Luật pháp còn bỏ ngỏ tư cách pháp nhân của hộ kinh doanh cá thể
Luật sư Hà Huy Phong, Công ty Luật TNHH Inteco (Hà Nội) cho rằng, luật hiện nay còn bỏ ngỏ, chưa ghi nhận một cách chính thức địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân của hộ kinh doanh cá thể. Đây chính là điểm nghẽn của nhiều vấn đề.
Ông đánh giá thế nào về dự án luật sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệplần này?
- Dự thảo luật sửa đổi Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp lần này được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm thực tế mà tôi cho rằng đó là những phản ánh của chính cộng đồng doanh nghiệp, nên nó khá sâu sát và có giá trị thực tế rất cao. Nó không xuất phát từ yếu tố mãn tính như lý thuyết, nguyên tắc mà đi sâu vào những vấn đề cụ thể.
Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi lần này chưa triệt để, toàn diện như những ý kiến đóng góp của chúng tôi.
Tôi ví dụ, Luật Doanh nghiệp trước đây có quy định bỏ con dấu, nhưng lần này điều chỉnh, bổ sung thông báo đăng ký con dấu. Những ảnh hưởng của con dấu vẫn còn tồn tại ở đâu đó mang tính gián tiếp của Luật Doanh nghiệp, và từ đó cả luật chuyên ngành, cả cơ quan chuyên ngành họ phải căn cứ vào đó để đưa ra con dấu.
Ví dụ nữa là người đại diện cho pháp luật. Luật Doanh nghiệp đang có hiệu lực quy định doanh nghiệp có nhiều người đại diện cho pháp luật, và doanh nghiệp phải quy định cụ thể về chức năng nhiệm vụ cũng như quyền hạn sử dụng con dấu đó. Tuy nhiên thực tế cơ chế triển khai không có và hầu hết doanh nghiệp đều không có quy định, thậm chí không có điều lệ quy định. Vậy thì xử lý mâu thuẫn, xung đột khi doanh nghiệp có nhiều con dấu như thế nào, tranh chấp nội bộ như thế nào? Vấn đề là dự thảo hiện nay chúng tôi kỳ vọng rất nhiều nhưng vẫn chưa đưa ra được sự điều chỉnh mang tính cần thiết.
Ban soạn thảo gặp khó khăn gì khi soạn dự thảo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi lần này?
Video đang HOT
- Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư là một trong những đạo luật rất vất vả khi phải chạy theo sự thay đổi và biến động rất nhanh của nền kinh tế hiện nay. Đó là điều kiện khách quan mà ngay bản thân ban dự thảo trước đây cũng không thể hình dung ra được nền kinh tế của chúng ta, cộng đồng của chúng ta thay đổi nhanh và tiến bộ đến mức như vậy.
Đặc biệt thời gian gần đây, khi Chính phủ đưa ra chủ trương xây dựng Chính phủkiến tạo mà nòng cốt của nó, lõi của vấn đề là loại bỏ điều kiện kinh doanh nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng nhất cho doanh nghiệp. Chính vì yêu cầu như vậy mà Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư bắt buộc phải bám theo một yêu cầu là làm thế nào để bỏ các điều kiện kinh doanh trong đó, đặc biệt là Luật Đầu tư.
Hiện nay chúng ta cắt bỏ được rất nhiều điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên dự thảo lần này chúng ta tiếp tục cắt bỏ sâu sát hơn nữa… Đó là những ảnh hưởng của hai bộ luật này lên thực tiễn của hoạt động doanh nghiệp…
Địa vị pháp lý của hộ kinh doanh cá thể vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được ghi nhận trong luật
Nhìn nhận của ông về đề xuất đưa hộ kinh doanh cá thể vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp trong lần sửa đổi năm 2019?
- Chuyện hộ kinh doanh cá thể tồn tại là tất yếu, khách quan của xã hội. Luật của chúng ta từ trước đến nay chưa ghi nhận một cách chính thức địa vị pháp lý của hộ kinh doanh cá thể.
Cho dù chúng ta có quy định hay không, hộ kinh doanh cá thể vẫn là một thực thể tồn tại khách quan trong xã hội và chiếm một vị thế rất lớn trong nền kinh tế của chúng ta (chiếm 30% giá trị GDP).
Chuyện sửa đổi luật lần này chúng tôi cũng rất kỳ vọng nhưng chưa làm được, đó là Luật Doanh nghiệp phải quy định một cách chính thức địa vị pháp lý của hộ kinh doanh cá thể để ghi nhận tư cách pháp lý của người ta vào trong luật, để từ đó tạo hành lang pháp lý cho những văn bản khác.
Vì chúng ta biết Luật Doanh nghiệp phần lớn là đưa ra quy định về gia nhập thị trường. Vậy hộ kinh doanh cá thể gia nhập thị trường như thế nào, điều kiện đối với họ như thế nào, yêu cầu đối với quản lý ra sao… hiện chúng ta còn bỏ ngỏ rất nhiều. Và đây là một điểm nghẽn, nút thắt của vấn đề.
Nếu Luật Doanh nghiệp sửa đổi đưa hộ kinh doanh cá thể vào khuôn khổ chính thức và ghi nhận nó như một loại hình doanh nghiệp thì đương nhiên chúng ta sẽ có 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Và đó chính là 5 triệu doanh nghiệp, và mục tiêu của Chính phủ năm 2020 đạt 2 triệu doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ đủ để thực hiện mục tiêu của Chính phủ.
Nhưng không phải mục tiêu về mặt hình thức, mà nó thỏa mãn những nội dung, yêu cầu khách quan của nền kinh tế là chúng ta phải gây dựng được địa vị pháp lý cũng như ghi nhận tư cách chính thức của những người tham gia vào hoạt động kinh doanh…
Hộ kinh doanh cá thể cũng là những thực thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, cũng giống như công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân khác, hiện nay chỉ khác nhau về tên gọi và cách ghi nhận địa vị pháp lý mà chúng ta đã loại 5 triệu hộ kinh doanh cá thể ra ngoài những con số thống kê và những văn bản chính thức của chúng ta. Do đó chúng ta chỉ cần sửa lại một chút, ghi nhận chính thức vào trong luật thì chúng ta ngay lập tức tăng số lượng doanh nghiệp trong đời sống kinh tế.
Xin cảm ơn ông.
Theo TGTTO
Cắt hàng loạt điều kiện kinh doanh lĩnh vực xây dựng
Nghị định số 100/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2018 là một cú hích mạnh trong việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Theo Bộ Xây dựng trong quá trình triển khai thực hiện trên thực tế và phản ánh của một số tổ chức, cá nhân có liên quan thì một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập; chưa cụ thể, chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau; một số quy định còn phức tạp, cần phải được đơn giản hóa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tế và hội nhập kinh tế - quốc tế.
Nghị định số 100/2018/NĐ-CP được ban hành nhằm bảo đảm phù hợp với quy định tại Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư và khắc phục một số tồn tại, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện.
Bộ Xây dựng cho biết, điểm nhấn nổi bật của Nghị định này là bãi bỏ, đơn giản hóa nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh.
Cụ thể, Nghị định số 100/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ 5 ngành, nghề không thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật số 03/2016/QH14; bãi bỏ 2 ngành, nghề chồng chéo với pháp luật liên quan; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa phần lớn các điều kiện đầu tư kinh doanh của 12 ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điểu kiện thuộc lĩnh vực hoạt động xây dựng, nhà ở và thị trường bất động sản.
Theo đó, đã bãi bỏ 89 điều kiện, chiếm 41,3%; đơn giản hóa 94 điều kiện, chiếm 43,7%; giữ nguyên 32 điều kiện (15%) trên tổng số 215 điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa đạt 85%, vượt 35 % so với yêu cầu tối thiểu cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh theo Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh.
Đây là nỗ lực, cố gắng rất lớn của Bộ Xây dựng.
Hiện tại, Bộ Xây dựng đang tiếp tục rà soát, đề xuất bãi bỏ 4 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đang được quy định trong các văn bản Luật. Trên cơ sở tham khảo những tiêu chuẩn và thông lệ tốt của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) theo hướng thay thế các điều kiện có tính chất tiền kiểm sang hậu kiểm, đồng thời áp dụng nguyên tắc quản lý dựa trên rủi ro nhằm mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục đề xuất, bãi bỏ một số điều kiện đầu tư kinh doanh đang được quy định trong các luật chuyên ngành.
Theo Toàn Thắng
Chinhphu.vn
DN chứng khoán chỉ cần 3 năm hoạt động có lãi sẽ được đầu tư ra nước ngoài Nghị định16/2019/NĐ-CP đã giảm điều kiện về thời gian hoạt động có lãi để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm... từ 5 năm xuống còn 3 năm. Ảnh minh họa. Nguồn: TL Chính phủ vừa ban hành Nghị định số...