Lực đẩy VN-Index còn yếu
VN-Index cần có sự tích lũy khối lượng cần thiết trước khi có thể chinh phục ngưỡng kháng cự quan trọng 580 điểm.
Cổ phiếu ngân hàng giúp thị trường tăng điểm
Kết quả cơ cấu danh mục của Quỹ FTSE Vietnam ETF cuối tuần trước với việc cổ phiếu BID bất ngờ được thêm vào danh mục bên cạnh mã TTF và PDR dường như đã “tiếp lửa” cho thị trường sau chuỗi ngày giao dịch ảm đạm.
Với dự báo sẽ được quỹ ETF này mua khoảng 13 – 14 triệu cổ phiếu, cổ phiếu BID có diễn biến tăng giá mạnh, góp phần đưa các mã ngân hàng khác như VCB, CTG, ACB, MBB, STB, EIB trở lại vị thế dẫn dắt thị trường và giúp tâm lý giao dịch sang từ dè dặt sang hưng phấn trong phiên 8/9. Hai chỉ số VN-Index và HNX-Index đều tăng điểm và thanh khoản được cải thiện rõ rệt sau nhiều phiên ở mức “cạn kiệt” trước đó.
Động lực cho cổ phiếu ngành ngân hàng không chỉ đến từ “hiệu ứng BID”, mà còn được củng cố bởi con số tăng trưởng tín dụng khá ấn tượng. Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng tăng 9,54% tính đến 25/8/2015, gần gấp đôi so với mức 4,33% của cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù những bất ổn gần đây của kinh tế thế giới có thể sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, nhưng tăng trưởng tín dụng cho năm nay có thể vượt qua ngưỡng mục tiêu 13 – 15%, thậm chí có khả năng tiến tới mức 17%.
Tín dụng tăng mạnh tại 4/5 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp, xuất khẩu và công nghệ cao. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP khi các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn để mở rộng sản xuất – kinh doanh.
Video đang HOT
Không những vậy, diễn biến tích cực của TTCK trong nước còn được cộng hưởng bởi “sắc xanh” bao phủ trên khắp thị trường châu Á, đặc biệt là chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 7,5% trong phiên 9/9, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2008. Tuy vậy, hiệu ứng BID hay sự khởi sắc của TTCK khu vực chỉ mang tính thời điểm, khó có thể giúp kéo dài tâm lý hưng phấn của NĐT.
Hai phiên tăng điểm liên tiếp (8 – 9/9) đã đưa VN-Index tiến gần hơn tới vùng kháng cự 575 – 580 điểm, tạo bởi đường MA200 ngày. Tại đây, lực cầu có dấu hiệu suy yếu trước sức ép của lực cung, đẩy thanh khoản trở về mức thấp. Trong khi đó, thị trường đang thiếu đi điểm tựa về thông tin từ phía doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ, khiến bên mua chững lại.
Cuối tuần này, thị trường sẽ chờ đợi kết quả của kỳ tái cơ cấu quý III/2015 của Quỹ Vietnam Market vector ETF. Một kết quả bất ngờ có thể tạo nên cú huých ngắn hạn cho VN-Index, nhưng cũng như FTSE, nhiều khả năng cú huých này không đủ mạnh để TTCK bứt phá theo chiều hướng tích cực hơn, nếu thị trường không có sự cải thiện đáng kể về thanh khoản.
Vùng 580 điểm là kháng cự mạnh của VN-Index
VN-Index hồi phục ấn tượng từ ngưỡng hỗ trợ 510 điểm, tạo bởi vùng đáy của “sự kiện Biển Đông” năm ngoái, chỉ số này đã liên tiếp vượt qua các vùng kháng cự tạo bởi các đường trung bình động MA5, MA10, gần đây nhất là MA20 ngày. Tuy nhiên, thanh khoản của sàn HOSE đang có dấu hiệu sụt giảm so với những phiên tăng điểm hồi cuối tháng 8, khi VN-Index đang tiệm cận vùng kháng cự 575 – 580 điểm.
Ngưỡng kháng cự 575 – 580 điểm được thiết lập bởi sự hội tụ của 3 đường trung bình động (EMA) trung hạn: EMA50, EMA100 và EMA200. Theo đó, nếu vượt qua 580 điểm với khối lượng giao dịch đủ lớn, VN-Index nhiều khả năng sẽ quay lại xu hướng tăng điểm, điều mà nền tảng thanh khoản hiện tại cũng như xu hướng biến động tiêu cực của thị trường tài chính toàn cầu chưa thực sự hỗ trợ. Không những vậy, ngưỡng 580 điểm là ngưỡng Fibonacci Retracement 50% của nhịp giảm điểm mạnh vừa qua, từ mức 641,06 điểm về 511,13 điểm.
Do đó, chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng với những quyết định mua mới ở thời điểm hiện tại. VN-Index cần có sự tích lũy khối lượng cần thiết trước khi có thể chinh phục ngưỡng kháng cự quan trọng nêu trên.
CTCK VPBS
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Chứng khoán Châu Á quay đầu giảm, Châu Âu mở cửa ngập sắc đỏ
Sau 2 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó, chứng khoán Trung Quốc đã quay đầu giảm trong phiên 10/9. Như vậy, thị trường này đã giảm 1,14% tính từ đầu năm đến nay.
Chỉ số Shanghai Composite Index đóng cửa phiên 10/9 giảm hơn 1% sau khi số liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008.
Chỉ số PPI của Trung Quốc giảm 5,9% so với cùng kỳ trong tháng 8 - ghi nhận mức giảm liên tiếp trong 42 tháng qua.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 lại tăng mạnh 2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự đoán 1,8%.
Loạt số liệu mới nhất này làm gia tăng lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc. Trước đó trong tuần, Trung Quốc cho biết kim ngạch xuất-nhập khẩu tháng 8 của nước này đều giảm.
Thị trường giảm trong bối cảnh Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố kinh tế Trung Quốc không có nguy cơ giảm tốc mạnh. Trong một phát ngôn ngày 10/9, ông Lý Khắc Cường cũng trấn an nhà đầu tư về vấn đề tỷ giá khi nói rằng sẽ cho phép các ngân hàng trung ương nước ngoài tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối nội địa.
Chỉ số Shenzhen Composite Index cũng giảm hơn 1,5%, trong khi chỉ số Hang Seng Index của Hồng Kông giảm hơn 2,5%.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản quay đầu giảm hơn 2,5% sau phiên tăng điểm kỷ lục hôm qua. Tuyên bố của Thống đốc Haruhiko Kuroda ngày 9/9 cho thấy có thể ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ không tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế nữa.
Một loạt các thị trường khác như Australia, Singapore, Thái Lan đều giảm điểm. Trái ngược lại, thị trường Hàn Quốc lại tăng hơn 1,4%.
Mở cửa phiên 10/9, thị trường Châu Âu ngập sắc đỏ khi FTSE giảm gần 1%. Chỉ số DAX của Đức và CAC 40 của Pháp đều giảm hơn 0,5%.
Theo_NDH
Cải cách Tập Cận Bình vấp phải kháng cự mãnh liệt Rõ ràng họ đã không đạt được bất kỳ đồng thuận nào trong các hoạt động chính trị tại Bắc Đới Hà. SCMP: Tập Cận Bình thất bại trong việc xử lý khủng hoảng"Tập Cận Bình muốn Giang Trạch Dân ngừng thò tay vào chính sự"Báo đảng Trung Quốc cảnh báo lãnh đạo nghỉ hưu chớ can thiệp triều chính Hình minh họa:...