Lực lượng ‘hung thần’ phục vụ dã tâm của Trung Quốc trên biển
Mang danh là lực lượng chấp pháp, nhưng thực tế hải cảnh Trung Quốc đang khiến thế giới lo ngại bởi những hành vi vô pháp, ngang ngược trong khi được trang bị nhiều tàu vũ trang cỡ lớn.
Tàu Hải cảnh 3901 của Trung Quốc trong lần xâm phạm chủ quyền VN vào năm 2019 Ảnh: Ngư dân cung cấp
Hôm qua (4.4), truyền thông quốc tế tiếp tục thông tin việc Việt Nam lên án tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá, và yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường.
Sẽ còn nhiều hành vi hung hăng
Cùng ngày, trả lời Thanh Niên, TS James R.Holmes (Đại học Hải chiến Mỹ) nói: “Có lẽ, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động “vùng xám” trong giai đoạn này. Bởi lâu nay, ASEAN vẫn chưa có những phản ứng hiệu quả và hiện tại thì các nước trong khối đang tập trung chống dịch, và Mỹ cũng rơi vào tình cảnh tương tự”.
“Trong thời gian tới, các lực lượng của Trung Quốc như hải cảnh, tàu dân quân, các tàu thăm dò sẽ còn có nhiều hành vi hung hăng hơn”, TS Holmes nhận định.
Trong thời gian tới, các lực lượng của Trung Quốc như hải cảnh, tàu dân quân, các tàu thăm dò sẽ còn có nhiều hành vi hung hăng hơn TS James R.Holmes
Thực tế, lực lượng hải cảnh Trung Quốc (CCG) thời gian qua đã khiến nhiều nước trong khu vực lo ngại. Trong sự kiện căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc vào những ngày cuối năm 2019 và đầu năm 2020 tại khu vực phía nam Biển Đông, chính CCG đã hiện diện và có nhiều dấu hiệu “manh động” khiến Indonesia phải điều động tàu chiến cùng máy bay ra hiện trường. Cụ thể thời điểm trên, phía Trung Quốc sử dụng nhiều tàu cá và kèm theo là 3 tàu hải cảnh.
Tháng 3.2019, khi phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Philip Davidson khẳng định các tàu CCG “thường xuyên quấy nhiễu và đe dọa tàu cá Philippines hoạt động gần bãi cạn Scarborough cũng như đội tàu cá của những nước khác trong khu vực”.
Video đang HOT
Lực lượng vũ trang “núp bóng” dân sự
Từ năm 2013, CCG được thống nhất dựa trên sự sáp nhập các lực lượng hải giám (CMS), hải cảnh (cảnh sát biển của Cục Quản lý biên phòng – BCD), ngư chính (Cơ quan Đảm bảo thực thi pháp luật ngư nghiệp – FLEC), Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương Trung Quốc (GAC).
Mỹ tập trận, trực thăng phóng tên lửa trên Biển Đông
Ảnh: PACOM
Hôm qua 4.4, tài khoản mạng xã hội Twitter của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thuộc quân đội Mỹ đăng tải hình ảnh tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, nhưng không thông báo chính xác thời điểm diễn ra cuộc tập trận.
Qua hình ảnh được công bố thì có cả nội dung máy bay trực thăng chiến đấu đa nhiệm AH-1Z Viper, thuộc lực lượng viễn chinh của thủy quân lục chiến Mỹ, phóng tên lửa AIM-9 Sidewinder (ảnh). Đây là loại tên lửa đối không tầm ngắn được sử dụng khá phổ biến trong quân đội Mỹ, với tầm bắn khoảng 35 km, tốc độ nhanh gấp 2,5 lần vận tốc âm thanh.
Trước khi sáp nhập, Cục Ngư chính đã có trên 140 tàu với 10 tàu hơn 1.000 tấn, hải giám có trên 280 tàu với 27 tàu trên 1.000 tấn. Theo một báo cáo hồi đầu năm từ Đại học Hải chiến Mỹ, CCG đang vận hành không dưới 80 tàu trên 1.000 tấn, trong đó có gần 30 tàu trên 4.000 tấn. Phần lớn tàu đều được vũ trang.
Điển hình như tàu Haijing 37111 hay Haijing 35111 thuộc cùng loại tàu có chiều dài 102,4 m, độ choán nước 2.300 tấn và tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ (khoảng 37 km/giờ). Lớp tàu này trang bị pháo 76 mm cùng 2 pháo 30 mm.
Với tàu trên dưới 2.500 tấn của CCG thì từ 5 năm trước đã mang được 2 trực thăng chiến đấu đa nhiệm Z-9.
Từ năm 2016, Bắc Kinh đã triển khai tàu Hải cảnh 3901 có độ choán nước lên đến 12.000 tấn, tương đương với độ choán nước của nhiều tàu khu trục cỡ lớn. Chiếc tàu này cùng lớp với tàu Hải cảnh 2901 được biên chế trước đó.
Không chỉ có độ choán nước lớn, tàu 3901 còn được vũ trang pháo 76 mm ở phía trước cùng một số khẩu pháo khác. Lớp tàu này còn có nhà chứa và bãi đáp máy bay trực thăng mà khả năng là dùng để mang theo trực thăng chiến đấu đa nhiệm.
Năm 2019, tàu Hải cảnh 3901 là một trong những tàu liên tục xuất hiện để hộ tống tàu khảo sát Hải dương 08 tiến hành các hành vi xâm phạm chủ quyền và thềm lục địa Việt Nam.
Chiêu trò của Bắc Kinh
Hải cảnh cùng với tàu dân quân về bản chất là lực lượng “quân sự” bán chính thức mà Trung Quốc điều động tiến hành hoạt động để củng cố cái mà Bắc Kinh gọi là “chủ quyền” trên biển. Từng nhận định với Thanh Niên, TS Holmes cho rằng tuy sử dụng các lực lượng này ra tuyến đầu, nhưng Trung Quốc còn có thêm quân đội phía sau. Nếu các nước khác dùng tàu quân sự phản ứng lại các tàu của CCG thì Trung Quốc sẽ lấy cớ để đưa hải quân vào cuộc.
TS Holmes đánh giá: “Trung Quốc sử dụng các lực lượng núp bóng “dân sự” như hải cảnh tự xưng là lực lượng chấp pháp trên Biển Đông. Giữa vùng biển tranh chấp, lực lượng này đơn phương áp đặt luật lệ để Trung Quốc kiểm soát vùng biển dưới cái mác là quyền lực hợp pháp”.
Đó chính là chiêu trò mà Bắc Kinh theo đuổi trong dã tâm kiểm soát toàn bộ Biển Đông.
Ngô Minh Trí
Xác minh thông tin Trung Quốc điều tàu hải cảnh vào thềm lục địa Việt Nam
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam sẽ xác minh thông tin Trung Quốc điều tàu hải cảnh vào thềm lục địa Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận về sự hiện diện của tàu Trung Quốc ở thềm lục địa Việt Nam hôm 29/11, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam sẽ phải xác minh thông tin này.
Tuy nhiên, bà Hằng khẳng định các lực lượng chức năng Việt Nam luôn giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trên vùng biển Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.
"Mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Công ước về Luật biển 1982 và các quy định liên quan của Việt Nam", người phát ngôn nhấn mạnh.
Tàu hải cảnh Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Liên quan tới thông tin Trung Quốc triển khai khinh khí cầu do thám ở đá Vành Khăn, bà Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.
" Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế và có những đóng góp trách nhiệm trong việc xây dựng, duy trì an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông", người phát ngôn cho hay.
Công ty ImageSat International (ISI) của Israel hôm 24/11 đăng trên tài khoản Twitter hình ảnh vệ tinh chụp ngày 18/11 cho thấy nhiều khả năng Trung Quốc triển khai khinh khí cầu trên Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tờ SCMP bình luận hình ảnh vệ tinh này là bằng chứng đầu tiên cho thấy Trung Quốc triển khai khinh khí cầu cho mục đích do thám trong khu vực.
Trung Quốc bắt đầu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm dùng khí cầu kể từ năm 2017. Các khí cầu lớn gắn radar mảng pha có thể phát hiện máy bay bay thấp đang đến gần.
SONG HY
Theo vtc.vn
Hải cảnh Trung Quốc đăng video tuần tra ngoài khơi Hong Kong Hải cảnh Trung Quốc công bố video tuần tra vùng biển giữa Hong Kong và tỉnh Quảng Đông giữa lúc bất ổn ở Hong Kong và trước lễ kỷ niệm 20 năm bàn giao Macau. Lực lượng chức trách đã bắt giữ hàng trăm nghi phạm trong chiến dịch gần đây, bao gồm 190 vụ vượt biên bất hợp pháp và 379 vụ...