Lực bán tăng mạnh, VN-Index tăng nhẹ 2 điểm về cuối phiên
Sắc xanh vẫn hiện diện nhiều trong nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, cụ thể có 14 mã tăng điểm, 10 mã giảm điểm, 6 mã đứng tại mốc tham chiếu.
Kết phiên 7/7, chỉ số VN-Index tăng 2,26 điểm ( 0,26%) lên 863,42 điểm; HNX-Index tăng 0,57% lên 113,71 điểm và chỉ có UPCoM-Index giảm 0,23% còn 56,35 điểm. Thanh khoản trên cả 3 sàn chứng khoán cải thiện so với phiên hôm qua, đạt gần 6.400 tỷ đồng.
Sắc xanh vẫn hiện diện nhiều trong nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, cụ thể có 14 mã tăng điểm, 10 mã giảm điểm, 6 mã đứng tại mốc tham chiếu.
Diễn biến thị trường trong phiên 7/7.
Lực bán có phần chiếm ưu thế trong phiên chiều đã khiến cho các chỉ số thu hẹp đà tăng. Một số cổ phiếu như VNM, VPB, POW, MSN, REE… đều quay đầu giảm giá, VHM, VIC về mức tham chiếu. Các cổ phiếu tăng tốt trong phiên sáng như HPG, SAB, VCB, BID… không giữ được đà tăng đến cuối phiên.
Video đang HOT
Đối với VN-Index, SAB, HPG và BID đang giữ vững đà tăng của chỉ số. Ở chiều ngược lại, VIC, GVR và VNM kìm hãm đà tăng của thị trường.
Trong nhóm ngân hàng, sắc xanh vẫn giữ vững, các mã cổ phiếu lớn trong nhóm như VCB, BID, CTG, ACB đều đang tăng tốt với mức tăng từ 0,5% đến hơn 2%.
Một số cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ như TNI giảm sàn xuống 4.700 đồng/cp, QCG giảm 5,9%, FTS giảm 5,4%, HAI giảm 3,8%, DBC giảm 3,5%, ITA, DLG, SCR… đều mất trên 3%.
Nhóm ngân hàng tạo áp lực, chứng khoán mất điểm đầu tuần
Đóng cửa phiên giao dịch 27/4, VN-Index dừng ở 771 điểm, giảm 0,8%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt xu hướng điều chỉnh của thị trường hôm nay.
Trong phiên giao dịch đầu tuần 27/4, thị trường chứng khoán trong nước tăng mạnh ngay đầu phiên nhưng thất bại trước ngưỡng 785 điểm. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index dừng ở 771 điểm, giảm 0,8%. Chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,6% trong khi UPCoM-Index ngược chiều tăng 0,6%.
Tuy VN-Index đi xuống nhưng độ rộng thị trường vẫn tích cực khi tỷ lệ mã tăng - giảm trên sàn HoSE là 186-175 nhờ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tăng điểm. Ngược lại, áp lực bán với nhóm bluechip mạnh khiến trong rổ VN30 hôm nay, chỉ có 4 mã tăng trong khi 24 mã giảm điểm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt xu hướng điều chỉnh của thị trường trong bối cảnh báo cáo kết quả kinh doanh quý I của nhiều nhà băng cho thấy dấu hiệu nợ xấu tăng do tác động của Covid-19.
Hai mã tạo áp lực tiêu cực nhất lên VN-Index phiên 27/4 là VCB (Vietcombank) và BID (BIDV) cùng giảm 3%. Các cổ phiếu ngân hàng khác như CTG (Vietinbank), MBB (MBBank), TCB (Techcombank), HDB (HDBank), STB (Sacombank), EIB (Eximbank) đều đóng phiên trong sắc đỏ. Riêng VPB (VPBank) ngược dòng tăng 2%.
Diễn biến của chỉ số VN-Index và VN30-Index phiên giao dịch 27/4. Ảnh: SSI.
Ở phía ngược lại, nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp và thủy sản diễn biến tích cực hơn thị trường chung.
Các mã KBC (Kinh Bắc), ITA (Tân Tạo) tăng trần trước kỳ vọng xu hướng đầu tư FDI tăng trưởng sau khi kết thúc dịch Covid-19. VHC (Vĩnh Hoàn) tăng hết biên độ, MPC (Minh Phú) tăng 8%, HVG (Hùng Vương) tăng 6% sau thông tin Mỹ giảm thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam.
Giá trị giao dịch khớp lệnh toàn thị trường tăng nhẹ lên mức 4.250 tỷ đồng. Đây là tín hiệu tích cực trong phiên giảm điểm hôm nay. Khối ngoại lại có thêm một phiên bán ròng với giá trị 469 tỷ trên toàn thị trường. Hai mã bị khối ngoại xả hàng nhiều nhất là VCB (107 tỷ) và VPB (83 tỷ).
Theo phân tích kỹ thuật của KBSV, thị trường chứng khoán trong nước vẫn dao động ở vùng trung tính với những phiên tăng, giảm đan xen.
"Khả năng tiếp tục đi lên dù chưa bị phủ nhận nhưng cơ hội không thật sự rõ ràng khi thị trường đang chịu áp lực bán khá lớn ở vùng giá cao. Nếu hiện tượng tăng điểm với xung lực yếu tiếp tục diễn ra, kịch bản điều chỉnh sẽ sớm quay trở lại", chuyên gia của công ty dự báo.
Theo báo cáo của MBS, thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý I nên hiện tượng phân hóa là điều bình thường.
"Tuần trước nhóm vốn hóa lớn đóng vai trò dẫn dắt chỉ số, hôm nay nhóm này bị chốt lời để dòng tiền đến với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ không nằm ngoài dự kiến. Thị trường sẽ có sự phân hóa trong quá trình phục hồi. Trong các phiên tăng, không phải đồng loạt các cổ phiếu sẽ cùng tăng như trước", bản tin của công ty nhận định.
Với chứng khoán châu Á hôm nay, các chỉ số đại diện thị trường Hàn Quốc, Hong Kong, Nhật Bản đồng loạt tăng điểm 1,8-2,7%. Ngược lại, chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Component của Trung Quốc giảm 0,3%.
Việt Đức
Chứng khoán 27/4: Rung lắc đến vào cuối phiên sáng Thị trường bị kéo xuống và đảo chiều sang sắc đỏ thời điểm cuối phiên sáng. Nhưng các diễn biến đến rất từ tốn và không bất ngờ khi chính nhóm Ngân hàng đang cùng quay đầu giảm giá. Cuối cùng, áp lực của nhóm Ngân hàng đã được hiện thực hóa từ sau 11h15. Một loạt các mã MBB (-1,6%), CTG (-1,3%),...