Lực lượng Hải quan được truy đuổi tàu nước ngoài trên biển?
Chính phủ đề xuất bổ sung thẩm quyền truy đuổi trên biển cho lực lượng Hải quan. Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn can gián, Luật Biển không có quy định cho lực lượng hải quan truy đuổi tàu nước ngoài, không nên quy định vì như vậy thẩm quyền quá lớn.
Phiên thảo luận về dự thảo luật Hải quan sửa đổiang quyền truy đuổi của hải quan.
Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày nêu rõ, Luật Hải quan hiện hành chưa cho phép cơ quan hải quan thực hiện việc truy đuổi, bắt giữ hàng hoá buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới di chuyển từ trong địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn. Vì thế khi đối tượng chạy ra ngoài địa bàn, cơ quan hải quan phải phối hợp với cơ quan chức năng, nhiều trường hợp dẫn đến mất cơ hội đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Chính phủ đề nghị bổ sung quyền được trang bị vũ khí, quyền được truy đuổi trên biển cho lực lượng Hải quan.
Nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan trong phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, dự thảo luật đã bổ sung quy định thẩm quyền của lực lượng kiểm soát hải quan được truy đuổi liên tục trong trường hợp có căn cứ xác định hàng hoá, phương tiện vận tải là hàng hóa, phương tiện vận tải buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
Đồng thời, lực lượng hải quan cũng được áp dụng các biện pháp trinh sát, tuần tra và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để phòng, chống buôn lậu.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất bổ sung quy định về thẩm quyền của lực lượng hải quan khi truy đuổi trên biển. Cụ thể, hải đội trưởng hải đội kiểm soát trên biển được dừng, truy đuổi phương tiện vận tải.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị sửa Pháp lệnh quản lý vũ khí và vật liệu nổ để cho phép hải quan được sử dụng quyền được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ. Ông Sơn cũng yêu cầu làm rõ mức độ của việc truy đuổi, vì nếu không khéo, dẫn đến chồng chéo với nhiệm vụ, chức năng của các lực lượng khác. Ông Sơn cảnh báo khó lượng được “định mức” quy định cho hoạt động truy đuổi trên biển vì nếu không quyết liệt thì không ngăn chặn được còn làm quá thì có thể gây tai nạn.
Video đang HOT
Ông Sơn phân tích thêm điểm vướng là Luật Biển không có quy định cho lực lượng hải quan truy đuổi tàu nước ngoài. Thực tế, trong vùng tiếp giáp lãnh hải cũng chưa có phương tiện truy đuổi mà chỉ áp dụng trong khu vực từ lãnh hải trở vào.
“Không nên quy định hải đội trưởng có quyền truy đuổi tàu nước ngoài, thẩm quyền như vậy là quá lớn” – Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh: “Thực tế, lực lượng hải quan khó làm được việc truy đuổi trên biển”.
Chủ nhiệm UB Quốc phòng Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cũng đề nghị tính kỹ hơn về tính khả thi của quy định như lường trước tình huống nào thì truy đuổi, khi truy đuổi thì lực lượng nào chủ trì, lực lượng nào phối hợp? Ông Khoa cho rằng, việc hải quan truy đuổi trên biển không khả thi khi các luật liên quan về biển cũng không quy định về quyền truy đuổi ra ngoài lãnh hải. Và thực tế lực lượng hải quan cũng không làm được việc này.
Bộ trưởng Tài chính “đính chính”, hải quan chỉ làm nhiệm vụ ở địa bàn hải quan. Còn ra ngoài địa bàn thì phối hợp với các lực lượng chức năng.
Một vấn đề khác gây chú ý trong dự thảo luật là quan điểm xây dựng sao để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan. Cơ quan soạn đề xuất quy định rõ thời hạn công chức hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan chậm nhất 2 giờ làm việc; giảm thời gian kiểm tra thực tế hàng hoá xuống 8 giờ; trường hợp cần thiết phải gia hạn thì thời gian gia hạn tối đa không quá 2 ngày làm việc.
Đồng thời để giảm bớt giấy tờ phải nộp không cần thiết cho cá nhân, tổ chức, dự thảo Luật đã đưa ra quy định chung theo hướng hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có. Đối với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan thì tùy trường hợp cụ thể phải nộp, xuất trình các chứng từ này.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, từ 2009 đến nay, ngành Hải quan đã hoàn thành việc rà soát, hệ thống hoá và công khai 239 thủ tục, sau đó tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ, hợp nhất, đến nay còn 179 thủ tục hành chính, ước giảm chi phí tuân thủ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Thời gian qua, cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan gắn liền với áp dụng phương thức quản lý hải quan hiện đại đã giúp tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm (kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 đạt 157 tỷ USD tăng 23,6%, 2011 đạt 203,1 tỷ USD tăng 29,7%, 2012 đạt 228,3 tỷ USD tăng 12,1% so với năm trước).
P.Thảo
Theo Dantri
Nâng cao sức chiến đấu cho lực lượng Cảnh sát cơ động
Ngày 12-8, phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc tại Hà Nội. Trong ngày làm việc đầu tiên, UBTVQH đã cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Cảnh sát cơ động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
Cảnh sát cơ động là lực lượng quan trọng trên mặt trận phòng ngừa trấn áp tội phạm,
giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu nhấn mạnh, trong những năm qua, lực lượng Cảnh sát cơ động đã thực hiện tốt nhiệm vụ vũ trang, chiến đấu, giải quyết có hiệu quả nhiều vụ việc phức tạp như gây rối an ninh, trật tự, bạo loạn; tham gia phòng, chống khủng bố, tấn công, trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự tại các địa bàn chiến lược, trọng điểm, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đem lại sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân, phục vụ yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, hiện nay tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát cơ động mới chỉ được quy định trong Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an, mà chưa có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao quy định đầy đủ, toàn diện về xây dựng, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của lực lượng này. Do vậy, việc ban hành Pháp lệnh Cảnh sát cơ động theo Nghị quyết số 07/2011/QH13 của Quốc hội là yêu cầu cấp thiết. Theo tờ trình, dự thảo Pháp lệnh Cảnh sát cơ động bao gồm 5 chương, 26 điều, quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và chế độ, chính sách... đối với Cảnh sát cơ động.
Thảo luận về dự thảo Pháp lệnh, đa số ý kiến trong UBTVQH đều thống nhất với sự cần thiết xây dựng Pháp lệnh Cảnh sát cơ động. Nhiều ý kiến đồng tình quan điểm cho phép lực lượng Cảnh sát cơ động được trang bị, quản lý, sử dụng tàu bay, tàu thủy, các phương tiện bay, phương tiện thủy khác để phục vụ nhiệm vụ.
Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói: "Tôi ủng hộ trang bị máy bay trực thăng cho Cảnh sát cơ động. Điều quan trọng là phải tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả, hợp lý."
Góp ý vào dự thảo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ hơn nữa tính chất quan trọng, vai trò, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động. Ông nhất trí rằng, trong tình hình mới, lực lượng này phải được nâng cao trình độ, năng lực và sức chiến đấu. Do đó, việc tăng cường chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn là cần thiết. Song, ông cũng lưu ý, dự thảo phải đảm bảo sự phù hợp và tính thống nhất với hệ thống quy định pháp luật có liên quan. Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu, ghi nhận ý kiến của các Ủy viên UBTVQH, để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, trình UBVTQH xem xét, thông qua theo đúng kế hoạch.
Chiều 12-8, UBVTQH đã nghe Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Quan tâm tới chế tài để bảo đảm luật đi vào cuộc sống, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cho biết, hiện nay, vi phạm rất nhiều song ít thấy ai chịu trách nhiệm: "Ở miền Tây Nam bộ, nhà lấn tuyến, tàu bè chạy loạn mà chẳng mấy ai có áo phao... Có khi thuyền mất lái đã ủi cả dãy nhà trên sông. Trong vụ tai nạn chìm tàu nghiêm trọng vừa xảy ra tại Cần Giờ (TP.HCM), tàu chỉ được chở 15 người, nhưng chở tới 30 người, mà cũng không đủ áo phao. Đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, còn ngồi thuyền nhất định phải có áo phao. Tàu, thuyền nào sai phải phạt thật nghiêm. Luật cần quy định rõ ràng hơn, chế tài quyết liệt hơn để xử lý thật cương quyết...".
Cũng dẫn ra vụ chìm tàu ở Cần Giờ, một số ý kiến Ủy viên UBTVQH yêu cầu bổ sung đầy đủ hơn quy định về cứu nạn, cứu hộ trong dự luật. Đặc biệt, cần làm rõ cơ chế pháp lý chặt chẽ để quy trách nhiệm khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra trong thực tế. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình: "Cần quy định rõ trách nhiệm các cơ quan liên quan cũng trách nhiệm của người thấy, biết tai nạn xảy ra nhưng không cứu và không báo cho cơ quan chức năng".
Chất vấn 2 Bộ trưởng
Sáng 12-8, phát biểu khai mạc phiên họp thứ 20 của UBTVQH, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, UBTVQH đã nhất trí chọn hai vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Bộ Tài nguyên và Môi trường để trả lời chất vấn trực tiếp tại cuối phiên họp này.
Dự kiến, nội dung chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường sẽ tập trung tình hình thực thi các văn bản pháp luật từ năm 2010 đến nay. Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang sẽ trả lời chất vấn về việc thực thi pháp luật liên quan đất đai, trong đó có việc phối hợp Thanh tra Chính phủ giải quyết trên 528 vụ việc khiếu kiện tồn đọng kéo dài. Theo nghị trình, nội dung chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tư pháp sẽ diễn ra vào ngày 21-8.
Thành Nam
Theo ANTD
Tư lệnh cảnh sát cơ động không được ra lệnh nổ súng Chỉ giao Bộ trưởng, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an được quyền ra lệnh nổ súng. Tư lệnh cảnh sát cơ động, giám đôc công an tỉnh không có quyền hạn này... Nội dung này được nhấn mạnh khi UB Thường vụ Quốc hội bàn về Pháp lệnh Cảnh sát cơ động ngày 12/8. Tờ trình của Bộ Công an nêu vấn...