Luật sư bào chữa cho ông Trần Vĩnh Tuyến ‘phản ứng’ thái độ của kiểm sát viên
Chiều 15-12, sau khi Viện kiểm sát đối đáp, luật sư Phan Trung Hoài – bào chữa cho ông Trần Vĩnh Tuyến – cho rằng kiểm sát viên đã sử dụng từ ngữ miệt thị bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, vi phạm quy tắc ứng xử của kiểm sát viên tại phiên tòa.
Ông Trần Vĩnh Tuyến – Ảnh: NHẬT THỊNH
Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng kiểm sát viên Nguyễn Minh Đồng đã có phần đối đáp ấn tượng đi trực tiếp vào chứng cứ chứng minh quan điểm buộc tội cuả mình. Tuy nhiên, khi thực hành phần đối đáp đặc biệt là kiểm sát viên Nguyễn Đức Bằng đã có câu chữ không phù hợp với chức năng, quy tắc ứng xử của kiểm sát viên tại phiên tòa.
Kiểm sát viên Nguyễn Minh Đồng nói “bị cáo Trần Vĩnh Tuyến tỏ ra thận trọng”, kiểm sát viên Nguyễn Minh Bằng sử dụng từ “bị cáo Trần Vĩnh Tuyến dấm dúi ghi chữ mật trên tờ trình”.
Luật sư Hoài cho rằng tờ trình của UBND TP qua quy trình nhiều bước, vết tích trên tờ trình rõ ràng. Luật sư cho rằng điều này trái với quy tắc ứng xử của kiểm sát viên tại phiên tòa. Theo đó kiểm sát viên không được miệt thị người trái quan điểm với Viện kiểm sát.
“Trong phần bào chữa chúng tôi sử dụng câu chữ hết sức cẩn trọng, mong muốn và sẵn sàng nhận thức về các chứng cứ buộc tội nếu chứng cứ đó có căn cứ. Nếu được ông kiểm sát viên nên rút lại, nếu không ông phải chứng minh ông Trần Vĩnh Tuyến dấm dúi như thế nào. Ông Tuyến đang là bị cáo nhưng cũng là con người, khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật thì không thể chỉ trích, miệt thị được” – ông Hoài nói.
Về nội dung vụ án, VKS đánh giá vụ án này đơn giản. Tuy nhiên, luật sư cho rằng việc chuyển nhượng dự án hiện nay có nhiều luật điều chỉnh, cần xem xét quy định điều kiện chuyển nhượng dự án có gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất không.
Điều 50 Luật kinh doanh bất động sản quy định thẩm quyền UBND “cho phép” chuyển nhượng dự án, còn mẫu 11 kèm theo nghị định 76 dùng từ đề nghị “chấp thuận” chuyển nhượng dự án. Vậy đây là quyết định cho chuyển nhượng dự án hay chấp thuận chủ trương?
Luật sư viện dẫn Từ điển luật học do Bộ tư pháp ban hành giải thích chấp thuận là đồng ý về chủ trương. Khác hoàn toàn với từ cho phép.
Video đang HOT
Thứ 3, Viện kiểm sát cho rằng trong hợp đồng chuyển nhượng dự án có giá trị quyền sử dụng đất và thừa nhận hợp đồng chuyển nhượng dự án này là tiếp nối hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 2008. VKS cho rằng hợp đồng hợp tác kinh doanh này là sai nhưng không gây thiệt hại.
Theo luật sư, trong hợp đồng này, SAGRI không góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Công ty Phong Phú cũng không xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị chuyển nhượng. Giám định viên Bộ Tài chính cũng xác định chưa có tài liệu thể hiện trong giá trị chuyển nhượng dự án có giá trị quyền sử dụng đất, các bên thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, SAGRI góp 28% góp vốn bằng tiền theo tiến độ dự án, không góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Trước đó, các bên cũng đã xác định quyền sử dụng đất theo giá thị trường.
Luật sư Hoài cho rằng ông Trần Vĩnh Tuyến chưa bao giờ hình dung trong việc chuyển nhượng giá trị dự án có giá trị quyền sử dụng đất. Từ năm 2012, Công ty Phong Phú đã tổ chức huy động vốn, thực chất là bán đất nền cho khách hàng.
“Nếu SAGRI là người bị hại thì ai là người được hưởng lợi? Nếu việc chuyển nhượng trọt lọt thì có phải người được hưởng lợi là Công ty Phong Phú?” – luật sư đặt câu hỏi.
Luật sư đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Trần Vĩnh Tuyến
Bào chữa cho bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, luật sư trình bày nhiều luận cứ, lập luận và đề nghị hội đồng xét xử miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với thân chủ.
Chiều 13/12, phiên tòa xét xử bị cáo Trần Vĩnh Tuyến - cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cùng đồng phạm tiếp tục tranh luận.
Đề nghị xem xét lại thiệt hại
Ông Trần Vĩnh Tuyến bị cáo buộc là người ký quyết định chấp thuận cho Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) chuyển nhượng dự án khu dân cư tại phường Phước Long B, quận 9 cho Tổng công ty Phong Phú trái pháp luật, gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Luật sư Phan Trung Hoài (bên trái) đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Tuyến (Ảnh; Hải Long).
Với sai phạm trên, ông Tuyến bị Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 7 - 8 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Tuyến) nói: Nhìn lại quá trình khai báo trong suốt thời gian diễn ra vụ án, đối chiếu với lời khai của ông Trần Vĩnh Tuyến tại phiên tòa, cho thấy xuyên suốt là sự thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm khi ký quyết định 6077 (quyết định chấp thuận cho chuyển nhượng dự án) và do có phần nể nang, ơn nghĩa như đã trình bày với cơ quan điều tra trước đó... Luật sư cho rằng, quá trình này cũng thể hiện trạng thái tâm lý và nhận thức theo áp lực của tiến trình điều tra.
Khi làm việc với cơ quan điều tra, ông Trần Vĩnh Tuyến đã có sự chuyển biến trong nhận thức, thừa nhận hành vi sai phạm của mình liên quan trách nhiệm được phân công khi ký quyết định này. Như vậy, ông Trần Vĩnh Tuyến khai nhận biết sai mà vẫn ký chính là nhờ sự phân tích của cơ quan điều tra và viện kiểm sát vào thời điểm đã khởi tố vụ án và bị can, thông qua các buổi làm việc và hỏi cung, chứ không phải tại thời điểm ký chấp thuận chuyển nhượng. Do đó, luật sư đề nghị hội đồng xét xử (HĐXX) khi đánh giá động cơ của ông Tuyến thì xem xét lời khai tại phiên tòa và diễn biến nhận thức về sai phạm.
Bên cạnh đó, luật sư Hoài còn cho rằng, trong vụ án này SAGRI không bị thiệt hại do hợp đồng chuyển nhượng đã bị hủy bỏ trước thời điểm khởi tố vụ án nên cáo trạng quy buộc ông Trần Vĩnh Tuyến gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 672 tỷ đồng là chưa bảo đảm căn cứ cả về mặt pháp lý và trên thực tế.
Từ những phân tích trên, luật sư Phan Trung Hoài đề nghị HĐXX miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Trần Vĩnh Tuyến.
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến cho rằng mình không hưởng lợi. (Ảnh: Hải Long).
Tự bào chữa, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến đồng ý với phần bào chữa của luật sư. Bên cạnh đó, cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định, mình không cố ý làm trái, không hưởng lợi và chủ động khắc phục hậu quả. Từ đó, bị cáo này đề nghị HĐXX xem xét cân nhắc để có phán quyết phù hợp.
Không cố ý làm trái?
Tiếp đó, bị cáo Trần Trọng Tuấn (cựu Giám đốc Sở Xây dựng) tự bào chữa. Hồ sơ thể hiện bị cáo này là người trình đề xuất cho ông Tuyến ký quyết định chấp thuận chuyển nhượng dự án.
Bị cáo Trần Trọng Tuấn cho rằng mình không có thực hiện các hành vi vi phạm như cáo trạng quy kết. Cáo trạng kết luận SAGRI chưa xây dựng đề án tái cơ cấu, chưa xây dựng phương án thoái vốn tại dự án này là không phù hợp với sự thật khách quan của vụ án.
Ông Tuấn thừa nhận có khai nhận là có phần cả nể bị cáo Lê Tấn Hùng là em trai của một cựu lãnh đạo TPHCM. Tuy nhiên, sự thật khách quan của vụ án cho thấy, mặc dù nói là cả nể nhưng sự cả nể đó cũng chỉ là biểu hiện tình cảm cá nhân, chứ không lý giải cho bất cứ hành vi vi phạm nào.
Bị cáo Trần Trọng Tuấn cho rằng mình không làm trái quy định. (Ảnh: Hải Long).
Bị cáo Tuấn cho rằng, không phải là sự thỏa hiệp để cố ý cùng vi phạm, không cố ý làm gì sai và không chỉ đạo hay thúc ép cấp dưới làm sai pháp luật; cũng không có bất cứ ai chỉ đạo hay ép buộc tôi làm sai. Bên cạnh đó, bị cáo này khẳng định mình không tư lợi, không bàn bạc, cấu kết với bị cáo khác để thực hiện việc chuyển nhượng trái pháp luật.
"Gần 30 năm làm cán bộ, công chức, bị cáo không bao giờ dám nghĩ đến việc làm sai hay vi phạm pháp luật dù bất cứ lý do gì", bị cáo Trần Trọng Tuấn tự bào chữa.
Sau cùng bị cáo này đề nghị HĐXX cân nhắc, xem xét, đánh giá toàn diện sự thật khách quan của vụ án để tránh oan sai.
Các luật sư bào chữa cho bị cáo Tuấn trình bày nhiều luận cứ, chứng minh hành vi của thân chủ không trái với quy định của pháp luật. Từ đó, đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Tuấn không phạm tội
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến: "Mất hết rồi chỉ còn lại danh dự" Tại tòa, ông Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận sai sót, không làm hết trách nhiệm. Đồng thời, nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng, mình đã bị mất hết tất cả chỉ còn lại mỗi danh dự. Trong ngày thứ 3, trả lời câu hỏi của luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa bị cáo Trần Vĩnh Tuyến- nguyên Phó Chủ tịch...