Luật sư được tạo điều kiện tối đa trong tố tụng dân sự
Tin tức mới nhất từ kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, sáng 25/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Bộ luật Tố tụng Dân sự ( sửa đổi) và Luật Tố tụng Hành chính (sửa đổi).
Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) (sửa đổi) gồm 42 chương, 517 điều đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với 438/442 đại biểu có mặt tại hội trường tán thành, bằng 89,47% tổng số đại biểu Quốc hội.
Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ các quy định cụ thể hóa các quy định mới có liên quan của Bộ luật dân sự năm 2015 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Trong BLTTDS (sửa đổi), nhiều điều khoản đáng chú ý như: Điều 46 quy định về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
1. Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Tòa án;
b) Viện kiểm sát.
2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
Video đang HOT
a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên”.
Kết quả biểu quyết Bộ luật Tố tụng Dân sự (sửa đổi). Ảnh chụp qua màn hình.
Về trình tự, thủ tục đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 75)
Có ý kiến đề nghị thay đổi quy định Tòa án cấp “Giấy đăng ký” bằng quy định Tòa án cấp “Giấy chứng nhận” cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như quy định tại Bộ luật hiện hành.
Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án đã được quy định tại Hiến pháp năm 2013. Để thực hiện quyền này, đương sự có quyền tự mình hoặc nhờ người Luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của BLTTDS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư khi liên hệ với Tòa án, dự thảo Bộ luật chỉ quy định Luật sư làm thủ tục đăng ký với Tòa án. Vì vậy, đề nghị giữ như quy định tại Điều 75 của dự thảo Bộ luật. Tức là tòa án vẫn cấp Giấy đăng ký.
Cũng trong sáng 25/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Tố tụng Hành chính (sửa đổi) gồm 23 chương, 372 điều.
Với 448/450 đại biểu có mặt tại hội trường tán thành, Luật Tố tụng Hành chính (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2016.
Xem thêm> Hệ thống tố tụng phải có khả năng tự phát hiện oan sai
Cách chức Phó chánh án vi phạm nghiêm trọng về tố tụng
Định giá tài sản tranh chấp trong vụ án dân sự
Dương Thu
Theo_Người Đưa Tin
Tuần này, bế mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII
Tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII diễn ra từ ngày 22-26/6. Theo đó, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua một số luật, nghị quyết và bế mạc kỳ họp...
Phiên họp toàn thể tại hội trường
Trong tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp, nhiều dự án luật quan trọng tiếp tục được Quốc hội thảo luận tại các phiên họp toàn thể, như: Dự án luật Thống kê (sửa đổi); dự án Luật tố tụng hành chính (sửa đổi); dự án Luật trưng cầu ý dân; dự án Luật an toàn thông tin; dự án Luật khí tượng thủy văn; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam.
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua các luật: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi); Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi); Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Luật an toàn, vệ sinh lao động; Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Cũng trong tuần này, Quốc hội sẽ lần đầu tiên tiến hành các thủ tục để phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo thẩm quyền mới tại Hiến pháp năm 2013. Trên cơ sở phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước sẽ bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Chiều ngày 26/6, tại phiên họp toàn thể được truyền hình, phát thanh trực tiếp, theo nghị trình, Quốc hội sẽ bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết Về giám sát chuyên đề; Nghị quyết Về chất vấn và trả lời chất vấn. Sau đó, Chủ tịch Quốc hội sẽ phát biểu bế mạc kỳ họp.
Bùi Ngà
Theo_VnMedia
Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi Ngày 19-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Luật gồm bảy chương, 50 điều, có hiệu lực từ ngày 1-1-2016. Một phiên họp thường kỳ của Chính phủ (Ảnh: VGP). Theo Luật này, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là...