rằng Nga đã trì hoãn việc cung cấp các hệ thống S-400. Ảnh: MNA Theo Tiến sĩ...