Luật sư đề nghị trả tự do cho Huỳnh Văn Nén
Ngày 5.5, bốn luật sư tham gia bào chữa cho Huỳnh Văn Nén – đang thụ án chung thân, đã ngồi tù được gần 17 năm (ảnh) – cùng ký đơn gửi Công an, VKSND tỉnh Bình Thuận, đề nghị đình chỉ điều tra vụ án, trả tự do cho Huỳnh Văn Nén ngay khi hết hạn điều tra lại (ngày 8.5.2015).
Quá nhiều mâu thuẫn khi tuyên án
Về đề nghị trả tự do cho Nén, bản kiến nghị của các luật sư (LS) nêu rõ lý do: Theo Quyết định giám đốc thẩm số 64 ngày 12.11.2014 của tòa hình sự, TAND Tối cao, hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm số 96 ngày 31.8.2000 để điều tra lại theo thủ tục chung.
Quá trình Công an Bình Thuận điều tra lại, chúng tôi đã tham dự đầy đủ các buổi hỏi cung và nhận thấy rằng: Thời hạn điều tra theo quy định đến ngày 8.5.2015 đã hết; quá trình điều tra không phát hiện và làm rõ được các yêu cầu điều tra lại; hiện trường vụ án nay đã 17 năm không còn dấu vết để khám nghiệm, thực nghiệm điều tra và những vết tích trên thân thể nạn nhân nay cũng không thể làm rõ được nữa theo những yêu cầu của QĐ Giám đốc thẩm số 64 năm 2014.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, bà Lê Thị Bông bị giết và bị cướp tài sản vào tối ngày 23.4.1998. Ngày 17.5.1998, Cơ quan điều tra tỉnh Bình Thuận đã bắt Huỳnh Văn Nén. Tại cơ quan điều tra Nén có nhiều lời khai và tự khai, trong đó các lời khai và tự khai từ ngày 2.6.1998 về sau Huỳnh Văn Nén nhận là người đã giết bà Lê Thị Bông. Khi xét xử sơ thẩm vụ án, tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời khai nhận tội của bị cáo là chứng cứ kết tội bị cáo, trong khi các lời khai nhận tội của bị cáo liên tục thay đổi, có nhiều mâu thuẫn, có lời khai nhận tội có lời khai không nhận tội và các lời khai nhận tội cũng không phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi mâu thuẫn với các lời khai của chị Phạm Thị Hồng (là con gái của bà Bông), lời khai của người làm chứng…
Đồng thời, theo QĐ số 64 còn có nhiều vấn đề mâu thuẫn chưa được điều tra làm rõ (11 vấn đề chưa được cơ quan tố tụng làm rõ, như lời khai của Huỳnh Văn Nén về những bóng đèn trong nhà bà Lê Thị Bông, vị trí, cách thức giết bà Bông, có hay không Nén lấy tài sản sau khi giết bà Bông (1 chiếc nhẫn vàng), sợi dây dù dùng để xiết cổ nạn nhân… Đặc biệt, 3 dấu chân không dép hoàn toàn không trùng với dấu chân của Huỳnh Văn Nén…).
Video đang HOT
Trong thời gian điều tra lại, cơ quan điều tra đã không thể làm rõ những mâu thuẫn lời khai, đối chất, hiện trường theo 11 điểm luật sư đã đặt ra, ông Nén vẫn liên tục kêu oan trong quá trình điều tra vụ án.
Nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng
Trước đó, ngày 24.10.2014, VKSND Tối cao đã có kháng nghị giám đốc thẩm số 30 đối với bản án hình sự sơ thẩm số 96 ngày 31.8.2000 của TAND tỉnh Bình Thuận, đề nghị TAND Tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy phần tội danh và hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm về tội “Giết người”, “Cướp tài sản” đối với Huỳnh Văn Nén; giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.
Theo Viện KSND Tối cao, đây là vụ án không quả tang, quá trình điều tra, xét xử đã có nhiều thiếu sót, vi phạm. Kháng nghị của Viện KSND Tối cao nhận định tòa án cấp sơ thẩm kết án Huỳnh Văn Nén tội “Giết người” và “Cướp tài sản” là chưa đủ căn cứ vững chắc. Hồ sơ vụ án thể hiện Viện KSND tỉnh Bình Thuận đã thay thế cáo trạng số 84 ngày 27.7.2000 bằng cáo trạng số 84 ngày 16.8.2000 nhưng bản án hình sự sơ thẩm số 96 ngày 31.8.2000 của TAND tỉnh Bình Thuận lại căn cứ vào cáo trạng số 84 ngày 27.7.2000 để xét xử. Cáo trạng này không có trong hồ sơ nên việc xét xử như vậy là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Báo Lao Động ra các ngày từ 22-25.11.2013 đăng loạt bài về vụ án Huỳnh Văn Nén- “Kỳ án trong lịch sử tố tụng”, đề cập chi tiết, năm 2000 anh Nguyễn Phúc Thành có đơn tố giác tội phạm giết bà Bông, không phải là Huỳnh Văn Nén, nhưng không được các cơ quan thẩm quyền xem xét. Ngày 3.12.2013, TAND Tối cao đã rút hồ sơ vụ án và đến ngày 12.11.2014, HĐXX giám đốc thẩm, TAND Tối cao tuyên hủy sơ thẩm về phần tội danh và hình phạt tội “Giết người”, “Cướp tài sản” đối với Huỳnh Văn Nén để điều tra lại.
Theo Linh Trần
Lao động
Hơn 67.000 vụ án hình sự được luật sư "giải cứu"
Từ tháng 5/2009 đến nay, hàng nghìn vụ việc đã được luật sư Việt Nam tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trong các vụ án, trong đó có 67.414 vụ án hình sự; còn cung cấp dịch vụ pháp lý khác.
Quang cảnh Đại hội...
Hôm nay (17/4), tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ II, tham dự có hàng trăm luật sư đến từ các đoàn luật sư trong cả nước.
Đại diện Liên đoàn luật sư Việt Nam cho biết, từ tháng 5/2009 đến nay số lượng vụ việc luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trơng các vụ án và các vụ việc cung cấp dịch vụ pháp lý khác cho các cá nhân, tổ chức là: 67.414 vụ án hình sự (trong đó có 30.902 vụ án hình sự được mời , 36.512 vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng).
Ngoài ra, có 54.005 vụ án dân sự; 5.460 vụ án kinh tế; 4.423 vụ án hành chính; 724 vụ án lao động; 248.129 vụ tư vấn trong các vụ việc khác; 6.612 đại diện ngoài tố tụng; 72.809 dịch vụ pháp lý khác; 31.271 vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí.
Cùng với việc tăng trưởng về số lượng, chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư cũng được nâng lên đáng kể. Về tham gia tố tụng, các luật sư đã tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong tất cả các lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động. Ngoài việc số vụ án hình sự mà luật sư tham gia bào chữa tăng hàng năm, thì đặc biệt số vụ án kinh tế, hành chính có chiều hướng tăng nhanh. Mặc dù còn gặp những khó khăn khách quan và trình độ luật sư chưa đồng đều, nhưng nhìn chung chất lượng tham gia tố tụng của luật sư ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Thực hiện chủ trương coi trọng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, nhiều luật sư ngoài việc chuẩn bị cung phu những luận cứ bào chữa, còn không ngần ngại và chủ động tranh luận với Kiểm soát viên tại tòa nhằm tìm ra sự thật khách quan, áp dụng đúng đắn pháp luật, khắc phục những oan, sai, đem lại sự công bằng cho khách hàng của mình, đồng thời góp phần bảo vệ công lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Chất lượng dịch vụ tư vấn của luật sư càng ngày càng được nâng cao. Ngoài việc chú trọng cải tiến chất lượng tư vấn trong các lĩnh vực truyền thống như dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình, nhiều luật sư, tổ chức hành nghề luật sư đã lựa chọn tư vấn chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên còn chiếm tỷ lệ chưa cao, song dịch vụ tư vấn của luật sư trong các lĩnh vực kinh tế và đang khởi sắc. Nhiều luật sư và một số tổ chức hành nghề luật sư đã có đủ trình độ thực hiện những hợp đồng tư vấn lớn trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại, kể cả có yếu tố nước ngoài.
Tuy nhiên, về cơ bản chất lượng hoạt động hành nghề của luật sư đã được nâng cao đáng kể, song vẫn còn tồn tại những điểm yếu cần khắc phục. Đâu đó vẫn còn biểu hiện luật sư chưa cập nhật kiến thưc pháp luật, kỹ năng hành nghề yếu, dẫn đến việc chưa bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, có trường hợp gây thiệt hại cho khách hàng. Một số ít luật sư chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của sứ mệnh mà mình đang thực hiện, chưa quan tâm đến việc thường xuyên nâng cao chất lượng hành nghề, thậm chí vẫn còn có cá biệt luật sư vì chạy theo lợi ích vật chất đã có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp.
Hoạt động tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế tuy đã khởi sắc và có những triển vọng tích cực, song nhìn chung và so với hoạt động luật sư của các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn là khâu yếu của luật sư Việt Nam. Những yếu điểm nêu trên trong hoạt động hành nghề của luật sư đã được nhiệm kỳ I của Liên đoàn luật sư Việt Nam nhận thức rõ và đã có nhiều biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, đây là việc không thể giải quyết dứt điểm trong một nhiệm kỳ, mà còn cần sự nỗ lực thường xuyên của những nhiệm kỳ tiếp theo.
Đa phần các luật sư tham dự Đại hội đều nêu ý kiến cho rằng, quyền hành nghề của luật sư Việt Nam vẫn còn hạn chế; chưa được tham gia ngay vào giai đoạn đầu trong công tác điều tra của 1 vụ án, thường bị cản trở. Mong muốn của các luật sư là Liên đoàn luật sư Việt Nam nên có những đề nghị với các cơ quan chức năng liên quan để khắc phục vấn đề bất cập này.
Tháng 5/2009, nước ta mới có 5.300 luật sư. Đến nay con số này đã là 8.928 luật sư (như vậy, sau 5 năm số lượng luật sư tăng hơn 3.600 luật sư, tương đương hơn 40%). Nhưng đội ngũ luật sư chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trong đó Hà Nội có 2.379 luật sư, TP Hồ Chí Minh là 3.756 luật sư.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Hai cảnh sát đã dùng nhục hình như thế nào với bị can? Cơ quan điều tra - Viện KSND Tối cao vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 2 cựu cán bộ Công an tỉnh Sóc Trăng tội "Dùng nhục hình" và 1 cựu kiểm sát viên Viện KSND tỉnh Sóc Trăng tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Cụ thể, bị can Phạm Văn Núi (SN 1958, quê...