Lực lượng chức năng sẽ mua giúp 100% nhu yếu phẩm, mang đến từng hộ dân TP.HCM
Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo TP.HCM cho biết trong 2 tuần tới, 100% nhu yếu phẩm sẽ được lực lượng chức năng đảm nhiệm và tiếp cận đến từng người dân.
Các chiến sĩ Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an phía Nam đang sắp xếp nhu yếu phẩm để mang đi hỗ trợ bà con – Ảnh: MINH HÒA
Chiều 20-8, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ họp trực tuyến với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Tại cuộc họp, lãnh đạo TP.HCM đã đặt ra 4 vấn đề lớn thực hiện trong thời gian tới là giãn cách, an sinh xã hội, xét nghiệm và điều trị.
Bộ đội đi chợ giúp dân, tính toán lực lượng được ra đường
100% nhu yếu phẩm sẽ do lực lượng chức năng đảm nhiệm và tiếp cận đến từng hộ dân.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho biết, từ ngày 23-8, người dân TP.HCM bảo đảm việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”. TP dự kiến các mặt hàng thiết yếu theo giá trị dinh dưỡng, từ đó tính cụ thể, chi tiết số lượng hàng hóa (gạo, đường, nước mắm, dầu ăn…) mỗi ngày.
Bên cạnh đó, TP đang chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với 24 quận, huyện, TP Thủ Đức triển khai xuống phường/xã để thống kê số lượng cửa hàng tiện lợi, tiện ích cũng như khảo sát nhu cầu của người dân, từ đó siết chặt hơn một bước, không để người dân tự đi chợ, mà tổ chức “cung ứng” theo 2 hình thức (người dân tự trả tiền và được hỗ trợ miễn phí).
Tại cuộc họp, đại diện Bộ Quốc phòng cho biết quân đội sẽ tăng cường kiểm soát việc thực hiện giãn cách xã hội, lực lượng bộ đội sẽ đi chợ mua nhu yếu phẩm giúp cho các hộ gia đình.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý trong thời gian tới, các lực lượng được tăng cường và các đơn vị phòng chống dịch của TP phải hiệp đồng tác chiến lo cho người dân.
Ba ngành là công an, quốc phòng, y tế phải bàn bạc thật kỹ để thống nhất phương án hành động; tạo điều kiện thuận lợi, tất cả phải ưu tiên đảm bảo an sinh, an toàn cho người dân.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, TP cũng cần một số lượng đối tượng cần thiết phải ra đường. Lực lượng chức năng cần quản lý chặt chẽ nhóm đối tượng này; ưu tiên xét nghiệm thường xuyên cho đối tượng này.
Trước đó, tại họp báo sáng 20-8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM cho biết dù áp dụng nhiều biện pháp mạnh trong thời gian giãn cách toàn TP theo chỉ thị 16 nhưng số ca nhiễm mới vẫn tăng cao, theo thống kê của cơ quan y tế. Điều đáng nói, số ca nhiễm mới trong cộng đồng (không tính khu cách ly, phong tỏa) có xu hướng tăng cao những ngày qua.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nghị quyết 86 của Chính phủ, chỉ thị 12 của Ban thường vụ Thành ủy và kế hoạch 2715 của UBND TP, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp. Với phương châm: mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch.
5 nhóm giải pháp
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu hạn chế thiệt hại, ảnh hưởng đến người dân nói riêng, công tác an sinh xã hội nói chung. Các hành động vào cuộc phải tương xứng với biện pháp, mục tiêu đã đề ra.
Toàn hệ thống chính trị của TP sẽ tập trung chống dịch với sự hỗ trợ của lực lượng quân đội, công an, các bộ, ngành trung ương, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội để chống dịch hiệu quả.
Cùng với chống dịch, ông Nguyễn Văn Nên lưu ý việc an dân qua chăm sóc y tế, bảo đảm cung ứng hàng hóa, thực phẩm đến tận nhà cho từng người dân, đặc biệt phải hỗ trợ đầy đủ, “không bỏ sót bất cứ ai”, nhất là người khó khăn, không có điều kiện.
TP.HCM đưa ra 5 nhóm giải pháp. Cụ thể, người dân TP đảm bảo việc thực hiện quy định giãn cách xã hội, ai ở đâu ở yên đó, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố ấp cách ly khu phố ấp, phường xã thị trấn cách ly phường xã thị trấn. Tập trung chăm lo cho bệnh nhân F0, điều trị người có triệu chứng chuyển nặng để hạn chế tỉ lệ tử vong.
Tiếp tục tiến hành lấy mẫu xét nghiệm người dân ở những khu vực “vùng đỏ” trên bản đồ COVID-19 TP. Tăng cường đẩy mạnh việc tiêm vắc xin cho người dân TP, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiếp tục chăm lo đầy đủ, hỗ trợ nhanh chóng kịp thời đến người dân có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trên địa bàn TP.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP đề nghị người dân bình tĩnh, yên tâm thực hiện 5K vắc xin thuốc uống; không thu gom hàng hóa thực phẩm, TP thực hiện các phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Ông Phan Nguyễn Như Khuê – trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP – cho biết thêm, 5 giải pháp được TP.HCM đưa ra là nâng cao, tập trung hơn, đẩy mạnh hơn để trong thời gian thực hiện các văn bản, chỉ thị của trung ương, TP tập trung hơn chống dịch.
Hiện nay các cơ quan hữu quan liên quan đang chuẩn bị phương án cụ thể và trước ngày 23-8 sẽ công bố cho người dân biết. Trong đó, sẽ công bố rõ việc áp dụng quy định nghiêm việc giãn cách, lực lượng, binh chủng nào sẽ được lưu thông. Việc vận chuyển, tiếp tế lương thực, thực phẩm đến các hộ dân; các trạm y tế lưu động nhằm tập trung chăm lo, điều trị cho F0. Thuốc điều trị, việc mở rộng xét nghiệm, tập trung tiêm vắc xin…
Người dân TP.HCM không tự đi chợ, lương thực được phát tận nhà
Trong 2 tuần tới đây, 100% nhu yếu phẩm cho người dân TP.HCM do lực lượng chức năng đảm nhiệm phân phối.
Thông tin này được đề cập trong cuộc họp chiều 20/8 của Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ về thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam với lãnh đạo TP.HCM.
Cuộc họp nhằm triển khai kết luận của Thủ tướng trong cách tổ chức, phối hợp giữa các lực lượng, nhằm thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, đồng thời đảm bảo an sinh, trật tự xã hội, nhất là việc người dân được tiếp cận dịch vụ y tế mọi lúc, mọi nơi.
Không để người dân tự ý đi chợ
Theo VTV, có 4 vấn đề lớn được đặt ra để thực hiện tốt giải pháp chống dịch gồm: Giãn cách, an sinh xã hội, xét nghiệm và điều trị.
Vấn đề được quan tâm nhất là cung ứng hàng hóa cho người dân, vì trong thời gian thực hịện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, người dân vẫn được ra đường để mua nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, trong 2 tuần tới đây, 100% nhu yếu phẩm cho người dân sẽ do lực lượng chức năng đảm nhiệm; lực lượng phòng, chống dịch phải tiếp cận tới từng người dân.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho biết từ ngày 23/8, người dân thành phố bảo đảm việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố/ấp cách ly khu phố/ấp, phường/xã/thị trấn cách ly phường/xã/thị trấn.
TP.HCM sẽ cấp nhu yếu phẩm tận nhà để người dân không phải ra ngoài đi chợ trong 2 tuần tới. Ảnh: UBMTTQVN TP.HCM cung cấp.
Thành phố dự kiến các mặt hàng thiết yếu theo giá trị dinh dưỡng, từ đó tính cụ thể, chi tiết số lượng hàng hóa (gạo, đường, nước mắm, dầu ăn...) mỗi ngày.
Cũng theo lãnh đạo TP.HCM, địa phương sẽ triển khai việc không phát phiếu đi chợ trong thời gian tới. Thành phố đang chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp các quận/huyện/thành phố Thủ Đức và triển khai xuống phường/xã để thống kê số lượng cửa hàng tiện lợi, tiện ích cũng như khảo sát nhu cầu của người dân; từ đó, siết chặt hơn một bước, không để người dân tự đi chợ mà tổ chức "cung ứng" theo 2 hình thức: Trả tiền và hỗ trợ miễn phí.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ Tư lệnh TP.HCM cho biết đã thành lập 310 đội công tác, với sự tham gia của Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... vừa làm công tác tuyên truyền, vận động, vừa chuyển gói an sinh, lương thực, thực phẩm đến tận từng nhà dân.
Để đảm bảo lương thực, thực phẩm cho gần 10 triệu người dân trong 15 ngày, thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tại TP.HCM đề nghị các bộ, ngành (trong đó có lực lượng bộ đội, công an, ngành công thương) hợp tác giải quyết vấn đề.
Thống nhất lực lượng tối cần thiết phải ra đường
Tại đầu cầu TP.HCM, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định quyết tâm thực hiện thật nghiêm các biện pháp, coi đây là "trận chiến cuối cùng và lớn nhất".
"Phải quyết tâm cao nhất trong trận chiến cuối cùng, vì sau trận này mà chưa thành công thì không biết sẽ nâng cấp thế nào, cực kỳ khó khăn", Bí thư TP.HCM chia sẻ.
Nhấn mạnh "chống dịch nhưng phải an dân", ông Nên yêu cầu các lực lượng hạn chế thiệt hại, ảnh hưởng đến người dân nói riêng, công tác an sinh xã hội nói chung. Ông khẳng định toàn hệ thống chính trị của thành phố sẽ tập trung chống dịch với sự hỗ trợ của lực lượng quân đội, công an, các bộ ngành Trung ương...
Bí thư TP.HCM yêu cầu thực hiện nghiêm giãn cách xã hội để chống dịch đi kèm với các giải pháp xét nghiệm, bóc tách F0, quản lý điều trị F0 tại nhà, tổ chức tiêm vaccine... hiệu quả.
Cùng với đó, ông lưu ý việc an dân qua chăm sóc y tế, bảo đảm cung ứng hàng hóa, thực phẩm đến tận nhà cho từng người dân, đặc biệt phải hỗ trợ đầy đủ, "không bỏ sót bất cứ ai", nhất là người khó khăn, không có điều kiện.
Bên cạnh việc tăng cường lực lượng của Trung ương, TP.HCM cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ để đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả. Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ, thành phố phải có sự thống nhất, quy định cụ thể lực lượng tối cần thiết phải ra đường khi thực hiện giãn cách xã hội.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 phải theo phương châm "rõ - nghiêm - chắc - hiệu quả". Trong thời gian tới, thành phố phải tiếp tục quán triệt phương châm này trong thực hiện giãn cách xã hội, chú ý đảm bảo vấn đề an sinh như ăn, ở, y tế... cho người dân.
Với việc tăng cường lực lượng quân đội, công an, y tế... hỗ trợ thành phố chống dịch, Phó thủ tướng yêu cầu các hoạt động phối hợp, hiệp đồng, tác chiến phải thống nhất cụ thể, chi tiết.
Đơn cử, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế cần thống nhất lực lượng tối cần thiết phải ra đường làm nhiệm vụ. Lực lượng này phải được tiêm vaccine phòng Covid-19, xét nghiệm thường xuyên, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm không mắc Covid-19 và không lây nhiễm cho người khác.
Đối với công tác xét nghiệm, tiêm vaccine phòng Covid-19, Phó thủ tướng nêu rõ không được để tập trung đông người, không để lây nhiễm chéo.
Vì sao đường phố TP HCM đông đúc? Theo Công an TP HCM, thời gian qua mỗi ngày gần một triệu lượt người ra đường; một số ngành nghề được hoạt động từ ngày 16/8 nên mật độ xe tăng khi thực hiện Chỉ thị 16. Chiều 17/8, dòng xe đông đúc dừng tại chốt kiểm soát giao lộ Nơ Trang Long - Lê Quang Định, quận Bình Thạnh, chờ kiểm...