Luật về giao thông đường bộ sẽ nhiều điểm mới
Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) sẽ được trình tại kỳ họp thứ 10 tới đây, có rất nhiều quy định mới liên quan hoạt động vận tải đường bộ .
Chính phủ vừa có tờ trình Dự án Luật Giao thông đường bộ (GTĐB – sửa đổi) ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo chương trình, tại phiên họp thứ 48, chiều 15-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với dự án này.
Khắc phục những bất cập
Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), qua hơn 10 năm thực hiện, Luật GTĐB 2008 đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần hình thành ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên toàn quốc… Tuy nhiên, quá trình thi hành đã xuất hiện một số tồn tại và các vấn đề phát sinh cần được xem xét để thay thế.
Nhiều điểm mới của pháp luật về giao thông nếu được áp dụng sẽ có tác dụng bảo đảm hơn cho trật tự an toàn giao thông
Về phạm vi điều chỉnh, so Luật GTĐB năm 2008, dự án có sự thay đổi. Theo đó, quy định về GTĐB gồm: Kết cấu hạ tầng GTĐB, hệ thống báo hiệu đường bộ, tổ chức giao thông; quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện GTĐB, vận tải đường bộ, quản lý nhà nước về GTĐB. Tuy nhiên, các quy định về quy tắc GTĐB, người điều khiển phương tiện, đăng ký phương tiện, đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe sẽ không được quy định trong dự án.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết dự án gồm 6 chương, 102 điều. So với Luật GTĐB 2008, dự án đã bỏ 2 chương: Quy định về quy tắc GTĐB và về người điều khiển phương tiện tham gia đường bộ.
Bên cạnh đó, dự án sẽ có nhiều điểm mới. Về phương tiện tham gia giao thông, Luật GTĐB 2008 chưa có khung pháp lý cho các phương tiện giao thông thông minh, phương tiện đa tính năng có thể di chuyển cả trên đường bộ và đường thủy hoặc hàng không; chưa có cơ chế kiểm soát phương tiện môtô, xe máy gây phát thải ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông; các hạng mục an toàn chưa cập nhật hết với những thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Video đang HOT
Do đó, dự án bổ sung quy định ôtô con phải có hướng dẫn để lắp ghế ngồi, lắp dây đai an toàn dành cho trẻ em trong tài liệu sử dụng; bổ sung quy định kiểm soát khí thải định kỳ, đèn tín hiệu nhận diện khi tham gia giao thông đối với môtô, xe máy; bổ sung các hạng mục về an toàn kỹ thuật theo các thỏa thuận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh đó, bổ sung các quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện như: Kiểm tra định kỳ về khí thải môtô, xe máy; trách nhiệm trong việc bảo đảm yêu cầu về điều kiện phương tiện khi tham gia giao thông, giao phương tiện cho người đủ điều kiện điều khiển; bổ sung quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư, cá nhân, doanh nghiệp thành lập trung tâm đăng kiểm; người đứng đầu trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, đăng kiểm viên kiểm định xe cơ giới…
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, dự án được Bộ GTVT xây dựng với tinh thần khắc phục những tồn tại, kế thừa và phát huy thế mạnh về tính hệ thống, toàn diện của Luật GTĐB 2008. Đặc biệt, phải có tầm nhìn và sự ổn định từ 10-15 năm. Mục tiêu hướng đến một hệ thống GTĐB an toàn, thông suốt, thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí cho nhân dân.
Ngăn cạnh tranh không lành mạnh
Về vận tải đường bộ, Luật GTĐB 2008 phân loại loại hình kinh doanh vận tải chưa phù hợp với thực tế phát triển vận tải đường bộ, gây khó khăn trong công tác quản lý cũng như gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các loại hình có hoạt động tương tự nhau; chưa quy định về hoạt động vận tải nội bộ…
Trong khi đó, dự án có tới 35 điều quy định về hoạt động vận tải đường bộ; thời gian làm việc và điều kiện hành nghề của người lái ôtô; công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ôtô; vận tải hành khách bằng ôtô; chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng; quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô; quyền và nghĩa vụ của người lái xe, nhân viên phục vụ trên ôtô kinh doanh vận tải hành khách…
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, dự án có một số điểm mới như: Bổ sung khái niệm kinh doanh vận tải để phân định rõ hoạt động kinh doanh vận tải và hoạt động vận tải nội bộ. Bổ sung quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ôtô. Bổ sung quy định về hoạt động kinh doanh cho thuê xe tự lái; hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng ôtô; dịch vụ cho thuê ôtô; sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải bằng ôtô.
Bà Hoàng Hồng Hạnh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam – cho biết trong dự án, nhiều khái niệm mới được bổ sung, đặc biệt là những phương tiện mới, phương tiện giao thông thông minh… để có khung pháp lý sau này điều chỉnh. Đối với quy tắc hệ thống báo hiệu sẽ sửa đổi toàn diện để phù hợp với Công ước Vienna năm 1968 về giao thông đường bộ.
Theo ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, hiệp hội này đã có góp ý dự án Luật GTĐB (sửa đổi). “Chúng tôi muốn luật cần quy định về biểu trưng, logo, màu sơn cho taxi; taxi phải là vận tải khách công cộng; chứng chỉ hành nghề taxi phải do doanh nghiệp đào tạo, cấp giấy chứng nhận; xe hợp đồng phải trên 9 chỗ” – ông Hùng nêu.
Sửa mặt cầu Thăng Long: Không thể "ngồi yên" chờ chuyên gia
Chiều nay (31/8), Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trực tiếp kiểm tra công tác sửa chữa cầu Thăng Long - Hà Nội.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nghe báo cáo tiến độ tại công trường sửa chữa cầu Thăng Long chiều nay (31/8)
Báo cáo tại hiện trường, đại diện đơn vị thực hiện dự án cho biết một trong những vấn đề quan trọng nhất với dự án hiện nay là việc đưa chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam.
Đoàn chuyên gia đã làm visa nhưng nay chưa có mặt tại Việt Nam do dịch Covid-19, hiện nay hàng ngày vẫn phải họp trực tuyến. Đáng nói, việc thi công thảm bê tông mặt cầu Thăng Long phải có sự có mặt của đoàn chuyên gia nước ngoài mới có thể triển khai trên thực tế.
Thông tin thêm, vị này cho biết: Theo kế hoạch, ngày 5/9 một số nhân sự chuyên gia bắt đầu tới Việt Nam, sau đó thực hiện cách ly 14 ngày theo quy định và dự kiến ngày 20/9 mới có mặt trực tiếp tại hiện trường để triển khai công việc.
Không đồng ý với quan điểm này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh: Theo kế hoạch phải thông xe trước ngày 31/12/2020. Do vậy, không thể cứ làm việc trực tuyến mãi, không thể "ngồi chờ" chuyên gia, phải có con người cụ thể trên công trường.
"Đoàn chuyên gia có thể nhiều người, tại sao không đề nghị họ chia nhỏ các nhóm nhân sự để đưa người sang Việt Nam thành nhiều đợt và thực hiện cách ly theo các đợt" - Bộ trưởng đặt câu hỏi. Cũng theo Bộ trưởng, làm như vậy, những chuyên gia tới trước sẽ chuyển giao công nghệ cho kỹ sư người Việt trước. Những nhân sự chưa có mặt tại dự án thì có thể họp trực tuyến hàng ngày.
"Trong 1-2 ngày tới cần phải có nhóm chuyên gia tới trước để đáp ứng yêu cầu công việc. Nếu cứ phụ thuộc vào lịch của phía họ là ngày 5/9 hoặc sau đó thì như vậy thì công việc sẽ khó khăn, gây chậm tiến độ dự án", Bộ trưởng chỉ đạo.
Nhấn mạnh lần sửa chữa này là lớn nhất từ trước đến nay, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói: Để phục vụ thi công, đã phải cấm mọi phương tiện lưu thông để dự án có thể hoàn thành nhanh nhất, đảm bảo yêu cầu chất lượng tốt nhất. Các đơn vị cần tập trung cao nhất, có bất kỳ vấn đề gì phải báo cáo và xử lý ngay.
Hiện đã lắp đặt xong 2 nhà mái che di động dài 240m để triển khai dự án
Được biết, hiện dự án sửa chữa cầu Thăng Long đã hoàn thành công tác phân luồng giao thông; thi công xong hệ thống điện phục vụ thi công dọc cầu; lắp đặt xong 2 trạm trộn ướt; lắp đặt xong 2 nhà mái che di động dài 240m với 196 tấn thép; tháo dỡ xong hệ thống hộ lan hiện hữu dài 3,3km.
Với các hạng mục hàn đinh neo, bê tông UHPC, cốt thép, bê tông nhựa polyme, hiện đã hoàn thành công tác thí nghiệm đầu vào, đã nhập đủ vật liệu để phục vụ thi công bê tông UHPC (sợi thép, phụ gia, vật liệu khô).
Tổng giá trị thực hiện đến nay là 15,3 tỷ đồng/228,75 tỷ đồng, đạt 7% giá trị hợp đồng. Tổng giá trị giải ngân đến nay là 72,85 tỷ đồng/242,85 tỷ đồng, đạt 32% giá trị hợp đồng.
Thời gian tới, dự kiến việc thi công hàn đinh neo sẽ được triển khai từ 15/9 - 30/11/2020; thi công cốt thép từ 16/9 - 1/12/2020; lắp đặt khe co giãn từ 4/9-4/12/2020; đổ bê tông UHPC từ 19/9 - 14/12/2020; thi công lớp dính bám và thảm bê tông nhựa polume từ 17/11-27/12/2020. Dự án sẽ hoàn thành thông xe trên cầu trước ngày 31/12/2020.
Dự án sửa chữa cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư gần 270 tỷ đồng
Dự án sửa chữa cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư gần 270 tỷ đồng. Hiện nay, Dự án đang trong quá trình mời thầu, cuối tháng 6 kết thúc lựa chọn thầu và bắt đầu thi công từ ngày 16/8. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào cuối quý 4/2020.
Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã được sửa chữa lớn năm 2009; giai đoạn 2012 - 2013 cũng được thi công sửa chữa, khắc phục hư hỏng lớp bê tông nhựa bằng công nghệ của Mỹ, nhưng nhiều vị trí cũng hư hỏng trước khi hết bảo hành. Từ năm 2016 đến nay, đơn vị quản lý đường bộ cũng thực hiện sửa chữa cục bộ.
Thí điểm cấm xe hợp đồng trên 16 chỗ qua cầu Chương Dương Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa giao Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông hoàn thiện tổ chức giao thông một số tuyến đường trên địa bàn Hà Nội. Cầu Chương Dương. Ảnh: Internet. Theo đó, với tuyến đường Vành đai 2 (đoạn Cầu Giấy - Hoàng Quốc Việt), bổ sung biển báo nguy hiểm, chú ý quan...