Lực hấp dẫn của đất nền Quảng Nam
Đất nền liền kề chợ và mặt tiền đường lớn luôn được coi là kênh đầu tư hấp dẫn của giới bất động sản bởi những ưu điểm vượt trội, tuy nhiên hiện phân khúc này đang ngày càng trở nên khan hiếm.
Kênh đầu tư “vua”
Sau đại dịch, thị trường bất động sản đã có những tín hiệu lạc quan trở lại. Theo Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quý 1/2022, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng GDP tốt hơn cùng kỳ năm 2020, năm 2021. Trong đó, nguồn vốn FDI đổ vào lĩnh vực BĐS tăng 213% và số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới cũng tăng 47% so với cùng kỳ năm 2021.
Sau dịch COVID-19, thị trường bất động sản Quảng Nam đang phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.
Ông Phạm Quốc Vỹ, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Phúc Thịnh Khang cho rằng, khi giải ngân đầu tư công và các gói phục hồi kinh tế tổng thể với quy mô 350.000 tỷ đồng được bơm vào thị trường, sẽ góp phần tăng tiêu dùng, cải thiện sức mua và thúc đẩy nhu cầu sở hữu nhà đất để ở lẫn đầu tư. Chính vì vậy, nhìn về tổng thể, thị trường bất động sản vẫn hội tụ nhiều cơ hội bùng nổ trong năm 2022.
Trong đó, đất nền vẫn được đánh giá là kênh đầu tư “vua” nhờ vào đặc trưng tồn tại vĩnh viễn, không thể sinh ra thêm và tính thanh khoản tốt, khả năng sinh lời cao. Do đó, giá trị của đất nền luôn được đảm bảo hơn so với các loại hình khác, đặc biệt là chung cư.
Hiện bất động sản ở huyện Thăng Bình có mức giá còn thấp so với tiềm năng vốn có.
Để giải tỏa “cơn khát” sau 2 năm phải “thu mình” vì COVID-19, hiện nhiều người mua đang ráo riết tìm kiếm các sản phẩm bất động sản để xuống tiền. Và, Quảng Nam được nhắc đến là một trong những nơi đáng đầu tư của khu vực miền Trung thời điểm này, bởi còn nhiều dư địa phát triển và giá đất hợp lý, tiềm năng sinh lời cao,…
Theo bà Nguyễn Thị Kim Cúc, Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại Đầu tư DTC Việt Nam, Quảng Nam đã xác định mục tiêu xây dựng phát triển vùng Đông thành khu vực quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nơi sẽ đầu tư các nhóm dự án động lực tương lai.
Giai đoạn 2020 – 2025, Quảng Nam kỳ vọng xác lập vùng đông thành khu vực quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học và công nghệ. Đây là vùng động lực của tỉnh, làm đầu tàu kéo các vùng khác phát triển.
Video đang HOT
Đất nền QL1A và chợ Ngọc Phô (xã Bình Tú, Thăng Bình), “món hời” cho nhà đầu tư thông minh.
Quảng Nam định hướng đầu tư phát triển vùng ven biển trở thành chuỗi đô thị; trung tâm dịch vụ, du lịch; công nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử; phục hồi hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phấn đấu đưa kinh tế biển và vùng ven biển phát triển mạnh, giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.
Theo quy hoạch, vùng đông có 3 cụm động lực phát triển chính, gồm Điện Bàn – Hội An; Nam Hội An (Duy Xuyên – Quế Sơn – Thăng Bình) và Chu Lai (Phú Ninh – Tam Kỳ – Núi Thành).
“Qua khảo sát thực tế, các phân khúc đầu tư của thị trường bất động sản Quảng Nam cũng khá đa dạng gồm: đất nền, bất động sản khu đô thị, shophouse, biệt thự,… Trong đó, sau giai đoạn phát triển, tăng giá thì đất nền tại khu vực Hội An, Điện Bàn và Nam Đà Nẵng đã “neo” giữ giá ở mức cao, do đó các nhà đầu tư đang có xu hướng tìm đến các khu vực còn nhiều tiềm năng nhưng mức giá còn thấp như Thăng Bình, Duy Xuyên, Đại Lộc…” – bà Nguyễn Thị Kim Cúc nói.
Lợi nhuận kép của đất nền kề chợ, quốc lộ
Bà Lê Thị Oanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phát triển Navi nhận định, với phân khúc đầu tư đất nền, nhà đầu tư có thể tìm kiếm các cơ hội tại các vùng ven, nằm giữa TP.Hội An và TP.Tam Kỳ, 2 thành phố đầu tàu của Quảng Nam. Các khu vực này hiện tại mức giá chưa quá cao và trong tương lai gần sẽ được hưởng lợi nhiều từ định hướng quy hoạch của tỉnh.
Trong đó, những năm gần đây, Thăng Bình được ghi nhận là một trong số địa bàn có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhất, hứa hẹn sẽ mang lại khả năng sinh lời cao trong khi chi phí đầu tư giai đoạn đầu còn ở mức vừa phải.
Theo quy hoạch vùng của tỉnh Quảng Nam, H.Thăng Bình được xác định thuộc cụm động lực số 2 hành lang kinh tế Trung Quảng Nam (cùng huyện Quế Sơn, Duy Xuyên). Vị trí của Thăng Bình có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam. Thực tế cũng cho thấy, những thị trường sắp được nâng cấp đô thị, hạ tầng ngày càng đồng bộ, luôn được đánh giá cao và thu hút nhà đầu tư.
Anh Nguyễn Trần Minh (ngụ Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng), một nhà đầu tư bất động sản, cho biết nguyên tắc vàng và tiên quyết trong việc lựa chọn dự án bất động sản chính là vị trí. Anh thường quan tâm đến các lô đất nằm trong khu dân cư sầm uất, giao thông kết nối thuận lợi hoặc các khu vực phát triển kinh tế năng động như chợ, khu thương mại, mặt tiền đường lớn… Bởi, so với những dự án chỉ để ở, các bất động sản có vị trí đắc địa đều hiện hữu khả năng khai thác kinh doanh nên tốc độ tăng giá nhanh hơn, tính thanh khoản cũng cao hơn, nhà đầu tư có thể dễ dàng mua đi bán lại và thuận tiện thực hiện giao dịch khi cần thiết.
“Thực tế cho thấy, những bất động sản gần chợ, trung tâm thương mại hoặc đường lớn đều “cháy hàng”, bởi tiềm năng sinh lời cao hơn so với các loại hình khác. Ngoài ra, sở hữu các bất động sản tại vị trí đắc địa này, người mua có thể làm kios kinh doanh, buôn bán hoặc cho thuê, ‘ngồi không’ cũng thu về hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu mỗi năm”, anh Nguyễn Trần Minh chia sẻ.
Theo ghi nhận của PV, hiện tại thị trường bất động sản Thăng Bình đang nổi lên 2 “miếng bánh ngon” đáp ứng được các tiêu chí “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” trên của giới đầu tư sành sõi.
Cụ thể, các lô đất nằm ở chợ Ngọc Phô (xã Bình Tú, huyện Thăng Bình). Đây là khu chợ trung tâm của xã Bình Tú nên rất sầm uất, cách trục quốc lộ 1A chỉ 30m. Với vị trí tọa lạc trên trục đường huyết mạch (quy hoạch 33m) kết nối QL1A đến sông Trường Giang, biển Bình Tịnh và tuyến đường vành đai biển nối liền khu vực Đà Nẵng – Hội An – Thăng Bình – Chu Lai. Đồng thời là trung điểm kết nối Đà Nẵng – Hội An – Điện Bàn – Tam Kỳ.
Ngoài ra, các lô đất mặt tiền QL1A đoạn qua xã Bình Tú cũng có vị trí đắc địa không kém. Các lô đất đang được xem là gà đẻ trứng vàng của thị trường đất nền Thăng Bình này đều có điểm chung là được đầu tư bài bản, giá tốt, quy hoạch đồng bộ với cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện 100% và có pháp lý minh bạch, rõ ràng.
Khu vực này cũng đã hình thành những cụm dân cư đông đúc, có đầy đủ hạ tầng giao thông, đi kèm các tiện ích hiện hữu trong vòng bán kính 5km như chợ, trung tâm mua sắm, giải trí, bệnh viện, trường học, bến xe, công viên cây xanh, các cơ quan hành chính…
Với chính sách sổ đỏ trao tay, khách hàng có thể xây nhà ngay để an cư lạc nghiệp. Đặc biệt, không phải ngẫu nhiên mà bất động sản gần chợ, các tuyến đường giao thông lớn lại được săn đón ngày càng ráo riết. Những nơi buôn bán sầm uất như chợ hoặc đất mặt tiền đường nhựa lớn luôn mang lại một nguồn lực lớn về kinh tế, tập trung đông người và gia tăng nhu cầu dịch vụ, trao đổi hàng hóa…
Do đó, nếu sở hữu các lô đất nền tại chợ Ngọc Phô hoặc mặt tiền quốc lộ ở xã Bình Tú, người mua có thể kết hợp vừa ở vừa buôn bán, cho thuê văn phòng, kinh doanh cơ sở lưu trú hay mở quán cà phê, nhà hàng, spa, shop thời trang,… tất cả đều có khả năng sinh lợi nhuận cao.
Có thể thấy, do sự hạn chế về nguồn cung, được quy hoạch bài bản, sẵn sổ đỏ, giao thông thuận tiện, tiềm năng kinh doanh lớn và khả năng gia tăng giá trị cao từng ngày, nên hiện các sản phẩm đất nền mặt tiền chợ và đường quốc lộ đang là hàng hiếm và lượng đặt mua luôn gấp vài lần số lượng chào bán. Vì thế, cơ hội thuộc về những nhà đầu tư thông minh, nhanh nhạy và quyết đoán.
Những nút thắt của thị trường bất động sản
Thời gian gần đây, nhiều khu vực thị trường bất động sản bắt đầu chững lại, thanh khoản khó.
Các chuyên gia cho rằng, trong 2 quý đầu của năm 2022, khan hiếm nguồn cung và khó khăn trong việc huy động vốn chính là hai yếu tố tác động nhiều đến cục diện của thị trường bất động sản. Đây cũng chính là "nút thắt" cần gỡ để thị trường chuyển động lành mạnh trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) nhận định, trong nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản có những biến động mạnh, trạng thái thăng trầm liên tục thay đổi. Tình trạng chung là nguồn cung sản phẩm khan hiếm, nhất là phân khúc nhà ở bình dân.
Chính việc cung vượt cầu dẫn đến giá bất động sản bị đẩy lên cao. Câu chuyện này đang xảy ra ở nhiều địa phương, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh - nơi không có dự án nhà ở bình dân mới nào "chào" thị trường trong thời gian gần đây. Bởi vậy, nguy cơ cơn sốt đất nhằm đẩy giá tăng cao vẫn tiềm ẩn, nhất là phân khúc đất nền vùng ven thành phố lớn với đích ngắm là để "đón" các dự án hạ tầng giao thông đang được đẩy mạnh.
Phát biểu tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn - Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng thừa nhận, giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đất ở, liên tục tăng và cao hơn so với thu nhập của người dân. Điều này khiến cho người lao động thu nhập thấp tại các đô thị, công nhân khu công nghiệp càng khó khăn trong việc tiếp cận và tạo lập chỗ ở...
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, từ năm 2021 đến nay, ở nhiều địa phương tại một số khu vực, địa điểm có hiện tượng tăng giá đột biến, sốt giá đất nền với tỷ lệ tăng 30 - 50% thậm chí cao hơn so với cuối năm 2020.
Trong khi đó, xét về nguồn cung, trong năm 2021 có 172 dự án nhà ở thương mại hoàn thành nhưng cũng chỉ bằng khoảng 60% số dự án so với năm 2020. Đến thời điểm này, số lượng dự án hoàn thành cùng chỉ bằng khoảng 50% so với quý IV/2021. Số dự án đang triển khai xây dựng cũng tương đương gần 90% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, số dự án được chấp thuận mới cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước hoặc quý cuối của năm 2021.
Riêng nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đến nay mới đạt 7,3/12,5 triệu m2 theo kế hoạch; trong đó, nhà ở công nhân là 2,7 triệu m2, tương đương 54 nghìn căn hộ; nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị là 4,6 triệu m2 với 92.500 căn hộ.
Cả nước hiện đang tiếp tục triển khai 339 dự án; trong đó, nhà ở công nhân là 7,6 triệu m2 với hơn 152 nghìn căn hộ, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị là 10,96 triệu m2 với 219 nghìn căn hộ. Mặc dù vậy, các dự án này hiện đang triển khai rất chậm và mới chỉ khởi động lại thời gian gần đây, sau gói hỗ trợ tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình được công bố.
Dưới góc độ chuyên gia, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội nhận xét, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp bất động sản lớn thông tin về việc tham gia phát triển nhà ở xã hội thời gian tới cũng sẽ tác động đến thị trường. Nguồn cung bất động sản hiện đang thiếu những dự án có mức giá hợp lý nên việc xây dựng nhà ở xã hội sẽ giúp giải quyết các bài toán lớn, đáp ứng nguồn cầu đáng kể ở phân khúc này.
Đồng thời, những đơn vị phát triển bất động sản uy tín tham gia phát triển nhà ở xã hội sẽ tạo ra các dự án có sự đồng bộ về tiện ích hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, giúp cho người mua là những người thu nhập thấp an tâm sinh sống, gắn bó lâu dài. Điều này sẽ góp phần ổn định an sinh xã hội.
Nhìn tổng quan, bà Hằng cho rằng, đà tăng tại một số phân khúc đã có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân là do mức giá ở một số nơi, khu vực đang đứng ở mức cao. Mức giá cao đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính thanh khoản trên thị trường, lượng giao dịch thành công thời gian vừa qua đã ghi nhận sự sụt giảm.
Cùng với nguồn cung khan hiếm, dòng vốn bị hạn chế cũng là "nút thắt" của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, theo bà Hằng, các động thái như kiểm soát tín dụng bất động sản, hạn chế tách thửa tại một số địa phương hay tăng cường chống thất thu thuế là cần thiết để điều tiết thị trường bất động sản. Mục đích là nhằm đảm bảo một thị trường phát triển theo hướng bền vững hơn. Thế nhưng, cần phải xem các động thái này đã đủ để giúp thị trường phát triển theo nhịp bình thường, lành mạnh hay chưa - bà Hằng nêu vấn đề.
Trong số những "lực cản" khiến thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chậm lại thì việc khơi thông dòng tiền được doanh nghiệp và người dân quan tâm hơn cả. Mặc dù, Ngân hàng Nhà nước khẳng định không có chủ trương siết van tín dụng bất động sản, nhưng nhiều doanh nghiệp và người dân vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay thời gian gần đây.
Các chuyên gia cho rằng, dòng vốn vào bất động sản chính là yếu tố "sống còn" của thị trường trong thời gian tới. Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) so sánh "nguồn vốn tín dụng đối với nền kinh tế và thị trường bất động sản là "mạch máu lưu thông, là bình oxy, dưỡng khí". Nếu không tiếp cận được nguồn vốn doanh nghiệp có nguy cơ ngộp thở".
Ông Châu cũng dẫn chứng, hiện thị trường bất động sản đang thiếu thanh khoản do nhiều dự án không thể triển khai, dẫn đến thiếu sản phẩm, trong khi nhu cầu của nhà đầu tư và người mua nhà rất lớn. Còn doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.
Trước những thách thức này, trong hai quý cuối của năm 2022, ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam nhận định, có 3 vấn đề mà thị trường sẽ phải đối mặt là nguồn cung ít, giá bán vẫn cao và tính thanh khoản chậm. Nguyên nhân khiến thị trường kém thanh khoản là bởi quỹ đất hiện không phát triển được các dự án mới, gặp khó khăn và ách tắc về vấn đề pháp lý; trong khi đó, nhà đầu tư lại đẩy lợi nhuận kỳ vọng lên quá cao.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển dự báo, nửa cuối năm nay giá căn hộ chuẩn ở Tp. Hồ Chí Minh sẽ dao động nhẹ. Tất cả phân khúc khác như đất nền, nhà phố... đã đẩy giá tăng quá ảo sẽ mất thanh khoản thời gian dài nếu tiếp tục neo ở ngưỡng giá bán cao như hiện nay. Việc giá bất động sản có thể được nhà đầu tư bán giảm từ 20 - 30% so với thị trường là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bất động sản đầu năm đảo chiều thăng - trầm, cuối năm thị trường ra sao? Nhiều ý kiến dự báo từ nay tới cuối năm 2022 thị trường vẫn gặp tình trạng nguồn cung khan hiếm, nhất là phân khúc ở bình dân. Các cơn sốt có thể tiếp tục được diễn ra nhưng thanh khoản sẽ kém hấp dẫn. Đầu năm 2022, tại nhiều khu vực như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, Khánh Hòa, Bình Dương,...thị...