Luật sư của ông Trump gặp công tố viên đặc biệt của Bộ Tư pháp Mỹ
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các luật sư của ông hôm 27-7 đã gặp gỡ các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ), liên quan đến cáo buộc ông nỗ lực lật ngược thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020.
Theo Reuters, điều này cho thấy một loạt cáo buộc hình sự khác có thể sớm xuất hiện.
Một quan chức tại tòa án liên bang ở Washington, nơi có đại bồi thẩm đoàn điều tra ông Trump, nói rằng sẽ không có cáo trạng nào được đưa ra trong cùng ngày 27-7.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một sự kiện hôm 13-6 – Ảnh: REUTERS
Không có gì lạ khi các luật sư bào chữa gặp gỡ các công tố viên liên bang trước khi có bản cáo trạng, như ê kíp của ông Trump đã làm 4 ngày trước khi ông bị buộc tội xử lý sai các tài liệu mật trong một vụ án riêng biệt vào tháng 6.
“Các luật sư của tôi đã có một cuộc họp hiệu quả với DOJ sáng nay, giải thích chi tiết rằng tôi không làm gì sai, đã được nhiều luật sư cố vấn và rằng một bản cáo trạng đối với tôi sẽ chỉ hủy hoại thêm đất nước của chúng ta” – ông Trump nói.
Video đang HOT
Công tố viên đặc biệt của Mỹ Jack Smith đang điều tra các hành động của ông Trump nhằm cố gắng đảo ngược thất bại trước Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020, mà ông Trump tuyên bố rằng có sự gian lận.
Các quan chức đã làm chứng rằng trong những tháng cuối cùng tại vị, ông Trump đã gây áp lực với họ bằng những tuyên bố gian lận sai sự thật.
Vào tháng trước, ông Trump đã không nhận tội tại Miami trước các cáo buộc liên bang về việc lưu giữ bất hợp pháp các tài liệu mật của chính phủ sau khi rời nhiệm sở vào năm 2021 và cản trở công lý.
Các công tố viên ở Miami đã cáo buộc cựu tổng thống mạo hiểm với một số bí mật an ninh quốc gia nhạy cảm nhất của Mỹ.
Theo AP, liên quan đến vụ tài liệu mật .
này, cũng trong hôm 27-7 ông Trump đã phải đối mặt thêm với cáo buộc rằng ông và các trợ lý đã yêu cầu một nhân viên xóa cảnh quay camera tại dinh thự Mar-a-Lago, nhằm cản trở cuộc điều tra.
Các cáo buộc được đưa ra trong một bản cáo trạng cập nhật của đại bồi thẩm đoàn.
Một phát ngôn viên của ông Trump đã bác bỏ các cáo buộc mới là “không gì khác hơn một nỗ lực tuyệt vọng và thất bại nữa” của chính quyền ông Biden nhằm “quấy rối cựu Tổng thống Trump và những người xung quanh ông ấy”.
Phát ngôn viên này cũng cáo buộc điều này nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024.
Bang Texas bị kiện vì xây "bức tường biên giới nổi"
Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn kiện tiểu bang Texas, kêu gọi bang này dỡ bỏ hàng rào biên giới nổi trên sông, vốn gây ra những phản ứng trái chiều.
Bức tường biên giới nổi được xây trên sông Rio Grande. Ảnh AP.
Đơn kiện được đưa ra ngày 24/7 sau khi Thống đốc Texas Greg Abbott từ chối kháng cáo vào tuần trước về việc tự nguyện dỡ bỏ hàng rào nổi, trải dài 305m trên sông Rio Grande.
Phó Tổng chưởng lý Mỹ Vanita Gupta cho biết: "Chúng tôi cáo buộc rằng Texas đã coi thường luật liên bang với hành động lắp đặt một hàng rào trên sông Rio Grande mà không có sự cho phép của liên bang".
Ngoài những lo ngại về an toàn mà hàng rào có thể gây ra, "bức tường nổi" này "có nguy cơ gây tổn hại cho chính sách đối ngoại của Mỹ" và cản trở giao thông đường thủy, Phó Tổng chưởng lý nói thêm.
Mexico cũng đã đệ đơn khiếu nại lên chính phủ Mỹ vào đầu tháng này, cáo buộc cấu trúc này vi phạm các hiệp ước biên giới được ký năm 1944 và 1970.
Những chiếc phao khổng lồ được dùng để xây dựng rào chắn. Ảnh Reuters.
Rào chắn nổi này là một chuỗi phao khổng lồ màu cam neo trên sông Rio Grande, bên ngoài Eagle Pass, Texas, được coi là một trong những nỗ lực mới nhất của Thống đốc Texas nhằm củng cố biên giới Mỹ-Mexico, đáp lại điều mà ông cho là chính sách nhập cư lỏng lẻo ở cấp liên bang.
Ông Abbott đã gửi một lá thư trong ngày 24/7 trong đó nhấn mạnh: "Texas sẽ gặp ngài tại tòa, thưa ngài Tổng thống (Joe Biden)".
Thống đốc này biện minh cho bức tường biên giới nổi là biện pháp ngăn chặn cần thiết đối với việc di cư bất hợp pháp.
"Nếu Tổng thống Biden thực sự quan tâm đến cuộc sống người dân, ông ấy sẽ thực thi luật nhập cư liên bang. Trong khi chờ đợi, Texas sẽ sử dụng đầy đủ thẩm quyền chủ quyền của mình để đối phó với cuộc khủng hoảng biên giới", ông Abbott nhấn mạnh.
Số lượng người vượt biên bất thường từ Mexico vào Mỹ đã giảm kể từ khi Quy định trục xuất số 42 hết hiệu lực vào tháng 5, một chính sách gây tranh cãi trong thời kỳ COVID-19, cho phép các quan chức biên giới từ chối những người xin tị nạn mà không xử lý yêu cầu của họ.
Nhà Trắng đã chỉ trích động thái của bang Texas là "bất hợp pháp"
Bầu cử Campuchia: Số phiếu không hợp lệ không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử Ngày 23/7, Tổng Thư ký Ủy ban Bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) Tep Nytha khẳng định phiếu không hợp lệ không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử, trong bối cảnh cuộc bầu cử thu hút đông đảo cử tri tham gia, diễn ra trong không khí hòa bình, dân chủ. Cử tri Campuchia xếp hàng làm thủ...