Lúc dịch bệnh mới thấm thía “sức khỏe là vàng”: 8 điều tưởng bình thường nhưng là dấu hiệu của suy giảm hệ miễn dịch, bất cứ ai cũng cần lưu tâm
Hệ miễn dịch khỏe mạnh mới thực sự là “lá chắn bảo vệ” con người trước nhiều loại virus và bệnh truyền nhiễm. Vì thế, mỗi người nên chú ý theo dõi tình trạng hệ miễn dịch của mình, nhất là trong thời gian bệnh dịch như hiện tại.
Những yếu tố nào gây hại đối với hệ miễn dịch?
Hệ thống miễn dịch khá phức tạp, bao gồm nhiều tế bào máu và cơ quan khác nhau như kháng thể, tế bào miễn dịch hay hạch bạch huyết. Nếu một cơ quan hoặc tế bào máu bị tổn thương thì toàn bộ hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng và có khả năng lây nhiễm cao hơn.
Có nhiều yếu tố có khả năng gây hại cho hệ thống miễn dịch như những bất thường về di truyền, sự lão hóa, bệnh tật và một số loại thuốc… Bên cạnh đó, thiếu dinh dưỡng, các thói quen xấu (hút thuốc, uống rượu, lối sống ít vận động), ô nhiễm, căng thẳng và thiếu ngủ cũng đều có thể dẫn tới nhiều vấn đề đối với hệ miễn dịch.
Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể chúng ta thường “phát ra” những cảnh báo nhưng nhiều người vẫn chủ quan, cho rằng đó là điều bình thường. Dưới đây chính là 8 dấu hiệu như vậy, rất phổ biến nhưng thường hay bị mọi người bỏ qua.
Ngón tay, ngón chân thường là nơi đầu tiên cho thấy những vấn đề với các mạch máu. Khi ở trong nhiệt độ thấp, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy lạnh ở các ngón tay và ngón chân, đôi khi là cả mũi và hai tai.
Trong một số trường hợp, khi các mạch máu ngoại vi co thắt hạn chế việc cung cấp máu tới các cơ quan đó, da chúng ta thậm chí có thể chuyển sang màu xanh và trắng. Tình trạng này được gọi là hội chứng Raynaud.
Khi bạn trở lại môi trường ấm áp và quá trình cung cấp máu được phục hồi, vùng da bị ảnh hưởng sẽ chuyển màu đỏ và bạn sẽ cảm thấy đau tại đó.
2. Các vấn đề về tiêu hóa
Hệ vi sinh vật đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe hệ miễn dịch cũng như dinh dưỡng của chúng ta.
Video đang HOT
Nếu thấy quá trình tiêu hóa của mình bị chậm lại, ăn không ngon, đau bụng hoặc tiêu chảy từ 2 tuần trở lên, bạn nên cẩn trọng và chú ý hơn tới hệ miễn dịch của mình. Ảnh minh họa.
Theo một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2018, việc cải thiện hệ sinh vật đường ruột có thể đưa tới những biện pháp chữa trị mới đối với tình trạng tự miễn dịch nghiêm trọng, dị ứng, viêm nhiễm, thậm chí là liệu pháp miễn dịch mới cho một số bệnh ung thư.
Do vậy, nếu thấy quá trình tiêu hóa của mình bị chậm lại, ăn không ngon, đau bụng hoặc tiêu chảy từ 2 tuần trở lên, bạn nên cẩn trọng và chú ý hơn tới hệ miễn dịch của mình.
3. Đau ở các khớp xương
Các vấn đề về miễn dịch có khả năng dẫn tới viêm khớp, do đó, bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau cũng như gặp khó khăn trong việc vận động và mất sự linh hoạt của các khớp.
Khi chạm vào da ở vùng này, bạn thường sẽ có cảm giác đau và ấm. Các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn vào buổi sáng.
4. Mệt mỏi kinh niên
Dù bạn đã ngủ rất nhiều và có sức khỏe tổng quát vẫn ổn nhưng lại luôn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí còn có những triệu chứng giống bệnh cúm như thỉnh thoảng đau khớp và cơ? Vậy thì hệ miễn dịch của bạn có lẽ đã gặp vấn đề.
Tình trạng này được gọi là Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS). Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mạnh mẽ hoặc lây nhiễm virus mạn tính có thể dẫn tới các triệu chứng của CFS. Bên cạnh đó, những phụ nữ ở độ tuổi ngoài 40 hoặc 50 sẽ có khả năng mắc cao hơn.
5. Những cơn cảm lạnh và bệnh viêm nhiễm tái phát theo định kỳ
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự suy giảm hệ miễn dịch là bạn dễ mắc cúm và cảm lạnh hơn người khác. Nhiễm nấm tái phát và các vấn đề ở móng cũng như các biến chứng thường gặp cảm lạnh và cảm cúm như viêm xoang, viêm amidan và nhiễm trùng tai cũng là những dấu hiệu phổ biến của hệ thống miễn dịch bị tổn thương.
6. Khó nuốt
Khi phải nuốt một miếng lớn hơn bình thường thì khó nuốt là điều hiển nhiên. Thế nhưng, nếu tình trạng đó lặp đi lặp lại nhiều lần, kèm theo cảm giác như đồ ăn bị mắc lại ở trong ngực thì chúng lại là triệu chứng cho thấy thực quản bị suy yếu hoặc viêm nhiễm. Bên cạnh đó, nó còn có thể là dấu hiệu của chứng co thắt thực quản.
Khi phải nuốt một miếng lớn hơn bình thường thì khó nuốt là điều hiển nhiên. Thế nhưng, nếu tình trạng đó lặp đi lặp lại nhiều lần, kèm theo cảm giác như đồ ăn bị mắc lại ở trong ngực thì chúng lại là triệu chứng cho thấy thực quản bị suy yếu hoặc viêm nhiễm. Ảnh minh họa.
7. Nhức đầu thường xuyên
Nhức đầu là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nhưng ít ai biết rằng nó cũng cảnh báo về một hệ miễn dịch đang có vấn đề.
Ngoài ra, dị ứng theo mùa – kết quả của hệ miễn dịch hoạt động quá mạnh mẽ cũng có thể là tác nhân gây nhức đầu. Người bệnh thường bị đau đầu nhiều hơn trong thời điểm dị ứng bùng phát.
8. Sốt nhẹ
Sốt là một trong những công cụ mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sử dụng để tiêu diệt mầm bệnh, do nhiều loại virus và vi khuẩn chỉ có thể tồn tại trong một phạm vi nhiệt độ cụ thể.
Một cơn sốt nhẹ kéo dài ít nhất 24 tiếng và trong khoảng 37C – 38C. Nhiều người vẫn thường chủ quan với những cơn sốt như vậy nhưng nếu thấy mình bị sốt nhẹ thường xuyên, bạn nên để tâm nhiều hơn bởi có thể đó là dấu hiệu báo hệ miễn dịch đang hoạt động quá mức hoặc gặp trục trặc.
Đinh Kim
Chuyên gia cho biết: Không bắt trẻ ăn nhiều để cơ thể bình ổn lo chống "giặc" bên ngoài chứ không phải lo dọn dẹp bên trong
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc gia tăng hệ miễn dịch cho trẻ, tuy vậy cha mẹ nên lưu ý cần cho trẻ ăn đúng và đủ theo lời khuyên của chuyên gia.
Tính đến sáng ngày 8/2/2020 đã có 34890 người bị nhiễm virus corona (chủ yếu là ở Trung Quốc), 724 người chết và 2078 ca được chữa khỏi. Ở Việt Nam cũng đã có 13 người dương tính với loại virus corona. Trước sự bùng phát dữ dội của dịch bệnh, nhiều cha mẹ lo lắng không biết nên bổ sung chế độ ăn uống như nào để giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.
Trong buổi livestream có nội dung: "Mẹ bầu và trẻ em cần làm gì để phòng chống virus corona" trên trang page Afamily.vn và mạng xã hội Lotus", TS.BS Đào Thị Yến Phi - Trưởng Bộ môn dinh dưỡng Đại học Y Phạm Ngọc Thạch TP HCM chia sẻ, không có một loại thực phẩm nào khi ăn vào sẽ làm tăng sức đề kháng của trẻ ngay được: "Hệ miễn dịch của cơ thể trẻ không thể xây dựng được trong ngày 1, ngày 2. Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần kháng thể, bổ thể, các dạng tế bào miễn dịch... Đó là cả một hệ thống khổng lồ như "bộ quốc phòng" mà chúng ta muốn xây dựng cần phải từ từ".
Chế độ ăn uống của trẻ là một vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm (Ảnh minh họa)
TS.BS Đào Thị Yến Phi cũng nhấn mạnh trong thời gian dịch bệnh như hiện tại, hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạnh nhất. Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả: "Cơ thể cần hoạt động bình ổn nhất trong giai đoạn này để hệ miễn dịch lo chống giặc ngoài chứ không phải dọn dẹp bên trong".
Trong đó bác Yến Phi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp khẩu phần ăn không dư thừa, không thiếu: "Nếu ăn thừa quá thì cơ thể của trẻ sẽ phải cố gắng chuyển hóa những thứ dư thừa đó vào "kho dự trữ" và sẽ làm tăng hoạt động của cơ thể. Còn khi trẻ ăn thiếu, cơ thể sẽ lại cố lấy những thứ trong "kho dự trữ" ra và xài thì cũng sẽ làm tăng hoạt động chuyển hóa. Trong giai đoạn này chúng ta nên ăn vừa đủ và cân đối là tốt nhất. Trung bình 1 chén cơm sẽ cần 50gr thịt cá và khoảng chừng 1, 2 chén rau. Với tỷ lệ cân đối này chúng ta có thể thay đổi thứ này, thứ kia cho trẻ để giúp cơ thể có mức chuyển hóa cân đối nhất. Hệ miễn dịch sẽ lo "chống giặc" chứ không lo dọn dẹp bên trong nhà". Và chúng ta cần lưu ý những dạng thức ăn không rõ có tốt hay không như thịt lạ, rau lạ, thực phẩm khô, thực phẩm muối kéo dài...".
Theo TS.BS Đào Thị Yến Phi cha mẹ nên xây dựng một chế độ ăn cân đối cho con cái (Ảnh minh họa).
Bên cạnh việc thiết lập khẩu phần ăn cân đối, không thừa, không thiếu, bác sĩ Yến Phi cũng lưu ý cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là nước lọc và ăn trái cây nguyên quả thay vì chỉ chỉ uống nước ép: " Chúng ta biết nhu cầu nước của trẻ em thường cao hơn người lớn. Trung bình một ngày cơ thể cần tới 1-3 lít nước, thậm chí là 4 lít nếu trời nóng.
Khi ăn trái cây chúng ta sẽ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng và nên ăn đa dạng nhất có thể. Dưa hấu, thanh long, cam, cherry... đều có đủ chất dinh dưỡng và vitamin C mà các bà mẹ muốn dành cho con mình. Trẻ nhỏ cần 100-150gr trái cây và 150-200gr rau xanh mỗi ngày. Cha mẹ cần lưu ý rau xanh và trái cây có thành phần dinh dưỡng khác nhau, cho nên chúng ta không dùng trái cây để thay rau và ngược lại, mà nên phân bố đủ lượng rau và trái cây trong ngày".
Theo Trí Thức Trẻ
Phương pháp "2 trong 1": Vừa tiêu diệt ung thư vừa phục hồi thương tổn Đặc điểm ưu việt nhất của công nghệ này là vừa có khả năng làm chậm sự phát triển của khối u, vừa thúc đẩy quá trình hồi phục xương, mô". Tuyến tiền liệt là một tuyến chỉ có ở nam giới. Vị trí của tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang, nối liền với niệu đạo. Tuyến tiền liệt có nhiệm...