Lục địa 5 triệu km2 chìm dưới Thái Bình Dương
Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu công bố bản đồ mô tả đặc điểm địa chất và kiến tạo của Zealandia, lục địa chìm xuống biển cách đây 8 triệu năm.
Bản đồ Zealandia. Ảnh: CNN.
Từng thuộc cùng dải đất với Nam Cực và Australia, lục địa mất tích Zealandia tách ra cách đây 85 triệu năm, chìm xuống dưới biển và bị ngập phần lớn trong nhiều thế kỷ qua. Viện nghiên cứu GNS Science ở New Zealand, công bố hai bản đồ mới và một website tương tác hôm 22/6. Các bản đồ mô tả hình dáng của đáy biển và đặc điểm kiến tạo của Zealandia, hé lộ nguồn gốc của lục địa này. Bản đồ cũng giúp lý giải sự hình thành của núi lửa, lưu vực trầm tích và nhiều đặc trưng địa chất khác của New Zealand.
Video đang HOT
“Những bản đồ này là một cột mốc khoa học. Đó là cách truyền đạt nghiên cứu của chúng tôi với đồng nghiệp, cổ đông, các nhà giáo dục và cộng đồng”, nhà địa chất học Nick Mortimer, trưởng nhóm nghiên cứu, chia sẻ. “Chúng tôi tạo ra bản đồ để cung cấp bức tranh địa chất chính xác về New Zealand cùng khu vực tây nam Thái Bình Dương, hoàn chỉnh và cập nhật hơn trước”.
Nghiên cứu công phu về Zealandia rộng khoảng 5 triệu km2 giúp xác định đó không chỉ là một nhóm đảo và mảnh vỡ mà là một lục địa lớn và riêng biệt đủ để được công nhận chính thức. Zealandia từng là một phần của Gondwana, siêu lục địa bao gồm cả châu Phi và Nam Mỹ. Cách đây 85 triệu năm, Zealandia tách khỏi Gondwana. Mảng đất liền trôi dạt lớn bằng một nửa diện tích Australia là nơi sinh sống của khủng long và có rừng mưa xanh tốt. Hàng triệu năm sau, các mảng kiến tạo trên thế giới bắt đầu tái sắp xếp trong thời kỳ biến động địa chất dữ dội.
Trong thời kỳ này, Thái Bình Dương, mảng kiến tạo lớn nhất thế giới, sụp xuống bên dưới Zealandia. Quá trình hút chìm này khiến nền lục địa vỡ ra và chìm xuống theo, theo Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ.
Hiện nay, khoảng 94% diện tích của Zealandia chìm dưới nước, nhưng một số khu vực của lục địa này vẫn nhô lên, tạo thành New Zealand và các quần đảo nhỏ. Điểm cao nhất của Zealandia là núi Aoraki hay còn gọi là núi Cook (3.724 m). Giới nghiên cứu vẫn còn nhiều điều chưa biết về Zealandia và chưa thể xác định liệu phát hiện về lục địa có thể làm thay đổi mô hình khí hậu trong lịch sử hay không.
Hồ dài 1,5 km gần cạn nước do hố tử thần
Nước trong hồ Slade rút xuống các hố tử thần bên dưới, để lộ diện tích lớn lòng hồ khô cằn.
Hồ Slade mất lượng lớn nước do hố tử thần. Ảnh: Chronicle Herald.
Hồ Slade nằm gần thị trấn Oxford tại hạt Cumberland, tỉnh Nova Scotia, gần cạn nước do hoạt động địa chất dưới lòng đất, Chronicle Herald hôm 19/6 đưa tin. Hồ nước này dài khoảng 1,5 km và rộng 200 m.
"Nguyên nhân dễ thấy nhất là nước rút xuống các hố tử thần ở đáy hồ. Có thể thạch cao bên dưới đã phân rã, trầm tích hoặc thực vật dưới hồ sụt xuống. Chúng tôi chưa thể khẳng định vì không quan sát được dưới đáy", Amy Tizzard, nhà địa chất tại Sở Năng lượng và Mỏ Nova Scotia, giải thích. Những điểm có độ sâu lớn trong lòng hồ vẫn còn nước.
Ảnh vệ tinh của hồ Slade ngày 17/6/2020. Ảnh: Copernicus EU/Sentinel-2.
Slade là một trong nhiều hồ nước nằm dọc theo dải đất dài 5 km thuộc dạng địa hình karst ở phía tây nam thị trấn Oxford. Karst chứa thạch cao, muối và các khoáng chất khác có thể bị nước hòa tan. Khi đó, các hang ngầm có thể sụp xuống, tạo ra hố sụt. Slade cũng giống các hồ nước khác tại đây, thực chất gồm một chuỗi hố sụt nối liền nhau. Một nghiên cứu về địa chất của khu vực này xuất bản năm 2019 cũng cảnh báo nguy cơ tiếp tục xảy ra các vụ sụt lún đất.
Kể từ đầu tháng 5, khi phát hiện mực nước giảm, Tizzard ghé thăm hồ Slade mỗi tuần. Bà cũng muốn nhắc nhở mọi người rằng một số nghiên cứu đang được tiến hành dưới lòng hồ và các loại xe địa hình có thể gây ảnh hưởng khi chạy qua.
Đây có thể chưa phải hồi kết cho hồ Slade. Một số người dân gọi Slade là Hồ Cạn vì trước đây nó cũng từng cạn nước. "Tuy nhiên, hồ Slade chưa từng cạn nước nhiều như thế này từ những năm 1970", Tizzard cho biết.
Những ví dụ cho thấy tiến hóa đôi khi cũng 'hà tiện', tận dụng cùng một đặc điểm cho hai loài khác nhau Đủ tốt rồi thì sao cần phải thay đổi nữa? Thỉnh thoảng, chọn lọc tự nhiên lại kém "sáng tạo", sử dụng những chiêu trò cũ đã từng xuất hiện trên chặng đường tiến hóa. Quá trình này có tên tiến hóa hội tụ - convergent evolution, nhưng cũng chẳng có gì xấu khi mà những đặc điểm cơ thể, các cấu trúc...