Lực lượng cận vệ thiện chiến của thủ tướng Hun Sen
Đây là lực lượng trung thành nhất với nhà lãnh đạo Campuchia và được cho là trang bị “tận răng” để bảo vệ “vòng trong” cho Thủ tướng Hun Sen.
Hôm 4-9 vừa qua, lực lượng cận vệ của Thủ tướng Hun Sen đã kỷ niệm ngày thành lập với những cuộc phô diễn sức mạnh tại thành phố Takhmao, tỉnh Kandal – nơi lực lượng này đặt bản doanh. Đây là địa điểm cách thủ đô Phnom Penh 10km về phía nam.
Có một điều đáng chú ý là dường như giới truyền thông Campuchia cũng không rõ về quá trình hình thành của lực lượng này. Như hôm 5-9, tờ The Cambodia Daily đưa tin là kỷ niệm bảy năm thành lập trong khi tờ The Phnom Penh Post lại nói là 26 năm!
Lực lượng cảnh vệ bịt mặt diễu binh hôm 4-9 ở bản doanh tại thành phố Takhmao – Ảnh: AKP
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học New South Wales (Úc), cũng cho rằng Bộ Tư lệnh cảnh vệ của Thủ tướng Hun Sen được thành lập năm 2009 nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Thủ tướng cùng gia đình, các lãnh đạo, cơ quan chính phủ theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Bên cạnh đó, nó còn có nhiệm vụ huấn luyện, nghiên cứu và giữ gìn an ninh, phát triển xã hội, hậu cần, tài chính và công nghệ.
Theo GS Thayer, đơn vị này được tách ra từ Lữ đoàn bảo vệ 70 theo một quyết định của Thủ tướng Hun Sen vào tháng 9-2009 và trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia (RCAF).
Lực lượng cảnh vệ được tranh bị thiết giáp – Ảnh: AKP
Cũng có nguồn tin giải thích lực lượng cận vệ này được thành lập vào năm 1995 và được phiên vào tiểu đoàn 246 dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông Hun Sen. Đến tháng 9-2009 đơn vị này lại được tách ra thành một đơn vị độc lập.
Lữ đoàn 70 vẫn chịu trách nhiệm bảo vệ Chủ tịch Thượng viện, Hạ viện Campuchia, các sĩ quan và tướng lĩnh cao cấp của Bộ Quốc phòng Campuchia, lãnh đạo thành phố Phnom Penh và các đoàn khách quốc tế đến thăm Campuchia.
Theo đánh giá của giới quan sát quốc tế, Lữ đoàn còn là lực lượng dự bị, hậu thuẫn và có liên quan mật thiết với Bộ Tư lệnh cảnh vệ của Thủ tướng Hun Sen. Nói cách khác, đây có thể coi là lực lượng bảo vệ vòng ngoài của ông Hun Sen. Hoạt động của Lữ đoàn được báo cáo trực tiếp với Thủ tướng.
Trong khi đó, giới truyền thông ở Campuchia vẫn gọi Bộ Tư lệnh cảnh vệ là “đội cận vệ của Thủ tướng Hun Sen”.
Không ai rõ lực lượng này có bao nhiêu thành viên nhưng các con số đưa ra hiện nay là hơn 3.000 thành viên.
Video đang HOT
Đội cận vệ áo đen, mắt kính đen rất ngầu trong buổi duyệt binh – Ảnh: AKP
Có một điều chắc chắn là đây là lực lượng được đào tạo tốt nhất và được trang bị tốt nhất trong lực lượng vũ trang của Campuchia hiện nay. Mọi chi phí tài chính, hậu cần, các hoạt động hỗ trợ đào tạo lực lượng này đều do Bộ Quốc phòng Campuchia và RCAF chịu trách nhiệm.
Trong một văn bản của Đại sứ quán Mỹ hồi năm 1995, đại sứ Mỹ Charles Twining từng mô tả ông Hun Sen là người quá chú trọng đến an toàn cá nhân. Theo lời đại sứ Mỹ, ông Hun Sen thường đi công cán trong nước với đội cận vệ lên đến 60 người – nhiều hơn bất kỳ lực lượng cận vệ nào của các lãnh đạo chính trị Campuchia lúc đó.
Ông Sebastian Strangio, tác giả cuốn sách “Campuchia của Hun Sen” cho rằng từ năm 1996, lực lượng cận vệ của ông Hun Sen đã lên hơn 1.000 thành viên, được trang bị xe tăng, thiết giáp và trực thăng.
Phần lớn lực lượng này trú đóng tại căn cứ Tuol Krasang mà cánh nhà báo nước ngoài thường gọi là “Hang Hùm”.
Ngoài ra còn có hàng trăm cận vệ đóng tại trụ sở đảng Nhân dân Campuchia (CPP) nằm ở phía sau dinh thự của ông Hun Sen ở thủ đô Phnom Penh.
Theo lời tác giả Sebastian Strangio, lực lượng cận vệ của thủ tướng Hun Sen nhận lương tháng khoảng 300 USD trong khi binh sĩ bình thường chỉ nhận khoảng 13 USD.
Đội hình thiết giáp của đội cảnh vệ của thủ tướng Hun Sen – Ảnh: AKP
Theo những hình ảnh đã xuất hiện mấy ngày qua thì thấy lực lượng này được trang bị xe thiết giáp, súng phóng tên lửa và súng máy do Trung Quốc sản xuất.
Trong ngày kỷ niệm của lực lượng cận vệ hôm 4-9 có sự xuất hiện của cả tướng Pol Saroeun, tổng tư lệnh quân đội. Ông đã chủ trì buổi lễ duyệt binh của lực lượng này.
Cũng trong buổi lễ, tướng Saroeun, người được ông Hun Sen bổ nhiệm làm tổng tư lệnh năm 2009, tuyên bố lực lượng “tuyệt đối trung thành” với Thủ tướng Hun Sen và gia đình Thủ tướng
Tướng Hing Bun Heang – Tư lệnh cảnh vệ Thủ tướng Hun Sen – cũng phát biểu rằng lực lượng của ông tuyên bố trung thành với nhiệm vụ “bảo vệ an toàn cho các lãnh đạo cấp cao của chính phủ và chính quyền và tuân theo các chỉ thị của chính phủ đã được bầu hợp pháp”.
Tướng Heang cũng không quên nhấn mạnh đến sứ mạng cứu hộ của lực lượng này khi đất nước gặp phải thiên tai bão lũ.
Trong những ngày đối đầu với phe đối lập thuộc đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) mấy ngày gần đây, tướng Heang cũng tuyên bố đưa lực lượng bao vây, truy đuổi những thành viên của CNRP vi phạm luật pháp vì cho rằng đó cũng là nhiệm vụ của lực lượng của ông.
Theo Báo cáo Cán cân Quân sự 2009 (Military Balance 2009) của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế London (IISS) thì Lữ đoàn 70 bao gồm 4 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có số lượng từ 600 – 1.500 người, được chia làm các đơn vị đặc biệt chống khủng bố, đơn vị phản ứng nhanh và lực lượng dự bị.
Theo Tuổi Trẻ
Thủ tướng Hun Sen lên Facebook: "Không ngại dùng vũ lực"
Thủ tướng Hun Sen không chỉ tỏ rõ ý định ngăn cản phe đối lập hô hào biểu tình vào ngày 16-9, mà còn thể hiện bằng việc điều động quân đội vào thủ đô Phnom Penh.
Thủ tướng Hun Sen - Ảnh: Reuters
Lãnh đạo các lực lượng quân đội, cảnh sát và đội cảnh vệ thiện chiến của Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố thể hiện lòng trung thành với chính phủ, sẵn sàng đập tan mọi cuộc biểu tình "bất hợp pháp" theo lời kêu gọi của phe đối lập.
Đặt cược vào Kem Sokha
Trong diễn biến mới nhất, phe đối lập có vẻ xuống nước trước các động thái huy động và phô trương lực lượng của chính quyền Thủ tướng Hun Sen trước trụ sở của phe đối lập vào ban đêm.
Theo báo chí Campuchia ngày 14-9, phe đối lập giờ đây tuyên bố sẽ tiến hành biểu tình nếu bên chính phủ bắt giữ ông Kem Sokha - phó chủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập.
Ông Sokha đã bị tòa sơ thẩm Tòa án Phnom Penh xét xử vắng mặt hôm 9-9 về tội "chống lệnh triệu tập của tòa".
Hôm đó, tòa quyết định tuyên phạt ông Sokha 5 tháng tù giam vì trốn tránh thẩm vấn trong điều tra cáo buộc mua dâm. Ngoài ra, ông này còn bị buộc nộp phạt 800.000 riel (200 USD).
Bên phe đối lập, với sự hậu thuẫn của cả các quan chức Liên Hiệp Quốc, đại diện Mỹ và Pháp, cho rằng phiên tòa này mang động cơ chính trị.
Vì lẽ đó, ông Sokha không ra tòa và trú ngụ trong trụ sở của CNRP tại Phnom Penh từ ngày 26-5-2016 để tránh bị bắt giữ.
Sau phán quyết của tòa, hôm 11-9 đích thân ông Sokha đã xuất hiện tại trụ sở của đảng để phát đi lời kêu gọi biểu tình.
Chủ tịch CNRP Sam Rainsy, người hiện đang sống lưu vong ở Paris (Pháp) để tránh án tù 11 năm đã tuyên, cũng lên tiếng kêu gọi các thành viên của đảng và người ủng hộ xuống đường biểu tình.
Ông Kem Sokha - người đang bị chính quyền đòi bắt - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Hun Sen không nhượng bộ
Theo báo The Phnom Penh Post, ngày 13-9 tướng Hing Bun Heang - tư lệnh cảnh vệ Thủ tướng Hun Sen - khẳng định đơn vị của ông sẽ tiếp tục bao vây trụ sở phe đối lập vì "có quyền bảo vệ an ninh đất nước".
Ông cũng chỉ trích kế hoạch biểu tình của CNRP đang gây "mất an ninh" và "bất ổn" cho đất nước.
Trong khi đó, lực lượng quân đội và cảnh sát cũng tuyên bố sẵn sàng theo lệnh của Thủ tướng Hun Sen ngăn chặn kế hoạch biểu tình được CNRP kêu gọi.
Ông Chum Socheat, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia, khẳng định bộ này đã cảnh báo người dân tránh xa bất kỳ cuộc tụ tập biểu tình nào và binh sĩ quân đội đã sẵn sàng hành động ngăn chặn "mọi cuộc biểu tình bất hợp pháp". "Chúng tôi phải bảo vệ chính phủ" - ông Socheat nhấn mạnh.
Một thông cáo trước đó của Bộ Quốc phòng Campuchia cũng cho biết quân đội nước này sẵn sàng "hi sinh mọi thứ" để bảo vệ quốc gia.
Trong một trả lời phỏng vấn với báo chí Campuchia, tướng Kun Kim, phó tổng tư lệnh quân đội Hoàng gia Campuchia, cho rằng lời kêu gọi biểu tình của CNRP là chống lại luật pháp.
Ông nhấn mạnh: "CNRP không có quyền kêu gọi nhân dân như thế. Đó là kiểu biểu tình để bảo vệ cho một người có hành động sai trái (ám chỉ ông Kem Sokha)".
Tướng Khieu Sopheak, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Campuchia, cũng cho rằng lời hiệu triệu của CNRP kêu gọi biểu tình là một hành vi phạm tội có thể bị đưa ra trước tòa.
Tướng Sopheak khẳng định: "Bên cảnh sát chúng tôi cũng sẽ hành động (khi có biểu tình), nhưng tôi không thể tiết lộ kế hoạch".
Người phát ngôn của Chính phủ Campuchia Phay Siphan lên tiếng nhấn mạnh rằng kế hoạch kêu gọi biểu tình là một kiểu "nổi loạn".
Tối 12-9, Thủ tướng Hun Sen đã đăng đàn trên tài khoản Facebook của mình rằng "không ngại dùng vũ lực" để ngăn chặn biểu tình của phe đối lập, dù là biểu tình mang tính chất hòa bình.
Để khẳng định cho cảnh báo của ông Hun Sen, các đơn vị quân đội Hoàng gia Campuchia đã được điều động vào tối 13-9 hướng đến trụ sở của CNRP ở thủ đô Phnom Penh.
Theo báo chí Campuchia, những chiếc xe quân đội chở binh sĩ đã dừng lại khoảng 30 phút trước tòa nhà trụ sở của CNRP nhiều tối liền.
Báo chí Campuchia mô tả rằng xe của quân đội Campuchia sau khi dừng lại trước trụ sở CNRP còn chạy qua lại trước nơi này trong những giờ sau đó. Những chiếc tàu chở binh sĩ cũng neo bên sông Bassac gần trụ sở phe đối lập.
Một chuyên gia của Việt Nam chuyên nghiên cứu về Campuchia nhận định với Tuổi Trẻ rằng tình hình hiện nay quả thật khó đoán.
Nhưng theo ông, thế giằng co, thử sức nhau như thế này cũng thường xảy ra trước mùa bầu cử ở Campuchia, với cuộc bầu cử cấp phường xã vào giữa năm sau và bầu cử Quốc hội vào năm 2018.
Theo Tuổi Trẻ
Gần 40 nước quan ngại về căng thẳng chính trị ở Campuchia 39 nước trong đó có Mỹ, các nước EU hôm qua phát tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về căng thẳng chính trị đang leo thang ở Campuchia. Ông Keith Harper, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (giữa) nêu quan ngại về tình hình chính trị Campuchia tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch

Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong

Tổng thống Donald Trump đưa vấn đề kết thúc quy ước giờ mùa hè ra Quốc hội

EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại

Singapore giải tán quốc hội trước thềm tổng tuyển cử

Giá dầu thế giới lao dốc gây lo ngại cho các nhà sản xuất lớn

Tổng thống Mỹ tiếp tục bị kiện lên Tòa án liên bang về thẩm quyền áp thuế quan

Thuế quan của Mỹ: Malaysia nêu 3 trụ cột trong ứng phó

Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm và nam châm

Trung Quốc sửa một chi tiết, bán dẫn Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ bình luận về chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Đại úy công an hy sinh khi truy bắt người đánh bắt thủy sản trái phép
Pháp luật
23:25:33 15/04/2025
Thêm 1 nghệ sĩ đáp trả sau khi bị réo tên vào vụ quảng cáo sữa giả
Sao việt
23:23:29 15/04/2025
Xe động cơ đốt trong hỏng nhiều gấp đôi xe điện, có một điểm chung bất ngờ
Ôtô
23:23:12 15/04/2025
Khối tài sản ấn tượng của Park Bo Gum "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Sao châu á
23:19:51 15/04/2025
Tháng nào mẹ cũng đòi tôi trả 3 triệu tiền trông cháu, đến khi tôi giặt áo giúp chồng thì mới phát hiện ra toan tính của bà
Góc tâm tình
23:18:45 15/04/2025
NSND Mỹ Uyên: 'Tôi rất sợ Victor Vũ, ám ánh đến mức tối về không ngủ được'
Hậu trường phim
23:13:07 15/04/2025
Ngôi sao HIEUTHUHAI sai ở đâu?
Nhạc việt
23:09:51 15/04/2025
Lisa bị chê thảm họa tại Coachella
Nhạc quốc tế
23:03:28 15/04/2025
Người Pháp đổ xô đi mua xe Harley-Davidson, người Mỹ nhao đi mua ô tô
Xe máy
22:32:57 15/04/2025
Lấy chồng hơn 14 tuổi, cô gái Quảng Nam tổ chức đám cưới 'lạ lùng' giữa rừng
Netizen
21:24:20 15/04/2025