Luật sư chỉ định, có cho đủ… thủ tục
Pháp luật quy định một số trường hợp phạm tội sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định luật sư nếu bị can, bị cáo hoặc đại diện hợp pháp của họ không nhờ người khác bào chữa. Đó là quy định mang đậm tính nhân văn. Vậy nhưng thực tiễn hoạt động của luật sư chỉ định tại phiên tòa rất nhạt nhòa, chất lượng bào chữa thấp.
Xét hỏi qua loa, tranh tụng hời hợt
“Kính thưa HĐXX, tôi là luật sư Nguyễn Văn A… Sở dĩ tôi có mặt tại đây là do được tòa án chỉ định để bào chữa cho bị cáo Trần Văn B tại phiên tòa này. Thực hiện quyền bào chữa của mình, tôi xin nêu ra một số luận điểm như sau. Trước hết về mặt tội danh, tôi hoàn toàn đồng tình với truy tố của VKS trong cáo trạng, không có tranh luận gì thêm. Tuy nhiên, tôi cũng xin lưu ý với HĐXX một số tình tiết, cụ thể là bị cáo phạm tội lần đầu; do hiểu biết pháp luật hạn chế; đã khắc phục một phần hậu quả; gia đình bị cáo có bố, mẹ (hoặc ông, bà nội ngoại) là người có công với cách mạng và sau khi phạm tội bị cáo đã ra đầu thú… Từ các tình tiết nêu trên, tôi đề nghị HĐXX xem xét và tuyên phạt bị cáo mức án thấp hơn mức đề nghị của đại diện VKS”.
Đó là những lời bào chữa gần như thành “công thức” được hầu hết các luật sư chỉ định ưa dùng trong các phiên toà hình sự vào thời điểm hiện nay. Theo ghi nhận của PV ANTĐ, thực tế cho thấy luật sư chỉ định hầu như không tham gia xét hỏi hoặc có xét hỏi, nhưng chỉ xoay quanh những khía cạnh về điều kiện, nguyên nhân phạm tội, hoàn cảnh gia đình và vấn đề khắc phục hậu quả. Rất ít luật sư đi vào thẩm vấn nhân thân, tiền án, tiền sự và sẵn sàng cung cấp thêm cho tòa bản xác nhận về việc trước thời điểm phạm tội, bị cáo là người tốt. Đối với các câu hỏi nhằm làm sáng tỏ bản chất vụ án như: có đồng phạm hay không, cơ quan tiến hành tố tụng bỏ lọt tội phạm, cơ chế hình thành thương tích trên cơ thể nạn nhân, hung khí, nhân chứng, vật chứng cũng như tính chính xác trong hành vi tội phạm của bị cáo thì chẳng mấy khi được luật sư xoáy vào. Thể hiện quyền thẩm vấn của mình, không ít luật sư còn khẳng định ngay khi được HĐXX yêu cầu tham gia xét hỏi: “Tôi thấy nội dung vụ án đã rõ ràng nên không cần hỏi thêm gì nữa”. Mới đây, có một vụ án giết người được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử, một nữ luật sư được chỉ định bào chữa cho bị cáo còn không thẩm vấn lấy một câu. Đến khi vị kiểm sát viên kết luận và đề xuất mức án, luật sư này lại lôi điện thoại ra… tí toáy, khiến không ít người dự toà phải lắc đầu ngán ngẩm.
Với nội dung xét hỏi chủ yếu nêu trên nên đến phần tranh tụng, phần lớn luật sư được chỉ định ở phiên tòa cũng chỉ qua quýt và chỉ “chăm chăm” đề nghị toà án giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ vì có các tình tiết giảm nhẹ. Thật hiếm thấy phiên tòa nào mà giữa luật sư chỉ định và công tố viên tranh cãi nhau “nảy lửa” về các tình tiết pháp lý như ở những phiên tòa luật sư được mời tham gia. Và có một điều mà bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận ra là trước khi luật sư tranh luận thì hầu hết các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo đều đã được công tố viên viện dẫn, cân nhắc, rồi mới đề xuất mức hình phạt.
Video đang HOT
Đâu là nguyên nhân?
Theo luật sư Nguyễn Quang Tiến – Công ty TNHH Luật Bảo Thiên (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), có nhiều nguyên nhân khiến cho chất lượng luật sư chỉ định chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. “Đối với án mời, luật sư có thể nhận được thù lao từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, thậm chí hơn thế. Trong khi đó, luật sư chỉ định tối đa chỉ nhận được không quá 300.000 đồng. Để vụ án “đến đầu đến đũa” luật sư phải chạy ngược, chạy xuôi hết cơ quan này đến cơ quan khác, riêng tiền xăng xe cũng mất một khoản kha khá. Đó là chưa kể phải làm cả tá thủ tục rườm rà với các cơ quan tố tụng” – luật sư Tiến chia sẻ. Ông này cho rằng, hiện luật sư chỉ định chỉ được trả thù lao 120.000 đồng/ngày xét xử, đây là quy định được áp dụng từ năm 2007 nên không còn phù hợp. Ở giai đoạn điều tra cũng như truy tố, các luật sư hầu như không được thanh toán phí bào chữa vì thủ tục quá nhiêu khê. Đồng quan điểm với luật sư Tiến về chế độ đãi ngộ, một luật sư có thâm niên về án chỉ định tại tòa án Hà Nội buồn lòng: “Giá xăng dầu liên tục tăng, lương cũng tăng, mọi chi tiêu trong gia đình, ngoài xã hội đều tăng vọt, nhưng thù lao của chúng tôi thì vẫn giữ nguyên. Thử hỏi, luật sư hết mình sao được”.
Ngoài chuyện thù lao thấp, theo nhiều luật sư, một nguyên nhân quan trọng khác ảnh hưởng đến chất lượng bào chữa chính là sự thiếu hợp tác từ các cơ quan tố tụng và thiếu sự liên thông trong các giai đoạn của vụ án. Bởi rất ít luật sư chỉ định tham gia vụ án từ lúc khởi tố bị can đến khi xét xử. Vì thế luật sư thường không được tiếp cận hồ sơ ngay từ đầu. Ở giai đoạn chuẩn bị ra tòa cũng vậy, luật sư chỉ định cũng chỉ được “copy” tài liệu khi ngày xét xử đã cận kề. “Rất khó cho chúng tôi trong việc gặp gỡ thân chủ trong quá trình điều tra, đặc biệt là đối với các án liên quan đến ma tuý. Và như vậy, cho dù chúng tôi có toàn tâm, toàn chí giúp đỡ thân chủ cũng rất khó” – luật sư Nguyễn Quang Tiến bày tỏ. Do đó, thật dễ hiểu khi các luật sư chỉ định thường dùng “mẹo im lặng” trong quá trình xét xử. Vì rằng do họ thường không có thời gian nghiên cứu hồ sơ hoặc không được tạo điều kiện để nghiên cứu hồ sơ. Từ đó dẫn tới việc luật sư không dám nói nhiều vì sợ bị… hố.
Bàn về chế định bào chữa chỉ định, một thẩm phán thuộc TAND TP Hà Nội nhìn nhận, ngoài những nguyên nhân khiến cho chất lượng tố tụng hình sự bị hạn chế kể trên thì năng lực, trình độ và cái tâm của luật sự tham gia phiên tòa cũng cần phải bàn. “Vẫn biết đôi khi sự có mặt của luật sư tại phiên tòa chỉ là cho “đủ mâm, đủ bát”, song pháp luật đã quy định nên tòa án buộc phải tuân thủ” – vị thẩm phán này thổ lộ.
“Những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không nhờ người bào chữa thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam, tổ chức thành viên của mặt trật cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình: a. Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật Hình sự; b. Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”.
Theo ANTD
Bị bắt khi đang phi tang xác bạn tình
Một thanh niên 23 tuổi ở Ấn Độ đã bị cảnh sát bắt giữ trong khi đang cố gắng phi tang thi thể của người bạn gái mà anh ta đã dùng khăn quàng siết cổ tới chết.
Om Dutt bị bắt giữ tại Tây Delhi lúc 12h30 ngày 29/11.
Theo cảnh sát, Dutt và Rina (22 tuổi) đã tranh cãi về vấn đề tài chính, trong lúc mất kiểm soát Dutt đã quay ra bóp cổ Rina. Được biết Dutt đã kết hôn cách đây 2 năm và bắt đầu mối quan hệ ngoài luồng với Rina được khoảng 7 tháng.
Anh này làm việc cho một cửa hàng đồ vệ sinh ở Uttam Nagar và thường chu cấp tài chính cho Rina
Cảnh sát cho biết Rina là một học sinh 10 và đảm nhận thêm công việc chăm sóc sắc đẹp để trang trải cuộc sống. Bố của Rina qua đời cách đây vài tuần, cô sống với mẹ và hai em trai. Điều kiện kinh tế khó khăn với đồng lương ít ỏi không đủ để chu cấp cho gia đình khiến Rina thường phải nhờ tới tiền hỗ trợ của Dutt.
Tuy nhiên với thu nhập cũng không nhiều nhặn gì khiến Dutt cảm thấy vô cùng mệt mỏi với việc phải bao bọc Rina. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hành động giết người của Dutt khi Rina liên tục hỏi tiền anh.
Dutt bị hai cảnh sát phát hiện khi đang cố gắng vứt xác của Rina. Trong quá trình thẩm vấn Dutt đã thừa nhận tội giết người.
Theo ANTD
Người phụ nữ chết trong ngôi nhà khoá cửa Chập tối, người con trai đi chơi về gọi mẹ nhưng không có tiếng trả lời. Nhìn qua khe cửa thì thấy mẹ đang nằm gục dưới đất đã tắt thở. Nhiều khả năng nạn nhân bị sát hại trong đêm mưa bão. Tối 29/10, người dân thôn Quyết Thanh 2 (xã Vạn Thiện, Nông Cống, Thanh Hoá) xôn xao trước cái chết...