Lực đẩy từ sức cầu thực
Lâu nay cổ phiếu bất động sản luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong danh mục đầu tư của các quỹ lớn hiện diện tại Việt Nam, còn tài khoản của nhiều nhà đầu tư cá nhân có lẽ cũng ghi dấu ấn của một vài mã. Thống kê sơ bộ cho thấy, nhóm cổ phiếu bất động sản hiện chiếm 8% tổng số lượng niêm yết, giá trị vốn hóa đóng góp gần 25% thị trường. Đây là nhóm ngành có ảnh hưởng quan trọng đến diễn biến chỉ số VN-Index.
Thế nhưng, những khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô, chính sách pháp lý và cú đột kích từ đại dịch Covid-19 đã khiến cổ phiếu bất động sản lặng sóng, mà như một nhà đầu tư đã ví von bằng hình ảnh “trái tim bên lề”.
Nửa đầu năm nay, chuỗi tăng trưởng lợi nhuận liên tục lập được trong suốt 18 kỳ bán niên của các công ty bất động sản niêm yết đã đứt gãy khi doanh thu giảm xấp xỉ 27% và lợi nhuận giảm tới 47% so với cùng kỳ.
Tiến độ phát triển dự án kéo dài, quỹ đất ngày càng trở nên eo hẹp, quy trình pháp lý phức tạp… đã khiến doanh nghiệp bất động sản khó đẩy nhanh tiến độ dự án, để liên tục có sản phẩm gối đầu tung ra thị trường như trước kia.
Nhưng cũng nhờ “cứu cánh” từ thị trường chứng khoán mà nhiều doanh nghiệp bất động sản duy trì được dòng máu trong cơ thể bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động thêm các nguồn lực từ xã hội. Tính đến cuối tháng 6/2020, dư nợ toàn ngành bất động sản vào khoảng 161.000 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm.
Trong ngắn hạn, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng tới sức mua bất động sản của người dân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thị trường nhà ở và các sản phẩm bất động sản đầu tư khác gắn với nhu cầu cuộc sống tại Việt Nam vẫn sẽ là phân khúc ổn định.
Hậu thuẫn cho điều này là quá trình đô thị hóa cùng tỷ lệ tăng dân số mạnh mẽ, quy mô hộ gia đình ngày một lớn, tạo ra nhu cầu thiết yếu về nhà ở. Đây chính là lực đẩy các công ty bất động sản tiến về phía trước.
Tiến độ giao nhà của các công ty bất động sản thường tập trung vào quý IV nên nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, cuối năm, nhóm doanh nghiệp này sẽ ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đáng kể.
Và điều quan trọng là trong bức tranh tổng quan về hơn 70 doanh nghiệp đang niêm yết, vẫn có những điểm sáng ở nhiều doanh nghiệp, có thể đến từ quả ngọt mà họ được hưởng sau giai đoạn dài tích lũy và triển khai dự án, cũng có thể đến từ giá trị tốt hơn “tạm thời” so với những doanh nghiệp cùng ngành.
Đây chính là những yếu tố được nhà đầu tư gạn lọc để tìm kiếm lý do hỗ trợ giá cổ phiếu trên sàn.
Tập trung phân tích về cổ phiếu bất động sản trong số này, Đầu tư Chứng khoán mong muốn cung cấp thêm những góc nhìn, những thông tin trực diện từ thị trường, từ doanh nghiệp.
Chắc hẳn rằng trên hành trình tìm kiếm cơ hội, những doanh nghiệp có quỹ đất lớn, có năng lực phát triển dự án bài bản, chuyên nghiệp, có mức định giá hấp dẫn so với mức trung bình của thị trường, vẫn có thể xem xét trở thành bến đỗ an toàn cho túi tiền của các nhà đầu tư.
Nín thở chờ kết quả quý III
Giao thương quốc tế đang dần được kết nối trở lại khi Việt Nam không có thêm các ca mắc Covid-19 mới trong nhiều ngày qua.
Câu chuyện kinh doanh, đầu tư, đón cơ hội từ nay đến cuối năm đã lấn át nỗi lo về dịch bệnh, trở thành tâm điểm quan tâm của nhiều người.
Trên TTCK Việt Nam, bức tranh lợi nhuận quý III của các công ty niêm yết là thông tin các nhà đầu tư đều chờ đón. Có thể bức tranh ấy chưa có nhiều điểm sáng, nhưng cơ hội đầu tư vẫn không thiếu nếu nhìn sâu vào từng ngành.
Những chuyển động mà Đầu tư Chứng khoán ghi nhận được trên thị trường là nhiều nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư dài hạn với mong muốn giải ngân dòng tiền lớn.
Đó là các cổ phiếu mà doanh nghiệp lớn được hưởng lợi và có khả năng phục hồi nhanh chóng sau dịch bệnh.
Nền kinh tế dần trở lại trạng thái bình thường khiến nhiều người tin vào khả năng phục hồi của khối doanh nghiệp lớn.
Bên cạnh đó, cơ hội còn ở những doanh nghiệp đã trải qua quãng dài gian khó, giá cổ phiếu bị rơi xuống rất thấp, nay có tín hiệu hồi phục trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành nào cũng ẩn chứa những doanh nghiệp có khả năng hồi phục, nếu nhà đầu tư chịu khó kiếm tìm.
VN-Index chuyển động quanh 900 điểm mang đến những đánh giá khác biệt khi một bên cho rằng, đó là ngưỡng chạm đến rủi ro, phân phối đỉnh, đồng thời cũng là ngưỡng tâm lý gây e ngại không ít người, còn bên khác thì cho rằng, đó là lúc chọn ra cơ hội khi thị trường đang đón nhận dòng tiền nhập cuộc mạnh mẽ với những phiên thanh khoản tăng cao.
Từ nay cho đến thời điểm các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý III, thị trường có thể trải qua nhiều phiên rung lắc, nhưng với nhà đầu tư dài hạn, tâm điểm không nằm ở chỉ số, mà đáng quan tâm hơn là sức sống của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu quả kinh doanh quý III và tương lai sau đó sẽ như thế nào.
Chọn chủ đề "Triển vọng quý III, lọc tìm cơ hội" làm Tiêu điểm cho số báo này, Đầu tư Chứng khoán mang đến cho bạn đọc bức tranh hiệu quả kinh doanh quý III theo chia sẻ của lãnh đạo nhiều doanh nghiệp và góc nhìn của các chuyên gia trong ngành.
Cùng với đó là câu chuyện về cách tư duy, chọn lựa đầu tư của một số nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Bên cạnh chủ đề Tiêu điểm, số báo tiếp tục mang thông tin, phân tích, bình luận về những diễn biến đáng chú ý trên thị trường chứng khoán, như đòn cân não của bên mua và bên bán trong các cuộc thoái vốn lớn, hoạt động M&A có khả năng tạo sóng trên thị trường hay các quỹ ETF đang đặt những loại cổ phiếu nào vào tầm ngắm...
Đại dịch Covid-19 vơi đi, mở ra cơ hội kinh doanh và đầu tư cho những người hiểu được sự vận hành của thị trường và chuyển động của chu kỳ kinh doanh tại các doanh nghiệp.
Big-trend: Chuẩn bị sẵn kế hoạch giải ngân mới Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang có những diễn biến tích cực hơn nếu so sánh với trạng thái của thị trường giai đoạn đầu tháng. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những diễn biến tích cực. Cho dù phiên giao dịch thứ 6 vừa qua có thể nói là áp lực chốt lời lan tỏa tại một số...