Luật sư “Vì dân” Trần Đình Triển và vụ bê bối tiền tỉ
Luật sư Trần Đình Triển – Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân vẫn được biết đến là một trong những người hoạt ngôn. Tuy nhiên, luật sư này lại không nổi danh trong những vụ bảo vệ thành công thân chủ ở chốn công đường mà chủ yếu nổi tiếng vì những chuyện “cãi vã” bên lề vụ án, trên các diễn đàn, mạng xã hội.
Bài 1: Khi thân chủ tố cáo luật sư… “ăn tiền”
Luật sư Trần Đình Triển được biết đến là người hoạt ngôn, việc thường xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông cũng mang lại các hợp đồng tư vấn, bào chữa cho văn phòng của luật sư này. Tuy nhiên, không phải vụ án nào cũng dễ dàng để luật sư này dùng “khẩu khí” giải quyết.
Mới đây và cũng là vụ việc gây tai tiếng chính là việc luật sư Trần Đình Triển bị chính thân chủ của mình đứng ra tố cáo là “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản lớn” và “trốn thuế”.
Luật sư Trần Đình Triển.
Thân chủ đứng ra tố cáo luật sư Trần Đình Triển lần này là Tập đoàn đầu tư ATS. Những người đứng chủ của tập đoàn này từng xem luật sư Triển như người thân và giữa họ có mối quan hệ gắn bó qua nhiều năm.
Vậy vì sao mối quan hệ gắn bó này lại nhanh chóng tan vỡ. Phía ATS cho rằng: Luật sư Trần Đình Triển nhận tiền của họ để làm việc nhưng không thực hiện xong và tiền thì cũng chiếm đoạt, không trả lại. Ngoài ra, luật sư này cũng vay tiền tỷ của bà chủ tập đoàn rồi… quất ngựa truy phong, đòi không trả.
Trong đơn tố cáo gửi báo chí, Tập đoàn Đầu tư ATS cho rằng ông Triển có hành vi lạm dụng sự tin tưởng, tín nhiệm của công ty rồi chiếm đoạt số tiền lớn và trốn thuế. Cụ thể như sau:
Vào năm 2012, Công ty ATS và văn phòng Luật sư (VPLS) Vì Dân có thương thảo 25 Hợp đồng dịch vụ pháp lý để văn phòng luật sư hỗ trợ pháp lý cho công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong nội dung Dự thảo các Hợp đồng dịch vụ pháp lý có quy định về phương thức tính giá trị hợp đồng và được thanh toán làm 2 lần. Lần 1: Công ty ATS tạm ứng cho VPLS Vì Dân một khoản tiền cố định vào tài khoản của VPLS trong thời hạn 07 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng. Lần 2: Thanh toán toàn bộ hợp đồng khi kết thúc vụ việc.
Trong khi chưa kí Hợp đồng dịch vụ chính thức, VPLS Vì Dân đã thực hiện (chưa kết thúc) công việc của 6/25 Hợp đồng dịch vụ pháp lí đang thương thảo. Theo 6 Dự thảo hợp đồng này, số tiền tạm ứng mà Công ty ATS phải thanh toán là 250 triệu đồng.
Video đang HOT
Song vì luật sư Trần Đình Triển trình bày hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn về kinh tế khi vợ chồng phải phân chia tài sản li hôn và đề nghị công ty ATS chuyển cho 300 triệu đồng tiền tạm ứng phí dịch vụ pháp lý. Yêu cầu này được công ty ATS chấp thuận.
Ngày 12/10/2012, ông Nguyễn Hữu SinhPhó Giám đốc Công ty ATS đã thực hiện thanh toán tiền tạm ứng phí dịch vụ cho luật sư Triển bằng phương thức chuyển khoản ngân hàng. Trong biên lai chuyển tiền có ghi rõ là phí dịch vụ pháp lý theo hợp đồng.
Cùng ngày 12/10/2012, luật sư Triển gợi ý vay thêm 01 tỉ đồng từ bà Nguyễn Thị ThoaGiám đốc công ty ATS. Bà Thoa đồng ý và giao cho ông Nguyễn Hữu Sinh sử dụng nguồn tiền của công ty chuyển cho ông Triển. Phiếu chuyển 1 tỉ đồng ngày 12/10/2012 cho VPLS Vì Dân, chứng từ giấy nộp tiền ghi rõ: “Chuyển tiền cho anh Triển vay theo yêu cầu của bà Thoa”.
Phiểu chuyển tiền qua ngân hàng ghi rõ “chuyển tiền cho anh Triển vay”.
Khi ông Triển không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ pháp lý của một số vụ việc, lại yêu cầu Công ty ATS thanh toán tiếp tiền tạm ứng dịch vụ đối với các hợp đồng còn lại, Công ty ATS không chấp nhận yêu cầu này và đề nghị ngừng cung cấp dịch vụ.
Hai bên tiến hành bàn giao tài liệu, hồ sơ để trả về Công ty ATS. Đại diện gia đình bà Thoa và Công ty ATS nhiều lần yêu cầu ông Triển hoàn trả 1 tỉ đồng (vay cá nhân bà Thoa), nhưng ông Triển từ chối, luôn lấy ra lí do, số tiền ông Triển nhận được là phí dịch vụ.
ATS cho rằng: Lý do mà ông Triển đưa ra là vô lí bởi không dựa vào bất cứ điều khoản nào trong dự thảo hợp đồng dịch vụ để hợp thức số tiền 1 tỉ đồng của Công ty ATS. Luật sư này trắng trợn phủ nhận sự thật và lòng tốt của người khác giúp đỡ khi gặp khó khăn.
Sự thật là Dự thảo hợp đồng dịch vụ chưa được kí kết tức là chưa có hiệu lực pháp lí. Giả sử tất cả các hợp đồng dịch vụ đã được kí kết bởi 2 bên thì VPLS Vì Dân cũng chưa hoàn thành công việc, Công ty ATS không có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng.
Phó Tổng giám đốc ATS Nguyễn Hữu Sinh lý giải: Tổng số tiền tạm ứng chi phí dịch vụ pháp lí cho 25 hợp đồng của Công ty ATS với VPLS Vì Dân có giá trị 550 triệu đồng. VPLS Vì Dân mới thực hiện (chưa kết thúc) 6/25 vụ.
Tổng số tiền ông Triển nhận được từ Công ty ATS chuyển khoản 1,3 tỉ đồng, vậy ông Triển căn cứ vào điều khoản nào của hợp đồng để hưởng lợi số tiền này?
Hơn nữa, khi làm việc với đại diện của công ty ATS, ông Triển còn phủ nhận việc vay nợ là “vay thì phải có giấy tờ”; nếu không có thì không có cơ sở để đòi.
Nội dung đơn tố cáo luật sư Trần Đình Triển gửi đến Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Nội.
Bên công ty ATS đã trả lời ông Triển rằng pháp luật dân sự cho phép các bên có thể giao dịch bằng miệng hoặc bằng văn bản đối với các giao dịch dân sự nếu pháp luật không có yêu cầu nào khác.
Đồng thời, chứng từ chuyển tiền cho ông Triển ghi rõ: “chuyển tiền cho anh Triển vay theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Thoa”. Do đó, lý do của ông Triển đưa ra một phần muốn “bịp” những người dân thường về nhận thức pháp luật, một phần đã thể hiện ý thức chiếm đoạt số tiền vay của công ty ATS…
(Còn tiếp)
Theo Petrotimes
Luật sư Trần Đình Triển bị tố cáo "Vi phạm đạo đức luật sư và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế"
Luật sư Trần Đình Triển có thực sự "vì dân" hay vì tiền? Một số thân chủ có đơn tố cáo luật sư Trần Đình Triển "Vi phạm đạo đức luật sư và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế"...
Luật sư Trần Đình Triển
Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư (VPLS) Vì Dân, đang giữ chức Phó Chủ nhiệm, Trưởng ban Bảo vệ quyền lợi luật sư của Đoàn Luật sư TP Hà Nội, gần đây bị chính khách hàng thân quen của mình là Công ty Cổ phần Đầu tư ATS (gọi tắt là Công ty ATS), trụ sở tại 252 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, gửi đơn đến Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư Hà Nội, Sở Tư pháp và cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Nội (PC45), Báo Người cao tuổi tố cáo "Vi phạm đạo đức luật sư và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế".
Đơn tố cáo nêu rõ: "Vào năm 2012, Công ty ATS và VPLS Vì Dân, thương thảo 25 Hợp đồng dịch vụ pháp lí để VPLS hỗ trợ pháp lí cho công ty chúng tôi liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong nội dung dự thảo các hợp đồng pháp lí có quy định về phương thức tính giá trị hợp đồng, được thanh toán làm 2 lần: Lần 1: Công ty ATS tạm ứng cho VPLS Vì Dân một khoản tiền cố định vào tài khoản của VPLS trong thời hạn 7 ngày kể từ khi kí kết hợp đồng. Lần 2: Thanh toán toàn bộ hợp đồng khi kết thúc vụ việc.
Trong khi chưa kí Hợp đồng dịch vụ chính thức, VPLS Vì Dân đã thực hiện (chưa kết thúc) công việc của 6/25 Hợp đồng dịch vụ pháp lí đang thương thảo. Theo 6 Dự thảo hợp đồng này, số tiền tạm ứng mà Công ty ATS phải thanh toán là 250 triệu đồng. Song vì luật sư Trần Đình Triển trình bày hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn về kinh tế khi vợ chồng phải phân chia tài sản li hôn và đề nghị Công ty ATS chuyển cho 300 triệu đồng tiền tạm ứng phí dịch vụ pháp lí.
Biên lai chuyển tiền cho ông Triển.
Công ty ATS chấp nhận. Ngày 12/10/2012, ông Nguyễn Hữu Sinh (Phó Giám đốc Công ty ATS) thực hiện chuyển tiền tạm ứng phí dịch vụ bằng phương thức chuyển khoản 300 triệu đồng cho VPLS Vì Dân, vào tài khoản 1300201223268 tại ngân hàng NN&PTNT số 4 Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội). Biên lai ghi rõ "Thanh toán tạm ứng phí luật sư theo hợp đồng đã kí của Công ty ATS".
Cùng ngày 12/10/2012, luật sư Triển gợi ý vay thêm 1 tỉ đồng từ bà Nguyễn Thị Thoa, Giám đốc Công ty ATS. Bà Thoa đồng ý và giao cho ông Nguyễn Hữu Sinh sử dụng nguồn tiền của công ty chuyển cho ông Triển. Phiếu chuyển 1 tỉ đồng ngày 12/10/2012 cho VPLS Vì Dân, chứng từ giấy nộp tiền ghi rõ: "Chuyển tiền cho anh Triển vay theo yêu cầu của bà Thoa".
Khi ông Triển không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ pháp lí của một số vụ việc, lại yêu cầu Công ty ATS thanh toán tiếp tiền tạm ứng dịch vụ đối với các hợp đồng còn lại, Công ty ATS không chấp nhận yêu cầu này và đề nghị ngừng cung cấp dịch vụ. Hai bên tiến hành bàn giao tài liệu, hồ sơ để trả về Công ty ATS. Đại diện gia đình bà Thoa và Công ty ATS nhiều lần yêu cầu ông Triển hoàn trả 1 tỉ đồng (vay cá nhân bà Thoa), nhưng ông Triển từ chối, luôn nại ra lí do, số tiền ông Triển nhận được là phí dịch vụ. Lí do vô lí bởi không dựa vào bất cứ điều khoản nào trong dự thảo hợp đồng dịch vụ để hợp thức số tiền 1 tỉ đồng của Công ty ATS và ông luật sư này trắng trợn phủ nhận sự thật và lòng tốt của người khác giúp đỡ khi ông ta gặp khó khăn. Sự thật là Dự thảo hợp đồng dịch vụ chưa được kí kết tức là chưa có hiệu lực pháp lí. Giả sử tất cả các hợp đồng dịch vụ đã được kí kết bởi 2 bên thì VPLS Vì Dân cũng chưa hoàn thành công việc, Công ty ATS không có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng. Tổng số tiền tạm ứng chi phí dịch vụ pháp lí cho 25 hợp đồng của Công ty ATS với VPLS Vì Dân có giá trị 550 triệu đồng. VPLS Vì Dân mới thực hiện (chưa kết thúc) 6/25 vụ. Tổng số tiền ông Triển nhận được từ Công ty ATS chuyển khoản 1,3 tỉ đồng, vậy ông Triển căn cứ vào điều khoản nào của hợp đồng để hưởng lợi số tiền này?
Khi làm việc với đại diện Công ty ATS, ông Triển phủ nhận việc vay nợ là "vay thì phải có giấy tờ, nếu không có giấy tờ thì không có cơ sở đòi". Luật sư Trần Đình Triển cù nhầy quên rằng, Bộ luật Dân sự cho phép các bên có thể giao dịch bằng miệng hoặc bằng văn bản đối với các giao dịch dân sự nếu pháp luật không có yêu cầu khác. Chứng cứ của việc vay tiền được ghi rõ trong biên lai chuyển tiền qua Ngân hàng NN&PTNT ngày 12/10/2102 "Chuyển tiền cho anh Triển vay theo yêu cầu của bà Thoa". Các lí do ông Triển nêu trên, một phần muốn "bịp" người dân về nhận thức pháp luật, một phần thể hiện âm mưu chiếm đoạt số tiền vay.
Việc làm của luật sư Triển bộc lộ vừa đạo đức không tốt, vừa thiếu trách nhiệm của một luật sư. Hành vi lẩn tránh, mưu chiếm đoạt tiền của Công ty ATS, của ông Triển, biểu hiện tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Luật sư Triển cho rằng 1,3 tỉ đồng là phí dịch vụ pháp lí, nhưng thực tế VPLS này lại không kí kết hợp đồng dịch vụ pháp lí, không phát hành phiếu thu hoặc hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty ATS đối với số tiền đã nhận, là hành vi trốn thuế.
Đơn tố cáo đề nghị Đoàn luật sư Hà Nội xem xét sai phạm của luật sư Triển, kỉ luật miễn nhiệm chức danh Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, kiến nghị Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Trần Đình Triển.
Theo Người Cao Tuổi
"Cuộc chiến" với Thu Uyên: Luật sư Triển xin ngừng thông tin trên Facebook Cuộc chiến trên báo chí, website, mạng xã hội giữa luật sư Trần Đình Triển và nhà báo Thu Uyên được đẩy lên đỉnh điểm khi ông Lê Cao Tâm, một người được cho là cung cấp chứng cứ cho luật sư Triển, xuất hiện trên Công luận và khẳng định tài liệu mà luật sư Triển tung lên mạng là giả mạo....