Luật Quốc phòng 2018: ‘Lệnh giới nghiêm’ và ‘Thiết quân luật’ là gì?
Khi tình hình an ninh, trật tự, xã hội mất ổn định nghiêm trọng, chính quyền sẽ ban bố lệnh giới nghiêm.
Lệnh giới nghiêm là gì?
Luật Quốc phòng 2018 có hiệu lực từ 1/1/2019 định nghĩa: Giới nghiêm là biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.
Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ai được ban bố lệnh?
- Thủ tướng ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp xã;
- Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn.
Lệnh giới nghiêm gồm nội dung gì?
- Khu vực giới nghiêm;
- Đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm;
- Thời hạn bắt đầu và kết thúc hiệu lực, nhiều nhất không được quá 24 giờ; khi hết liệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới;
Video đang HOT
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khu vực giới nghiêm;
- Quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở khu vực giới nghiêm.
Các biện pháp được áp dụng
- Cấm tụ tập đông người;
- Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
- Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định;
- Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát;
- Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.
Chính phủ quy định trình tự ban bố lệnh giới nghiêm; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thi hành lệnh giới nghiêm.
Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật khi an ninh ở địa phương nào đó bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền không kiểm soát được.
Thiết quân luật là gì?
Luật Quốc phòng 2018 có hiệu lực từ 1/1/2019 dành riêng một điều quy định về “Thiết quân luật”.
Theo đó, thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội thực hiện. Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
Lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt thiết quân luật, biện pháp, hiệu lực thi hành; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân; các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Căn cứ lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, quyết định của Thủ tướng về thực hiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo, chỉ huy đơn vị quân đội nhân dân, dân quân tự vệ được giao thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thiết quân luật thực hiện các biện pháp thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa phương thiết quân luật được giao cho đơn vị quân đội thực hiện. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp đặc biệt và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện lệnh thiết quân luật và chịu trách nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó.
Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương cấp tỉnh thiết quân luật được quyền trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản thực hiện theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.
Các biện pháp đặc biệt được áp dụng
- Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng.
- Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người.
- Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định.
- Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin.
Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương thiết quân luật đã ổn định thì Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy đơn vị quân đội, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan thi hành lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật.
Theo Bá Đô (VNE)
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Quản lý chặt thông tin trên mạng xã hội
Ông Trương Minh Tuấn - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - vừa yêu cầu các đơn vị liên quan quản lý chặt chẽ các trang thông tin điện tử, mạng xã hội và xây dựng, hoàn thiện các văn bản quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng
Sáng 9.7, phát biểu tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018, ông Trương Minh Tuấn - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) dành nhiều thời gian đề cập đến dự án MobiFone mua 95% cổ phần của công ty nghe nhìn toàn cầu AVG.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay, Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT đã quán triệt, thực hiện nghiêm các kiến nghị được nêu ra trong kết luận của Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT cũng đã chỉ đạo quyết liệt việc thu hồi số tiền MobiFone đã thanh toán khi mua 95% cổ phần AVG.
Cho đến nay, về cơ bản MobiFone đã thu hồi toàn bộ số tiền đầu tư vào dự án và đã yêu cầu phía AVG trả thêm các chi phí phát sinh, lãi suất, chi phí cơ hội...
Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng đã ban hành quyết định thu hồi và huỷ bỏ quyết định số 236/QĐ-BTTTT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ TT&TT phê duyệt dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn phát biểu tại hội nghị.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, hiện nay Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ TT&TT tiếp tục thực hiện nghiêm kết luận của Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Kiểm tra Trung ương; tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân có liên quan.
"Dù đây là việc rất đau xót của ngành nhưng tôi cũng kêu gọi cán bộ công chức, viên chức, người lao động toàn ngành sớm ổn định hoạt động, tiếp tục chỉ đạo điều hành từng địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, tập trung hoạt động sản xuất kinh doanh để tiếp tục phát triển, giữ vững vị thế của ngành. Còn trách nhiệm của ai, xử lý đến đâu thì các cơ quan chức năng sẽ xem xét, xử lý một cách thoả đáng nhất, chúng ta không né tránh", ông Trương Minh Tuấn nói.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng đề nghị các đơn vị của ngành đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với các cơ quan thông tấn báo chí, hoạt động thông tin điện tử, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại.
Ông Trương Minh Tuấn cũng đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền toàn diện về kinh tế xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng; công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo; công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng yêu cầu các đơn vị thuộc bộ và địa phương kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các cơ quan báo chí vi phạm tôn chỉ mục đích. Các Sở TT&TT với chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ để nghiêm túc xử lý.
Ngoài ra, quản lý chặt chẽ các trang thông tin điện tử, mạng xã hội; xây dựng, hoàn thiện các văn bản quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Ngoài ra, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn còn yêu cầu các Sở TT&TT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng thuộc Bộ kịp thời phản ánh tình hình và có biện pháp hiệu quả giải quyết các vụ việc tụ tập đông người, gây ách tắc giao thông, có hành động quá khích, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
Theo báo cáo công tác 6 tháng đầu năm, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tăng cường thông tin, tuyên truyền các chủ trương, giải pháp xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển, phục vụ người dân, doanh nghiệp; công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo; phòng, chống tham nhũng...Trong bối cảnh các cuộc tập trung đông người gây mất an ninh trật tự diễn ra ở một số địa phương, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng định hướng các cơ quan báo chí đưa thông tin tốt để lấn át thông tin xấu; phê phán hành động vi phạm pháp luật và phá hoại tài sản, kêu gọi người dân sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.Bộ cũng đã chỉ đạo triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; công tác quy hoạch các cơ quan báo chí thuộc Bộ.Đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin vi phạm trên mạng phục vụ công tác đàm phán, đấu tranh, ngăn chặn thông tin vi phạm trên mạng. Phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm những trường hợp phát tán thông tin không đúng sự thật trên internet...Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành TTTT vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, tồn tại như một số báo điện tử đã khai thác và sử dụng nguồn tin trên mạng xã hội thiếu kiểm chứng. Một số trang thông tin điện tử có bài viết, clip đưa thông tin không phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Theo Quang Phong (Dân Trí)
Nỗi lòng của người mẹ dùng 'thiết quân luật' để... con ngoan Mon - đứa con trai đầu lòng của tôi đã có một sinh nhật không trọn vẹn, chắc hẳn trong đầu nó chỉ khắc sâu tiếng la mắng, nạt nộ của tôi. Tôi không biết mình có đang dạy con đúng cách (ảnh minh họa). Sau khi dành một phút để hỏi thật lòng mình, nhiều bậc phụ huynh đã "sốc" về cách...