Luật mới sẽ làm mới không gian đầu tư của vốn ngoại
Cùng với nhiều điểm mới tại dự thảo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, những nội dung mới tại dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi đang được trông đợi sẽ tháo gỡ những bất cập kéo dài về nới rộng sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, qua đó mang lại không gian hoạt động mới theo hướng thông thoáng hơn cho dòng vốn ngoại.
Các đại biểu Quốc hội tìm hiểu về thị trường chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, tháng 7/2019.
Tạo sự ăn khớp giữa các luật
Bài toán nới room cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam đến thời điểm này tiếp tục vướng do “độ vênh” của các luật. Điều này dẫn đến nỗ lực gia tăng hút vốn ngoại cho thị trường chứng khoán thông qua con đường nới room chưa có sự cải thiện đáng kể tính đến thời điểm này.
Đây là lý do nhà đầu tư, thị trường đang trông đợi với “bộ ba” luật: Chứng khoán, Đầu tư, Doanh nghiệp được sửa cùng thời điểm sẽ tháo gỡ bất cập hiện tại.
Liên quan đến hướng nới room cho nhà đầu tư nước ngoài, theo ông Quách Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài theo Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
Dự thảo Luật đã bổ sung quy định về Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo cách tiếp cận chọn bỏ. Danh mục này bao gồm: ngành, nghề nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận thị trường và ngành, nghề nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường có điều kiện.
Ngoài 2 danh mục này, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.
Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ và các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế về đầu tư, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài.
Việc bổ sung quy định này nhằm nâng cao tính minh bạch, khả thi trong việc áp dụng cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam phù hợp với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các điều ước quốc tế về đầu tư, đồng thời khắc phục tình trạng thiếu thống nhất trong việc áp dụng các cam kết của Việt Nam tại các hiệp định có cách tiếp cận khác nhau về mở cửa thị trường (chọn cho và/hoặc chọn bỏ)…
Trên cơ sở định hướng trên, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) phân định rõ điều kiện, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và điều kiện, thủ tục góp vốn, mua, bán cổ phần của công ty đại chúng; tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đại chúng theo Luật Chứng khoán.
Trường hợp pháp luật về chứng khoán không quy định về điều kiện, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư…
Cụ thể, liên quan đến thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, dự thảo Luật Đầu tư quy định điều kiện, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và thủ tục mua, bán cổ phần, phần vốn góp, kinh doanh chứng khoán của tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán, công ty đại chúng, nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Trường hợp pháp luật về chứng khoán không quy định về thủ tục, điều kiện, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư…
Video đang HOT
Nhằm tạo sự liên thông, đồng bộ với quy định trên, dự thảo Luật Chứng khoán quy định, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư, hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ sở hữu nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư, việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) có quy định về điều kiện, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và dự kiến quy định ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Việc quy định như dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) bảo đảm được tính thống nhất với quy định hiện hành và dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi, đồng thời bảo đảm tính linh hoạt bằng việc giao Chính phủ hướng dẫn…
Nới room: tính chủ động thuộc về doanh nghiệp
Từ định hướng sửa các luật như trên, lời giải cho bài toán nới room phần nào được hé mở, tuy nhiên vẫn phải đợi hướng dẫn của Chính phủ.
Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), khi Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ sở để Chính phủ đưa ra quy định nhằm mở nút thắt về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đề cập đến việc nới room sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là quyền của doanh nghiệp trên cơ sở quy định khung của pháp luật, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi cho rằng, về nguyên tắc, pháp luật chỉ đưa ra quy định khung về tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa mà nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu trong các ngành, lĩnh vực cụ thể, nhằm đáp ứng các mục tiêu của quản lý nhà nước, chứ Nhà nước không can thiệp vào quyền của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực A, pháp luật quy định nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ 100% cổ phần/vốn điều lệ, nhưng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực A có quyền không mở room cho nhà đầu tư nước ngoài, hoặc mở dưới 100%, chứ không phải pháp luật buộc doanh nghiệp phải mở 100%.
“Đó là thông lệ quốc tế, cũng là phù hợp với đạo lý kinh doanh, bởi với tư cách là chủ đồng vốn bỏ ra kinh doanh, ông chủ doanh nghiệp có quyền lựa chọn đối tác trong hay ngoài nước để hợp tác làm ăn. Nếu chọn đối tác nước ngoài, thì doanh nghiệp toàn quyền quyết định mở room đến mức nào trên cơ sở khung nguyên tắc mà pháp luật quy định, để đảm bảo có lợi nhất cho doanh nghiệp”, ông Hiếu chia sẻ.
Với hướng chuyển động chính sách như trên, rõ ràng để giải bài toán nới room cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nếu chỉ có sự đổi mới chính sách từ phía nhà nước thôi là chưa đủ, mà còn chờ sự nhiệt tình của chính doanh nghiệp.
Nói cách khác, Nhà nước chỉ có thể tạo ra sân chơi, còn doanh nghiệp mới là chủ thể quyết định có tham gia sân chơi hay không.
Ngoài hướng nới room trên, một số doanh nghiệp và đại biểu Quốc hội đề xuất thêm biện pháp triển khai sản phẩm Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.
Ông Huỳnh Thành Chung, Tổng giám đốc CTCP Sản xuất – Xây dựng – Thương mại và Nông nghiệp Hải Vương, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Luật Chứng khoán sửa đổi bổ sung loại hàng hóa mới là Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thị trường và kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài, cũng như các công ty của Việt Nam.
Tuy nhiên, quy định về sản phẩm này cần rõ ràng và phù hợp, nhất là cần chi tiết về thủ tục, điều kiện phát hành, cơ chế kiểm soát giao dịch từ phía nhà nước, để việc triển khai sản phẩm này có tính khả thi.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Luật mới chấn chỉnh, khối tiền 150 tỷ USD bùng nổ
Nhiều điều kiện chặt chẽ hơn được thông qua nhằm đảm bảo hàng hóa tốt cho thị trường. Yêu cầu về minh bạch sẽ buộc hàng loạt doanh nghiệp đại chúng lên sàn và là cơ hội lớn cho giới đầu tư, trong đó có các CTCK.
Thắt chặt, cơ hội nhiều
Chiều 26/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV với nhiều thay đổi và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2021, muộn hơn so với đề xuất trước đây là 1/9/2020.
Một thị trường có quy mô vốn hóa khoảng 150-160 tỷ USD (trên cả sàn TP.HCM và Hà Nội) hiện tại có thể sẽ tăng lên nhanh chóng với các quy định buộc các công ty đại chúng đưa cổ phiếu lên sàn. Thị trường có thể đón nhận thêm hàng chục tỷ USD giá trị vốn hóa doanh nghiệp trong vài năm tới.
Một trong những thay đổi lớn trong Luật Chứng khoán sửa đổi là nâng điều kiện để trở thành công ty đại chúng; điều kiện chào bán lần đầu ra công chúng và chào bán thêm ra công chúng; bổ sung đối tượng công bố thông tin; tăng mức phạt trong trường hợp vi phạm hành chính,...
Cơ hội tỷ USD chưa từng có cho đại gia Việt
Theo luật mới, điều kiện để công ty được chào bán công khai cổ phần là phải có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, thay vì 10 tỷ đồng như trước. Như vậy, một doanh nghiệp muốn huy động vốn từ thị trường chứng khoán (TTCK) phải có quy mô tương đối lớn, cao gấp 3 lần trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc, các doanh nghiệp được thành lập mới sẽ gặp khó khăn, cần thêm thời gian làm ăn tích lũy vốn hoặc các cổ đông phải góp vốn nhiều hơn ngay từ ban đầu.
Như vậy, chất lượng hàng hóa chào bán ra thị trường sẽ được đảm bảo hơn.
Cũng theo quy định mới, các cổ đông lớn phải cam kết nắm giữ trên 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu 1 năm sau khi kết thúc đợt chào bán.
Việc chào bán công khai cần được thực hiện thông qua công ty chứng khoán (tư vấn), trừ trường hợp khi công ty phát hành là công ty chứng khoán (CTCK). Và cổ phiếu phải được niêm yết trong vòng 30 ngày sau khi chào bán.
Cũng theo luật mới, công ty đại chúng (CTĐC) phải có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng và có tối thiểu 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ. Các công ty này phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên Upcom trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng. Sau 2 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống Upcom, công ty đại chúng có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết.
Đây là những quy định mang đến cơ hội nhiều hơn cho các CTCK. Với quy định này, số lượng doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên Upcom và niêm yết trên Sở GDCK sẽ tăng mạnh.
Cơ hội trên thị trường chứng khoán ngày càng lớn.
Với hàng trăm ngàn doanh nghiệp như hiện tại, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện là CTĐC. Nhờ đó, TTCK dự kiến có thêm nhiều hàng hóa chất lượng, như loạt các doanh nghiệp may mặc, nông thủy sản,... ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Rộng cửa bán cho ngoại, ông chủ Việt bớt lo
Một điểm đặc biệt được quan tâm là vấn đề quy định về "room" vốn ngoại. Theo đó, Luật Chứng khoán sửa đổi được xem là một sự thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc hoàn thiện thể chế, tăng hiệu quả quản lý và hút dòng vốn ngoại.
Vốn ngoại được kỳ vọng sẽ tăng trưởng đột biến khi Luật Chứng khoán sửa đổi "nới tay" về tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại). Theo đó, ngoại trừ các trường hợp có quy định riêng, room ngoại tại các doanh nghiệp niêm yết là 100%.
Đây là một quy định giúp làm giảm tình trạng nghẽn tắc theo cơ chế xin - cho theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP, giúp NĐT nước ngoài có thể rót tiền vào các doanh nghiệp quy mô lớn, làm ăn bài bản nhưng đã kín room như hiện tại.
Điểm nổi bật cũng được chú ý và có vai trò lớn trong việc kiểm soát thị trường, giúp các ông chủ Việt Nam kiểm soát doanh nghiệp là sản phẩm chứng quyền không biểu quyết (NVDR). Sản phẩm này được cho là sẽ giúp doanh nghiệp tăng được cầu ngoại nhưng các ông chủ không mất quyền biểu quyết.
Dòng vốn ngoại có cơ hội tăng bùng nổ.
Luật Chứng khoán sửa đổi cũng mở rộng định nghĩa về chứng khoán, báo gồm cả chứng chỉ lưu ký (DR) và chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), được quy định trong Luật doanh nghiệp.
Theo đó, việc biểu quyết đối với cổ phần phổ thông đã được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành NVDR. Cổ đông là tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có quyền phân bổ quyền biểu quyết của mình cho các cổ đông khác tương ứng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông đó.
Luật Chứng khoán sửa đổi cũng có nhiều vấn đề được chú ý liên quan đến quy định về chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, nâng thẩm quyền và tăng tính độc lập cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tăng mức phạt đối với các sai phạm trên thị trường; việc sáp nhập các sở giao dịch,...
Cụ thể, Việt Nam sẽ chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) và sẽ được IPO vào năm 2023. VNX có trụ sở tại Hà Nội và hoạt động như một công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước với 2 công ty con là Sở GDCK Hà Nội - HNX (phụ trách thị trường trái phiếu và phái sinh) và Sở GDCK TP HCM - HOSE (phụ trách thị trường cổ phiếu).
Bộ Tài chính (không phải UBCKNN) sẽ đại diện cho phần sở hữu nhà nước tại VNX và VNX sẽ hữu toàn bộ HoSE và HNX. Vốn điều lệ của VNX trước năm 2023 sẽ là 3.000 tỷ đồng, trong đó, HOSE có là 2.000 tỷ đồng còn HNX là 1.000 tỷ đồng.
V. Hà
Theo Vietnamnet.vn
Nhà đầu tư tổ chức còn phân vân 5 vấn đề Trước thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán được Quốc hội bấm nút thông qua, ông Dominic Scriven, Chủ tịch HĐQT Công ty quản lý quỹ Dragon Capital chia sẻ về những vấn đề mà các tổ chức đầu tư còn phân vân và kỳ vọng sẽ có thể giải quyết trong tiến trình hoàn thiện pháp lý cho thị...