Lực lượng CSND – CAQ Ba Đình: Ghi đậm những dấu son
Quận Ba Đình – mảnh đất lịch sử của Hà Nội đã ghi dấu những mốc son của lực lượng CAND nói chung và lực lượng Cảnh sát nhân dân (CSND) Việt Nam nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đóng góp xứng đáng vào truyền thống của lực lượng CSND Việt Nam có những chiến công vẻ vang của lực lượng CSND Công an quận Ba Đình…
Khám phá nhiều vụ ma túy
Vượt qua khó khăn thử thách
Đại tá Nguyễn Xuân Đình, Trưởng CAQ Ba Đình cho biết, ngay từ những ngày đầu cuộc khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám thành công ở Hà Nội, lực lượng CAQ Ba Đình nói chung và lực lượng CSND Công an quận nói riêng đã tỏ rõ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, góp phần bảo vệ Nhà nước non trẻ mới được thành lập trước sự chống phá điên cuồng của thù trong, giặc ngoài. Sau ngày miền Bắc được giải phóng, Công an quận 3 (tiền thân của Công an quận Ba Đình ngày nay) được thành lập đã nhanh chóng tiếp quản công việc giữ gìn ANTT trên các lĩnh vực đấu tranh truy quét bọn Việt gian, phản động; phục vụ cải cách ruộng đất, đổi tiền đông dương, chống lại âm mưu cưỡng bức di cư; kê khai đăng ký quản lý nhân, hộ khẩu. Ở thời điểm này, luôn theo sát mỗi CBCS công an quận không chỉ là sự hiểm nguy trong đấu tranh chống tội phạm; còn là sự lôi kéo, mua chuộc của giai cấp tư sản chưa chịu cải tạo. Song, các lực lượng CAQ, đặc biệt là lực lượng CSND đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, giữ vững và ổn định ANTT địa bàn.
Khi Thủ đô Hà Nội bước vào thời kỳ đổi mới (từ năm 1958 đến 1964), Công an khu phố Ba Đình được thành lập, mới đầu chỉ có 30 CBCS biên chế ở 4 đội Cảnh sát khu vực và một số đội nghiệp vụ. Qua 7 năm chiến đấu, xây dựng, Công an khu phố Ba Đình trong đó có lực lượng CSND đã không ngừng trưởng thành, khẳng định vai trò nòng cốt trong công tác giữ gìn ANTT ở địa bàn trung tâm Thủ đô. Trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hơn 100 CBCS ưu tú của lực lượng CSND cùng với các lực lượng trong Công an khu phố Ba Đình đã lên đường chi viện cho chiến trường Miền Nam cũng như các chiến trường khác. Nhiều CBCS đã hy sinh anh dũng trên chiến trường vì sự trường tồn của dân tộc. Thi đua với tiền tuyến, CBCS ở hậu phương đã lập những chiến công xuất sắc.
Video đang HOT
Không ngừng lớn mạnh
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1975), trước yêu cầu ngày càng cao của công tác đảm bảo ANTT trong thời kỳ mới, cùng với chức năng tham mưu cho chính quyền các cấp và các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế; làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm, phòng chống cháy nổ, CAQ Ba Đình đã năng động đổi mới toàn diện các lĩnh vực công tác nghiệp vụ cơ bản; trong đó lực lượng CSND công an quận đã chủ động xây dựng và triển khai đồng bộ nhiều chương trình, kế hoạch công tác; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác đấu tranh mạnh mẽ với các loại tội phạm hình sự và TNXH. Nhờ đó trong những năm qua, lực lượng CSND Công an quận đã phát hiện hơn 18.000 vụ phạm pháp hình sự; điều tra khám phá hơn 14.000 vụ, đạt tỉ lệ 77%. Riêng trọng án khám phá 95%, trọng án nghiêm trọng khám phá 100%; triệt phá hơn 2.000 ổ nhóm lưu manh và tệ nạn xã hội.
Trên mặt trận đấu tranh chống tội phạm kinh tế và ma túy, lực lượng CSND công an quận cũng đã điều tra khám phá hàng trăm vụ án kinh tế lớn, nhỏ thu cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng; triệt phá nhiều đường dây ma túy lớn hoạt động xuyên quốc gia, xóa hàng chục tụ điểm phức tạp, làm ổn định tình hình một số địa bàn trọng điểm.
Song song với kết quả đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm và TNXH, lực lượng CSND Công an quận Ba Đình luôn chú trọng thực hiện các biện pháp cải cách hành chính để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt của lực lượng CSND Công an quận Ba Đình xuất hiện trong thời kỳ đổi mới đã được các cấp tuyên dương, khen thưởng; trong đó Nhà nước đã tặng 10 Huân chương chiến công các hạng; hàng trăm Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và UBND Thành phố, hàng nghìn giấy khen của Giám đốc CATP, Chủ tịch UBND quận Ba Đình. Đặc biệt, Đội Điều tra hình sự và CAQ Ba Đình đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”… Đó là những mốc son chói lọi đánh dấu sự lớn mạnh của lực lượng CSND Công an quận Ba Đình qua nửa thế kỷ chiến đấu, xây dựng và trưởng thành…
Theo ANTD
Vụ đào mộ, chôn đầu chó: "Đã đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm"
Đó là ý kiến của LS. Chu Mạnh Cường về vụ chôn đầu chó xuống mộ mẹ liệt sỹ ở Văn Giang (Hưng Yên).
Trước quan điểm của Trung tá Nguyễn Hồng Quân - Phó trưởng Công an huyện Văn Giang, Hưng Yên cho rằng, không có đủ căn cứ để truy tố đối tượng Đỗ Văn Huấn về hành vi chôn đầu chó xuống mộ mẹ liệt sỹ, phóng viên Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với luật sư (LS) Chu Mạnh Cường (Trưởng văn phòng luật sư Danh Chính, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).
LS. Cường cho biết, trong thời gian gần đây, số vụ án về tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, các vụ án chỉ tập trung vào các hành vi như đào mộ để lấy của cải, đập phá mồ mả vì thù hằn, đổ đất gây mất mộ của nhiều người...
LS. Chu Mạnh Cường - Trưởng văn phòng luật sư Danh Chính, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
"Hành vi của đối tượng Đỗ Văn Huấn trong vụ việc này khá đặc biệt - đào mộ để yểm bùa. Chưa cần biết hậu quả của việc yểm bùa thế nào nhưng nó sẽ gây hoang mang, bất bình sâu rộng trong nhân dân, bởi vì người dân Việt Nam có truyền thống tôn kính đối với người đã khuất.Người dân sẽ rất hoang mang bởi nếu cứ tái diễn tình trạng này, không biết một ngày nào đó mộ người thân của mình cũng sẽ bị yểm bùa mà việc quản lý, theo dõi mộ không phải gia đình nào cũng có thể làm được thường xuyên. Tôi cũng theo dõi nhiều vụ án về xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt nhưng chưa có vụ nào thế này", LS Cường bày tỏ.
LS. Cường nói: "Tại điều 246 Bộ luật hình sự quy định về tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, xét về yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật: Về mặt hành vi khách quan của người phạm tội, trong cuốn Bình luận Khoa học Bộ luật hình sự của nguyên Chánh tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao có viết:
"Đào, phá mồ mả là hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả, làm cho mồ mả không còn nguyên vẹn như trước. Hành vi đào, phá mồ mả được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau và với những động cơ, mục đích khác nhau như: để lấy những đồ vật quý hiếm mà thân nhân người quá cố cho vào quan tài chôn cùng với người quá cố; để trả thù thân nhân người quá cố; để che giấu hành vi phạm tội,...
Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội như: đào mộ để bắt chuột, bắt rắn, đập phá một vài hoa tiết trang trí trên mộ ...".
LS. Cường phân tích tiếp, về mặt khách thể, tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt xâm phạm đến trật tự, an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người đã chết và thông qua đó đã xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Chủ thể của tội này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đạt đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội này. Người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là do cố ý.
"Xét vụ việc xảy ra tại Văn Giang, chúng ta thấy rằng đối tượng đã cố ý thực hiện hành vi đào mộ để chôn đầu chó cùng bùa chú với động cơ, mục đích không thiện chí. Căn cứ quy định của pháp luật, thì hành vi này đã có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt được quy định tại điều 246 Bộ luật hình sự", LS. Cường nhận định.
Cũng theo LS. Cường, Công an huyện Văn Giang nói chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự vì hậu quả vụ việc gây ra chưa lớn là chưa thỏa đáng: "Mặc dù điều 8 khoản 4 Bộ luật hình sự quy định: "Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác".
Tuy nhiên, trong vụ việc cụ thể này, đối tượng đã cố tình thực hiện hành vi Xâm phạm mồ mả mẹ liệt sĩ, với mục đích yểm bùa, gây sự bất bình, hoang mang trong dư luận, xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc nên không thể nói là không gây ra hậu quả xấu.
Thêm nữa, về mặt pháp luật, tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội có cấu thành hình thức, có nghĩa là không bắt buộc phải gây ra hậu quả thì mới có thể xử lý về hình sự. Chỉ cần có hành vi vi phạm là đã có thể xử lý hình sự"...
Theo GDVN
Thân nhân mẹ liệt sĩ gửi đơn đề nghị điều tra lại vụ chôn đầu chó Mới đây, gia đình bà Trần Thị Phấn đã gửi đơn kiến nghị tới Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở Công an tỉnh Hưng Yên. Trong đơn, bà đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Hưng Yên xem xét, điều tra lại vụ chôn đầu chó, yểm bùa dưới mộ cụ NguyễnThị Trác ngày 17/4/2012 vừa qua. Liên quan tới vụ...