Lục bình bủa vây trên sông Sài Gòn
Hơn 10 năm nay, trên mặt sông Sài Gòn, khúc gần cầu Phú Cường (giáp danh giữa tỉnh Bình Dương và huyện Củ Chi, TPHCM) luôn bị lục bình vây kín gây khó khăn trong việc di chuyển, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của thành phố.
Khoảng hơn 2 năm trở lại đây, diện tích phát tán của lục bình ngày càng mở rộng, bủa vây kín bề mặt sông làm tuyến đường huyết mạch giao thông đường thủy quan trọng trên sông Sài Gòn đoạn qua Bình Dương, Củ Chi… gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, hầu hết những người dân hai bên bờ sông này làm nghề đánh bắt cá tôm hay làm những nghề bám trụ dòng sông. Việc lục bình dày đặc như thế này khiến các phương tiện di chuyển là điều không thể.
Trước đây, để giải quyết tình trạng này, nhiều người dân đã tiến hành vớt lục bình để làm phân xanh, phục vụ việc trồng trọt. Tuy nhiên, diện tích nông nghiệp dần bị thu hẹp nên phương pháp này cũng không được tiến hành lâu dài.
Video đang HOT
Hiện UBND TPHCM đã giao cho trường Đại học Công Nghiệp TPHCM chế tạo và thử nghiệm xong loại máy cắt, vớt lục bình trên sông. Đây sẽ là giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết tình trạng lục bình vây kín mặt sông Sài Gòn để các phương tiện lưu thông trên sông dễ dàng hơn và giúp người dân sinh sống dễ dàng hơn.
Lê Bình
Theo Dantri
Tàu lặn rà khắp nơi, MH370 vẫn "bặt vô âm tín"
Tàu lặn tối tân Bluefin-21 đã rà soát đáy Ấn Độ Dương trên một diện tích rộng lớn để tìm máy bay Malaysia mất tích nhưng đến giờ này vẫn chưa có dấu hiệu khả quan nào.
BBC đưa tin, trong hôm nay (21/4), tàu ngầm Bluefin-21 thực hiện lần tìm kiếm thứ 9. Trong một thông báo, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm chung của Australia (JACC) cho biết, các hoạt động tìm kiếm hôm nay còn có sự tham gia của khoảng 10 máy bay quân sự và 11 tàu.
Bluefin-21 được phóng đi từ tàu Ocean Shield của Australia để lặn sâu xuống lòng đại dương tìm kiếm MH370.
Theo JACC, Bluefin-21 đang tiến hành rà soát trên một diện tích có bán kính 10km ở nơi phát hiện các tín hiệu hồi đầu tháng nay. Tàu này, do Hải quân Mỹ vận hành bên ngoài tàu Ocean Shield của Australia, là một phương tiện tự hành dưới nước (AUV), có thể xác định được các vật thể bằng cách tạo ra một bản đồ sonar về đáy biển.
Đến nay, Bluefin-21 đã quét được 2/3 diện tích song chưa có tiếp xúc nào đáng quan tâm.
Bluefin-21 hoạt động ở độ sâu hơn 4.000km dưới đáy biển trong khi trên mặt nước và không trung, các tàu cùng máy bay sẽ tiếp tục rà soát đại dương để tìm kiếm các mảnh vỡ trôi nổi trên phạm vi rộng 50.000 km2, theo JACC.
Chiếc Boeing mang số hiệu MH370 của hãng Malaysia Airlines mang theo 239 người mất tích ngày 8/3 khi đang hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh.
Các nhà chức trách cảnh báo, điều kiện thời tiết ở khu vực tìm kiếm phía nam Ấn Độ Dương sẽ xấu đi do cơn bão nhiệt đới mang tên Jack tiến đến. Trước đó, cuối tuần trước, những người giám sát tìm kiếm MH370 cho biết, chiến dịch tìm kiếm hộp đen dưới nước dựa vào các tín hiệu "ping" có thể sẽ khép lại trong vòng 1 tuần nữa.
Trong một vụ việc riêng rẽ khác, một chuyến bay của Malaysia Airlines từ Kuala Lumpur tới Bangalore, Ấn Độ, đã buộc phải quay trở lại sau khi một bánh của nó bị nổ. Chiếc máy bay mang theo 159 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn đã phải lượn vòng ở Kuala Lumpur 4 giờ đồng hồ để đốt hết nhiên liệu trước khi hạ cánh.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Vụ dân bắt giữ 4 công an: Tiếp tục triển khai dự án Công viên Vĩnh Hằng Chiều 16/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức cuộc họp báo liên quan đến vụ việc hàng trăm người dân phản đối Dự án Công viên Vĩnh Hằng (xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà) gây mất an ninh trật tự mấy ngày vừa qua. Tham gia buổi họp báo có đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành, lãnh đạo huyện Thạch...