Luật quốc tế sẽ giúp tránh xung đột trên Biển Đông
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á Daniel Russel cho rằng, luật quốc tế, chứ không phải sức mạnh của một quốc gia, mới là cơ sở cho việc theo đuổi các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Phát biểu tại một cuộc nói chuyện ở Manila hôm 29.7, ông nói rằng các bên tranh chấp Biển Đông gồm Nhật, Philippines, Việt Nam và Trung Quốc (TQ) phải ảnh hưởng lẫn nhau, làm gương cho nhau để giải quyết tranh chấp trên biển. Mỹ khuyến khích các bên liên quan ngồi lại, xác định và tự nguyện chấm dứt các hoạt động gây rắc rối trên biển. Ông Russel nói: “Chúng tôi thúc giục TQ và các nước tuyên bố chủ quyền khác đối thoại về các hoạt động nào chấp nhận được với họ – vừa để giúp giảm căng thẳng, và quản lý các khác biệt về lâu, về dài”.
Những hành động quả quyết, đơn phương gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ra sự lo ngại đặc biệt cho cộng đồng quốc tế.
Ông Russel nói, việc đàm phán tiến tới một Bộ luật Ứng xử Biển Đông (COC) và chấm dứt các hoạt động trên biển sẽ bổ sung cho những gì còn thiếu trong Tuyên bố Ứng xử Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và TQ.
Tuy nhiên, Mỹ tin rằng “các cường quốc có trách nhiệm đặc biệt trong việc thể hiện sự kiềm chế”. “Căng thẳng lan ra trong những năm qua và năm nay lên mức rất cao. Những hành động quả quyết, đơn phương gần đây của TQ đã gây ra sự lo ngại đặc biệt về những tuyên bố bành trướng của TQ, cũng như sự e ngại về việc TQ sẵn sàng đến mức nào trong việc tuân theo luật pháp quốc tế”.
Ông Russel khẳng định, Mỹ ủng hộ Philippines theo đuổi việc kiện TQ để giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế. “Nhưng thay vì tham gia vào một cách xây dựng và tranh luận chứng minh cho trường hợp của mình như tòa án quốc tế yêu cầu, thì TQ gây sức ép để Philippines từ bỏ vụ kiện và cố gắng cô lập Philippines về mặt ngoại giao” – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói. “Luật quốc tế, chứ không phải sức mạnh của một quốc gia, phải là cơ sở cho việc theo đuổi các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông”. Theo ông, chính điều đó sẽ góp phần hình thành một trật tự trên cơ sở luật lệ để củng cố các thể chế khu vực như ASEAN.
“Sự năng động kinh tế của Đông Nam Á và tầm quan trọng chiến lược của khu vực đã khiến Đông Nam Á được chính quyền Mỹ quan tâm đặc biệt – một sự tái cân bằng trong tái cân bằng, nếu như Đông Nam Á làm được” – ông Russel nói khi nhắc tới sự chuyển hướng chính sách ngoại giao của Mỹ sang Châu Á – Thái Bình Dương. Theo ông, chìa khóa cho sự phát triển của Đông Nam Á là giải quyết hòa bình các căng thẳng trên biển. “Các thể chế mạnh mẽ có thể ảnh hưởng đến cách ứng xử của tất cả các thành viên, giúp tránh xung đột và khuyến khích giải pháp hòa bình cho các xung đột”.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh: “Châu Á – Thái Bình Dương có tiềm năng hầu như không hạn chế, nếu khu vực này tránh được những cạm bẫy trước mắt. Các thể chế mạnh là chìa khóa, không chỉ để tránh và giải quyết xung đột, mà còn để xóa bỏ các rào cản thương mại, bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản”.
Trong khi đó, báo chí TQ ngày 31.7 cho biết, chính quyền TQ đang xây dựng kế hoạch khai thác băng cháy trên Biển Đông vào năm 2017. Đề xuất này được đưa ra tại một hội nghị quốc tế về khí hydrate ở Bắc Kinh. Một quan chức TQ cho biết, TQ là một trong số ít nước “có trữ lượng băng cháy dồi dào trên thế giới với khoảng tương đương 10 tỉ tấn dầu cả trong lòng đất và trên biển, tương đương với tổng trữ lượng khí tự nhiên và dầu ở TQ” – quan chức này nói. Không rõ ông này khi nhắc tới “trên biển” cụ thể gồm những vùng biển nào, hoặc có thể là toàn bộ “vùng lưỡi bò” trên Biển Đông mà TQ vẫn nhận vơ là của họ. Băng cháy về cơ bản là khí methane ở thể rắn. Một mét khối băng cháy có năng lượng tương đương hơn 160 mét khối khí tự nhiên.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước sự kiện Trung Quốc thông báo tập trận bắn đạn thật ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định, mọi hoạt động của các bên trên Biển Đông cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, không làm phức tạp thêm tình hình và làm ảnh hưởng đến an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực.
Video đang HOT
Theo ông Lê Hải Bình, cho đến nay, mọi hoạt động của các lực lượng thực thi pháp luật cũng như ngư dân vẫn diễn ra bình thường.Ông Lê Hải Bình cho biết, tại các hội nghị khu vực ASEAN sắp tới, Việt Nam sẽ có những đóng góp thiết thực và có những sáng kiến để góp phần vào việc củng cố vai trò đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN, quan hệ của ASEAN với đối tác cũng như góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực”.
Theo Lao Động
Do thám đúng luật!
Ngày 21/7, Hãng CNN dẫn lời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton nhận định, yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trong các vùng biển Hoa ông và Biển ông, đã gây ra tình trạng leo thang căng thẳng với các nước láng giềng. ộng thái của Trung Quốc đã khiến các nước châu Á cảm thấy lo ngại bởi chính sách đối ngoại ngày càng cứng rắn và hung hăng hơn cùng sự tăng cường sức mạnh quân sự.
Ngày 22/7, tờ Budapest Business Journal đăng bài phân tích của Giáo sư ại học Nhân dân Trung Quốc Thời Ân Hoằng. Theo đó, nguyên tắc giấu mình chờ thời của ặng Tiểu Bình đã không chi phối chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Từ tháng 4/2013, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tái khẳng định tầm quan trọng của "phát triển hòa bình", cùng mục tiêu tạo ra mối quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ. Do đó, tương lai chính sách đối ngoại của Bắc Kinh sẽ phụ thuộc vào các yếu tố trong và ngoài Trung Quốc.
Tầm nhìn an ninh Tập Cận Bình
Ngày 21/7, tờ Wall Street Journal (Mỹ) cho biết, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã gợi ý Mỹ nên điều tàu sân bay USS George Washington (đóng tại Nhật Bản) đến một cảng của Trung Quốc và cho phép thủy thủ tàu sân bay Liêu Ninh lên tham quan và trao đổi kinh nghiệm. ề nghị kể trên của ông Ngô Thắng Lợi được đưa ra khi ô đốc Hải quân Mỹ Jonathan Greenert đang có chuyến thăm Trung Quốc. iều đáng nói là chuyến thăm của ô đốc Jonathan Greenert diễn ra đúng thời điểm Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981.
Theo giới truyền thông, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam một tuần sau khi Tổng thống Barack Obama kết thúc chuyến thăm một số nước châu Á, khoảng một tuần sau ối thoại Chiến lược và Kinh tế TrungMỹ lần thứ 6 họp ở Bắc Kinh và một ngày sau khi ông chủ Nhà Trắng điện đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc muốn thông qua sự kiện này để chứng tỏ: Bắc Kinh có thể bất chấp áp lực của các nước trong khu vực và trên thế giới, cũng như làm bất cứ điều gì, vào khi nào, nếu muốn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Theo giới truyền thông, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 47 diễn ra trong tháng 8 tại thủ đô Naypyitaw của Myanmar, các ngoại trưởng sẽ thảo luận về vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển ông và biển Hoa ông. Theo Hãng Kyodo, Myanmar có kế hoạch đăng cai các hội nghị ASEAN và ông Á từ 8 đến 10/8, trong đó có Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) với sự tham dự của 27 quốc gia, trong đó có Mỹ. Hãng Kyodo dẫn cảnh báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên Biển ông và các cuộc xung đột sắc tộc là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự đoàn kết trong khu vực, đồng thời phá hoại những nỗ lực tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nền kinh tế ông Nam Á.
Ngày 20/7, Hãng PTI cho biết, Ấn ộ vừa thông qua đề xuất tăng cường khí tài quân sự với tổng trị giá khoảng 3,5 tỉ USD để hiện đại hóa quân đội và thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp quốc phòng của nước này. ây là động thái phản ánh định hướng chính sách của Thủ tướng Narendra Modi trong bối cảnh New Delhi thông báo tăng ngân sách chi tiêu quốc phòng thường niên lên 38 tỉ USD. Cũng trong ngày 20/7, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật bản Itsunori Onodera khẳng định, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã quyết định điều 17 máy bay "chim ưng biển" V-22 Osprey về sân bay Saga để bảo vệ quần đảo Senkaku/iếu Ngư trước sự nhòm ngó của Trung Quốc. ây là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản công bố địa điểm cụ thể triển khai máy bay vận tải V-22 Osprey.
Giới kinh tế cho rằng, Trung Quốc đang gia tăng hoạt động vơ vét tài nguyên thế giới nhằm "giải cơn khát" tài nguyên đang ngày càng trầm trọng. Chuyến công du tới Brazil, Argentina, Venezuela và Cuba (từ 15 đến 23/7) của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình (chuyến công du Mỹ Latinh lần thứ 2 kể từ khi lên nắm quyền) nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên giá rẻ ở khu vực này. Giới chuyên môn nhận định, Trung Quốc đang ráo riết thực hiện cuộc "săn lùng tài nguyên" với quy mô chưa từng thấy trên phạm vi toàn cầu khi bỏ ra hàng trăm tỉ USD để mua lại nguồn năng lượng và tài nguyên thế giới.
Dư luận quan tâm tới thông tin trên tờ Philstar khi cho rằng, Washington đã bác bỏ những chỉ trích của Bắc KinhMỹ không có vai trò và tiếng nói ở ông Á, đặc biệt là căng thẳng ở Biển ông vì không phải là thành viên châu Á. Bắc Kinh không những ngăn cản Mỹ tham dự vào Biển ông, biển Hoa ông, mà còn cưỡng chế áp đặt "tầm nhìn an ninh Tập Cận Bình" lên châu Á, đồng thời bác bỏ vai trò của các cường quốc ngoài châu Á. Theo giới chuyên môn, chiến lược thống trị toàn bộ Biển ông và biển Hoa ông của Trung Quốc có thể đẩy Nhật Bản vào thế phải trang bị vũ khí hạt nhân.
Một người đi với một người!
Theo Hãng AFP, ngày 23/7, tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc và Nhật Bản đã nối lại đàm phán cấp cao về vấn đề "nô lệ tình dục". Vụ trưởng Vụ ông Bắc Á thuộc Bộ Ngoại gia Hàn Quốc Lee Sang-deok đã hội đàm với Vụ trưởng Vụ châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Junichi Ihara. Trước đó (20/7), Tham tán Takehiro Funakoshi thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Nhật Bản đã đến Hàn Quốc để trực tiếp giải thích với Seoul về việc Tokyo thực hiện "quyền phòng vệ tập thể". ây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Nhật Bản đến Hàn Quốc sau khi nội các của Thủ tướng Shinzo Abe phê chuẩn (1/7) nghị quyết diễn giải lại hiến pháp nhằm khôi phục "quyền phòng vệ tập thể".
Ngày 22/7, Hãng Yonhap dẫn lời Tòa án Hành chính Seoul yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc công khai toàn bộ tiến trình đàm phán về một thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo mang tính chắp vá với Nhật Bản. Tòa cho rằng, phải công khai tiến trình thương lượng cũng như nội dung của tiến trình này để xác định liệu Mỹ có gây sức ép để Seoul ký thỏa thuận này hay không, đồng thời xua tan những ngờ vực về các cuộc thương lượng kín hay vội vàng chấp thuận.
Ngày 21/7, ặc phái viên Trung Quốc về Afghanistan Tôn Ngọc Tỷ khẳng định, Bắc Kinh không tìm cách lấp chỗ trống mà Mỹ để lại ở Afghanistan sau khi rút quân, nhưng sẽ đóng một vai trò thương mại lớn trong việc giúp tái thiết quốc gia Tây Nam Á này. Cũng trong ngày 21/7, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định, việc Seoul đang xem xét triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) sẽ không ảnh hưởng đến Trung Quốc vì phạm vi của tổ hợp này chỉ trong bán đảo Triều Tiên. Cùng ngày 21/7, MỹNhậtHàn bắt đầu cuộc diễn tập SAREX kéo dài 2 ngày trên vùng biển phía nam đảo Jeju, miền Nam Hàn Quốc. Tàu sân bay USS George Washington tham gia cuộc diễn tập này.
Giới phân tích cho rằng, chưa bao giờ quan hệ đồng minh ở châu Á lại đảo lộn như hiện nay khi Nga hâm nóng quan hệ với Trung Quốc, Bắc Kinh bắt tay với Seoul, còn Nhật Bản cởi mở hơn với CHDCND Triều Tiên. Theo ông Sreeram Chaulia, Phó hiệu trưởng Trường Quan hệ quốc tế Jindal (Ấn ộ), tất cả những động thái kể trên đều xuất phát từ lợi ích và chủ nghĩa thực dụng. Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tờ Manila Bulletin hôm 18/7 nhân chuyến thăm Philippines, Phó giám đốc Cơ quan Hợp tác quân sựkỹ thuật Liên bang Nga Konstantin Biryulin cho biết, Moskva đang đàm phán để tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Philippines. Tờ Tempo (Philippines) cũng đưa tin, Nga đang đàm phán thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quốc phòng với Philippines để kiểm soát khu vực tranh chấp.
Hải quân Indonesia ước tính sẽ sở hữu tổng cộng 9 tàu tàng hình mang tên lửa thuộc lớp KCR-40 vào cuối năm nay
Giáo sư Carl Thayer từng cho rằng, Malaysia chỉ đưa ra phản ứng thông qua các kênh ngoại giao, và điều đó chứng tỏ nước này muốn đàm phán song phương với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại Biển ông. Bởi Kuala Lumpur không muốn quan hệ thương mại trị giá 62 tỉ USD/năm với Bắc Kinh bị ảnh hưởng bởi vấn đề kể trên. Tạp chí Jane's Navy International đưa tin, Công ty Công nghiệp hàng hải PT Palindo Marine và Nhà máy óng tàu PT Citra của Indonesia đã khởi công đóng mới 4 tàu tàng hình mang tên lửa có điều khiển thuộc lớp KCR-40 cho lực lượng Hải quân Indonesia (TNI-AL). Dự kiến, cả 4 tàu này sẽ được bàn giao cho Hải quân Indonesia vào tháng 9 và đến cuối năm 2014, nước này sẽ sở hữu tổng cộng 9 chiếc KCR-40. Trong khi đó tờ Time (Mỹ) cho biết, Lầu Năm Góc đang chế tạo 2 tàu sân bay mới, mỗi chiếc gần 15 tỉ USD.
Bức xúc và trấn an
Ngày 21/7, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, hoạt động của tàu do thám là theo đúng luật quốc tế. Cũng trong ngày 21/7, Hãng Kyodo dẫn lời một phát ngôn viên giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ sự bức xúc sau khi Trung Quốc cử một tàu do thám tới vùng biển ngoài khơi quần đảo Hawaii, nơi đang diễn ra cuộc tập trận hải quân đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do Mỹ chủ trì. Mỹ cho biết, Trung Quốc đã điều tàu trinh sát điện tử Bắc Cực Tinh tới khu vực kể trên.
Theo giới truyền thông Ấn ộ, tàu chiến của Nhật Bản, Mỹ và Ấn ộ lần đầu tiên tham gia tập trận chung tại Thái Bình Dương (từ 24/7) cho thấy dấu hiệu tăng cường hợp tác hàng hải của khu vực trước tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Theo chuyên gia Uday Bhaskar, động thái này chứng tỏ Ấn ộ đang tìm cách đối phó với tham vọng của Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm môi trường an ninh thông qua khả năng hành động tập thể. Ngày 21/7, Eur Asia Review đăng bài phân tích của Tiến sĩ Subhash Kapila, thành viên Nhóm phân tích Nam Á (Ấn ộ), theo đó Biển ông đã nổi lên như một điểm nóng trong khu vực và thế giới, gây nguy hiểm cho an ninh và ổn định của khu vực Thái Bình Dương, nhất là khi Bắc Kinh muốn dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung - Hàn
Ngày 22/7, tờ Yomiuri Shimbun đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch sắm 2 tàu khu trục Aegis, nâng tổng số tàu khu trục Aegis của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản lên 8 chiếc và động thái này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa trên biển. Cũng trong ngày 22/7, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, có ít nhất 12 sân bay tại Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng Châu, Hợp Phì, Tế Nam, Vô Tích, Ninh Ba, Thanh ảo, Liên Vận Cảng, Trịnh Châu và Vũ Hán sẽ phải điều chỉnh lịch bay trên diện rộng trong vòng 3 tuần tới bởi Trung Quốc tập trận quy mô lớn (từ 20/7 đến 15/8).
Cùng ngày 22/7, khi bình luận trên tờ Eur Asia Review, Tiến sĩ Subhash Kapila đến từ nhóm Phân tích Nam Á SAAG cho rằng, Trung Quốc dường như đã không biết gì về những bài học của thế kỷ 20 khi các thế lực bành trướng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực cố gắng phá vỡ sự cân bằng đều kết thúc trong ô nhục. Và đã nhận định sai khi cho rằng, sức mạnh của Mỹ đang suy giảm và Bắc Kinh có thể tự tin thống trị Biển ông.
Sau khi tờ nhật báo Phố Wall (Mỹ) đăng bài "Châu Á có thể chứa mấy nước lớn?", ngày 21/7, tờ Thời báo Hoàn Cầu cũng có bài viết với chủ đề tương tự cùng câu hỏi: Nhật Bản là nước lớn, có phải không? Bắc Kinh tỏ ra hậm hực, bất mãn và khó chịu trước phát biểu mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khi ông tuyên bố: Nhật Bản là nước lớn. Nghị sĩ đảng đối lập Nhật Bản, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Akihisa Nagashima cho rằng, việc Nhật Bản tự coi là nước lớn là điều bình thường, nhưng không nên công khai nói như vậy. Cách đây 7 năm (2007-2014), Chủ tịch Hội đồng ối ngoại Mỹ Richard Haas từng viết về Nhật Bản với tiêu đề "Nước lớn châu Á bị xem nhẹ".
Theo Sách trắng quốc phòng của Nhật Bản (sẽ được nội các phê chuẩn vào đầu tháng 8), vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc đang khiến căng thẳng leo thang trên biển Hoa ông và có thể dẫn tới những đụng độ quân sự. Giáo sư Hugh White thuộc ại học Quốc gia Australia cho rằng, trên thực tế Bắc Kinh muốn dùng tranh chấp tại quần đảo Senkaku/iếu Ngư để chứng minh: Mỹ sẽ không hành động quyết liệt để bảo vệ đồng minh châu Á. Còn theo Giáo sư James Holmes thuộc ại học Naval War (Mỹ), chiến tranh NhậtTrung sẽ là "cơn ác mộng tồi tệ nhất" tại châu Á và rất khó để dự đoán bên nào sẽ chiến thắng nếu chiến tranh xảy ra.
Ngày 22/7, tại cuộc họp báo về Hội chợ triển lãm Trung QuốcASEAN ở Bắc Kinh, Vụ trưởng Vụ châu Á, Bộ Thương mại Trung Quốc Trần Châu cho rằng, Biển ông không thể nói là vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, và Bắc Kinh luôn phản đối việc mưu toan lợi dụng vấn đề Biển ông để phá vỡ đại cục hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN. Một lần nữa quan chức Trung Quốc lại xuyên tạc, đánh lừa dư luận khi đề cập tới vấn đề Biển ông.
Trước đó (21/7), Philippines đã bác bỏ phản đối của Trung Quốc trước việc Manila gia hạn hoạt động thăm dò dầu khí của Công ty Forum Energy (Anh) tại khu vực bãi Cỏ Rong ở Biển ông đến giữa tháng 8/2016. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin khẳng định, Manila sẽ bảo đảm an toàn để Công ty Forum Energy hoạt động tại đây.
Theo PetroTimes
'Hậu' giàn khoan: Trung Quốc chưa dừng tham vọng bá quyền Không đưa ra những dự đoán về tính chất và mức độ, song hầu hết các học giả quốc tế đều cho rằng, TQ có thể sẽ còn tiếp tục gây hấn và vi phạm chủ quyền trên Biển Đông. Những dự đoán về việc TQ sẽ còn tiếp tục "gây chuyện" ở Biển Đông được các chuyên gia, học giả quốc tế...