Luật môi trường hiện nay vẫn đánh đồng thu phí trên đầu người xả rác
Luật hiện hành chưa quy định theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, đã đến lúc người xả rác chưa phân loại sẽ phải trả tiền nhiều hơn.
Ngày 3/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin tới báo chí về những điểm mới trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Trong đó có vấn đề được dư luận rất quan tâm là quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải nguy hại.
Theo thống kê của Tổng cục Môi trường, trung bình mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt cả nước là 25 triệu tấn. Trong đó, chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Trong đó, Hà Nội mỗi ngày phát sinh 6.000 tấn rác, tỷ lệ chôn lấp tới 90% còn TP HCM tỷ lệ chôn lấp cũng lên tới 69%. Tỷ lệ chôn lấp trực tiếp gây ra nhiều vấn đề môi trường và xã hội phức tạp. Việt Nam cũng chưa phân loại được rác tại nguồn nhằm thúc đẩy quá trình tái chế, tái sử dụng.
Luật hiện hành chưa quy định theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, đã đến lúc người xả rác chưa phân loại sẽ phải trả tiền nhiều hơn.
Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết công tác quản lý về chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là vấn đề chất thải rắn sinh hoạt trở thành điểm nóng về an ninh, chính trị tại một số địa phương.
Mặt khác, chất thải hầu hết chưa được phân loại tại nguồn; chưa có các cơ chế chính sách thúc đẩy các hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, dẫn đến khối lượng phát sinh ngày một nhiều. Cùng với đó, luật hiện hành chưa quy định theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền dẫn đến không khuyến khích việc giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải phát sinh, đồng thời không khuyến khích việc phân loại chất thải tại nguồn.
Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) quy định theo hướng ai xả nhiều chất thải rắn sinh hoạt hơn sẽ phải trả nhiều tiền hơn thay vì tính phí theo đầu người bình quân như hiện nay. Cùng với đó người không thực hiện phân loại rác sinh hoạt sẽ phải trả chi phí cao hơn so người thực hiện phân loại.
Cụ thể, đối với quản lý chất thải nguy hại, dự thảo luật quy định yêu cầu chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt phải được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện thu hồi, xử lý theo quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải nguy hại. Quy định này sẽ góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra do chất thải nguy hại trong sinh hoạt gây ra, tuy nhiên cần phải có chính sách giám sát khả thi và phù hợp.
Dự thảo đưa ra quy định về kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) được tính dựa trên khối lượng phát sinh (khoản 6 Điều 79). Bộ trưởng Bộ TN&MT sẽ hướng dẫn hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh.
“Việc này sẽ thúc đẩy người dân giảm thiểu lượng chất thải phát sinh vì rõ ràng việc phát sinh ít chất thải hơn đồng nghĩa với việc phải trả ít tiền hơn”, ông Hiền cho hay.
Luật môi trưởng (sửa đổi) không cào bằng người xả rác ít với người xả rác nhiều.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, luật cũng đưa ra quy định khuyến khích phân loại CTRSH tại nguồn thành 5 loại là chất thải rắn có khả năng tái chế; chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải nguy hại; chất thải cồng kềnh; và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác (khoản 1 Điều 79).
Dự thảo Luật cũng đã quy định nguyên tắc về việc thu kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý đối với từng loại chất thải sau khi đã được phân loại.
Theo ông Nguyễn Thượng Hiền, điều này một mặt để làm căn cứ cho việc thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh. “Những tổ chức, cá nhân không thực hiện phân loại sẽ phải trả chi phí cao hơn so với những tổ chức, cá nhân thực hiện việc phân loại theo quy định”.
Bên cạnh đó, việc giao UBND cấp tỉnh ban hành quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn quản lý sẽ giúp chính quyền địa phương căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội và công nghệ xử lý chất thải đang áp dụng để đưa ra các quy định cho phù hợp, đảm bảo tính khả thi của quy định.
Theo ông Nguyễn Thượng Hiền, trước đây đã từng có những doanh nghiệp tổ chức phân loại rác hữu cơ, vô cơ nhưng phương tiện vận chuyển chỉ có 1 xe nên “thay vì phân ra lại trộn vào”.
Vì thế, dự thảo luật đã quy định giao UBND tỉnh đồng bộ về hạ tầng. “Nếu phân loại ra rồi mà không đồng bộ về hạ tầng thì việc này không phù hợp, tốn kém nguồn lực của nhà nước và người dân. Đây là vấn đề rất khó, phải có lộ trình. Để triển khai thành công, đầu tiên phụ thuộc rất nhiều ý thức của người dân. Ý thức của người dân nâng cao thì việc phân loại rác thải sẽ dễ đi vào cuộc sống nhanh hơn”, ông Hiền cho hay.
Theo Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường), quy định thu phí rác thải dựa trên số lượng để tạo động lực cho các hộ gia đình, giảm thiểu lượng chất thải.
Để thực hiện hiệu quả, dự thảo luật đề xuất đưa ra quy định về sự giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp Hội, tổ dân phố, cộng đồng dân cư đối với việc tổ chức thực hiện và giám sát việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
“Xả ra nhiều thì trả tiền nhiều. Số tiền này do địa phương quyết định tùy vào điều kiện kinh tế và điều kiện của người dân. Ví dụ Hà Nội phải trả cao hơn, Bắc Kạn thấp hơn. Lộ trình này phải từng bước, từng bước. Nếu người dân không tuân thủ thì không thể làm được”, ông Hùng Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhấn mạnh./.
Loay hoay xử lý hơn 900 bãi chôn lấp rác, nhiều bãi "vô chủ"
Theo thống kê của Tổng cục Môi trường (TCMT), Bộ TNMT, tại Việt Nam hiện có hơn 900 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, trong đó chưa đến 20% số bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tình trạng ô nhiễm môi trường từ hàng trăm bãi chôn lấp này là hiện hữu và vô cùng cấp bách, đòi hỏi sớm có giải pháp xử lý.
Vẫn khó xử lý, cải tạo
Trong số hơn 900 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, ngoài 20% số bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã. Một số bãi rác này hiện đã "đóng cửa".
Về việc hình thành các bãi rác này, ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng cục trưởng TCMT phản ánh: "Người dân vẫn có thói quen vứt rác bừa bãi, người này bỏ rác không đúng chỗ được thì người khác cũng bỏ rác được. Vô hình trung, tạo thành các bãi rác vô chủ. Đây chính là các điểm ô nhiễm tồn lưu".
Ngay tại Hà Nội và TP.HCM, hiện rác chủ yếu vẫn được xử lý theo hình thức chôn lấp, với tỷ lệ lên tới 90%. Thậm chí, tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, một số có hệ thống thu gom khí, một số không; hệ thống xử lý nước rỉ rác trong nhiều trường hợp không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) đang quá tải, nhiều lần người dân đã chặn xe rác... Ảnh: T.M
"Phần lớn các bãi chôn lấp hiện tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm nhiều diện tích đất, phát sinh lượng lớn nước rỉ rác. Nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất của cộng đồng xung quanh" - TCMT đánh giá.
Để xử lý, cải tạo các bãi rác này, theo Quyết định 807 ngày 3/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016 - 2020, một trong những mục tiêu là xử lý ô nhiễm môi trường của 30 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
"Thế nhưng, cho đến nay, vẫn chưa xử lý được các bãi chôn lấp này do thiếu nguồn lực" - ông Hiền cho hay.
Cần cơ chế thu hút đầu tư
Để xử lý các bãi chôn lấp chất thải, ông Nguyễn Thượng Hiền cho rằng, cần đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự đầu tư của tư nhân tham gia xử lý rác ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Để thu hút được các nhà đầu tư, phải có cơ chế chính sách rõ ràng, các ưu đãi cụ thể như ưu đãi về vốn, thuế, đất đai...
Dẫn chứng cho sự thành công trong việc cải tạo bãi rác đã "đóng cửa", Phó Tổng cục trưởng TCMT thông tin, đã có những mô hình xử lý bãi rác thành mặt bằng sạch để phục vụ cho phát triển, như cải tạo bãi rác Mễ Trì (Hà Nội) trở thành Khu đô thị Mễ Trì; cải tạo bãi rác thành công viên ở Quảng Ninh hay xử lý bãi rác Soi Nam ở TP.Hải Dương...
Theo lãnh đạo TCMT, việc xã hội hóa công tác xử lý bãi chôn lấp chất thải đã được luật hóa. Tại dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi có quy định Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Dự thảo luật cũng nêu rõ, yêu cầu bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi và các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường phải được xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường.
Chủ đầu tư, quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm lập phương án xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường trình UBND cấp tỉnh phê duyệt đối với bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án đã được phê duyệt.
Tổ chức giám sát môi trường định kỳ, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt kể từ ngày hoàn thiện việc xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường. Kết quả giám sát môi trường định kỳ phải được báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; lập hồ sơ và bàn giao mặt bằng sau khi hoàn thành xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tống Minh
Lò đốt rác thải của Nhà máy rác Cà Mau thông số Dioxin vượt ngưỡng cho phép Ngày 24.3, Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Cà Mau có báo cáo sau khi kiểm tra tình hình hoạt động của hệ thống lò đốt rác phát điện Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau. Một góc Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau Ảnh: GIA BÁCH Trước đó, ngày 27.2, Sở TN-MT phối hợp các ngành liên...