Luật mang thai hộ: Bệnh viện “bối rối” khi thực hiện
Cho phép mang thai hộ là chính sách nhân văn của Việt Nam, giúp các cặp vợ chồng không thể mang thai tự nhiên nhưng vẫn có con ruột của mình. Tuy nhiên, những quy định của Luật đang khiến các bệnh viện gặp nhiều khó khăn khi triển khai phương pháp này.
Nhiều vướng mắc cần hướng dẫn cụ thể
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhận đạo đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3. Đây không chỉ là niềm vui của các cặp vợ chồng vô sinh mà còn là niềm vui chung của các y bác sĩ hoạt động trong lĩnh vực vô sinh, hiếm muộn.
Luật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo còn nhiều vướng mắc cần giải quyết
Trong Hội thảo phổ biến Nghị định số 10 (ngày 31/3) tại TPHCM, BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc bệnh viện Từ Dũ, TPHCM, cho biết: “Để chuẩn bị thực hiện phương pháp mang thai hộ, Bệnh viện đã thành lập Hội đồng Khoa học kỹ thuật, thông tin những trường hợp cụ thể được phép thực hiện mang thai hộ; thiết lập quy trình cơ bản khám sàng lọc, hướng dẫn làm hồ sơ, thẩm định hồ sơ đối với những trường hợp có nhu cầu mang thai hộ”.
Tuy nhiên, khi thiết lập quy trình trên, bệnh viện đang vấp phải nhiều khó khăn như: Ai sẽ là người xác nhận các giấy tờ pháp lý liên quan đến quy định người thân thích cùng hàng; giấy tờ đầy đủ về mặt tư pháp cụ thể là những loại giấy nào. Bệnh viện đã gửi công văn cho Sở Tư pháp TPHCM để nhờ hướng dẫn các vấn đề trên nhưng đến nay vẫn chưa nhận được trả lời.
Cũng theo BS Diễm Tuyết, trong trường hợp đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, người vợ không có tử cung đồng thời buồng trứng cũng không còn thì có thể cho người này xin trứng để thực hiện mang thai hộ hay không bởi trong luật không thấy quy định về việc này. Có thể thực hiện kỹ thuật mang thai hộ cho người nước ngoài, Việt Kiều hay không; có cho phép cặp vợ chồng đã có con chung nhưng đứa trẻ bị dị tật, bất thường về tâm sinh lý, người mẹ đã bị cắt tử cung… thực hiện mang thai hộ hay không, bởi xét về mặt nhân bản, cả gia đình và xã hội đều mong muốn cho cặp vợ chồng bất hạnh này có thêm một đứa con khỏe mạnh bình thường.
Với trường hợp mang thai hộ, nếu có chồng thì bắt buộc phải có chữ ký từ người chồng đồng ý cho vợ mang thai hộ. Vậy với những trường hợp người phụ nữ được nhờ mang thai hộ đã sinh con nhưng chưa có hôn thú thì có cần đến sự đồng ý của chồng hay không?
Video đang HOT
Kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm cho phép cặp vợ chồng bất thường về noãn hoặc tinh trùng được xin của người khác để thực hiện thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, điều 5, khoản 4 của Nghị định số 10 lại quy định người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải đủ sức khỏe, không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau.
Theo BS Diễm Tuyết những trường hợp bệnh nhân có bất thường về di truyền thường bị sảy thai liên tục hoặc không thể mang thai thì buộc phải xin noãn; trường hợp người chồng bị bất thường về di truyền nếu muốn thực hiện mang thai hộ phải xin tinh trùng. Khi cặp vợ chồng chỉ hội tụ được 1 trong 2 điều kiện noãn hoặc tinh trùng thì có thể xin của người khác để nhờ mang thai. Song Nghị định số 10 đã đi ngược lại với chỉ định chuyên môn nên để nghị Bộ Y tế xem xét lại.
Khoản 2 điều 5, quy định người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc Việt kiều, trong khi đó lại không có quy định rõ ràng về xin nhận tinh trùng hay xin nhận phôi nên bệnh viện không biết xử lý ra sao.
Bên cạnh đó, BS Nguyễn Thị Ngọc Sương, Trưởng khoa Hiếm muộn, bệnh viện Hùng Vương bày tỏ băn khoăn khi Luật chỉ cho phép người mang thai hộ được mang thai hộ 1 lần. Song làm thế nào để xác định được người mang thai hộ đã thực hiện kỹ thuật này hay chưa.
Phải thực hiện đúng Luật
Liên quan đến vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, mọi điều luật khi mới ra đời thì khó có thể kín kẽ, do đó phải căn cứ trên tình hình thực tế để từng bước sửa đổi cho phù hợp.
Tuy nhiên, trước khi có những sửa đổi bổ sung của Luật mang thai hộ, các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm, đúng luật. Việc xác nhận mối quan hệ của người mang thai hộ là người thân thích cùng hàng là trách nhiệm của chính quyền địa phương, ai hoặc bộ phận làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trên cơ sở lấy ý kiến của các chuyên gia y tế, Bộ sẽ ban hành thông tư hướng dẫn mang thai hộ
Thứ trưởng Viết Tiến khẳng định, những cặp vợ chồng đã có con chung, dù đứa trẻ có những bất thường nhưng theo Luật họ không được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Với những cặp vợ chồng chưa có đăng ký kết hôn nhưng người vợ tự nguyện mang thai hộ, căn cứ trên Luật Hôn nhân và Gia đình người chồng không có cơ sở pháp lý để can thiệp nên người vợ sẽ được phép mang thai hộ. Những cặp vợ chồng bị bệnh lý di truyền, không được phép xin noãn và tinh trùng để thực hiện mang thai hộ.
Về ý kiến của BS Ngọc Sương, TS Nguyễn Huy Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, những trường hợp mang thai hộ, khi thực hiện thủ tục, các bệnh viện phải báo cáo lên Bộ Y tế. Danh sách những người đã mang thai hộ sẽ có phần mềm quản lý riêng để tránh tình trạng một người mang thai hộ nhiều lần.
Về vấn đề các bệnh viện có được thực hiện mang thai hộ cho người nước ngoài hay không, ông Nguyễn Hồng Hải, Vụ phó Vụ pháp luật Dân sự – Kinh tế (Bộ Tư pháp) cho biết, vấn đề này cần được chia tách một cách rõ ràng về mặt pháp lý và dịch vụ y tế. Cụ thể, với những người nước ngoài thực hiện kỹ thuật mang thai hộ tại Việt Nam thì thuần túy là hoạt động mang tích chất dịch vụ y tế. Vấn đề pháp lý, bản thân người mang thai hộ phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý ở quốc gia của họ liên quan đến đứa trẻ.
Cũng theo ông Hồng Hải, Luật mang thai hộ của Việt Nam chỉ áp dụng cho người Việt. Bộ luật Hình sự đã quy định rõ hình thức xử phạt đối với người tổ chức mang thai hộ, khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù; vị bác sĩ tiếp tay cho hoạt động mang thai hộ khi không đủ các điều kiện cho phép của pháp luật sẽ bị tước giấy phép hành nghề trong vòng 5 năm.
Các vấn đề liên quan khác, đại diện Bộ Y tế cho biết sẽ trình Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan tìm phương án phù hợp nhất để ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi cho phép mang thai hộ.
Vân Sơn
Theo Dantri
Một phụ nữ nhảy lầu tự vẫn ở bệnh viện Từ Dũ
- Chiều 27 - 3, một người phụ nữ đã nhảy từ sân thượng bệnh viện Từ Dũ xuống đất, tử vong tại chỗ.
Nạn nhân được xác định danh tính là Lê Thị Thúy Hạnh (29 tuổi, quệ Vĩnh Long).
Vào khoảng 15 giờ cùng ngày, nhiều thân nhân lẫn bệnh nhân ở bệnh viện Từ Dũ quận 1 (TP.HCM) nghe thấy tiếng động lớn. Khi chạy ra, họ bàng hoàng phát hiện một phụ nữ nằm bất động trên nền bê tông. Nhiều người tìm cách sơ cứu nhưng nạn nhân đã tử vong.
Hiện trường xảy ra sự việc. Ảnh:A.P
Tại hiện trường, bà Lê Thị Thy (dì ruột của nạn nhân) cho biết bà đang ngồi ghế đá cùng Hạnh chờ lấy số thứ tự thì Hạnh nói muốn vào nhà vệ sinh. Một lúc lâu sau không thấy cháu quay lại, nghe tiếng người kêu la bà Thy vội chạy tới mới biết nạn nhân là cháu mình.
"Tôi thấy nạn nhân nhảy từ sân thượng xuống nền bê tông", một nhân chứng nói.
Theo lời bà Thy, Hạnh có quèn một bạn trai người ngoại quốc. Gần đây, hai người xảy ra mâu thuẫn tình cảm và đó là lý do khiến cháu bà nghĩ quẩn.
A.P - X.NGỌC
Theo_PLO
Nhóm buôn bán trẻ em gây chấn động Sài Gòn lãnh 60 năm tù Lợi dụng các ông bố, bà mẹ trẻ thiếu tiền cần phải bán con, Thương cùng đồng bọn lân la ở các bệnh viện dụ dỗ "con mồi" để mua bán trẻ sơ sinh, kiếm tiền lời. Sau hai ngày xét xử và nghị án, ngày 24/12, TAND TP HCM đã tuyên bản án sơ thẩm đối với các bị cáo trong đường...