Luật hóa hành vi vừa lái xe vừa nghe điện thoại để xử lý
Phương án sửa đổi Luật GTĐB tới đây đã đề xuất đưa hành vi sử dụng điện thoại di động khi điều khiển ô vào luật cấm khi tham gia giao thông.
Hình ảnh tài xế Vũ Ngọc Long, lái xe buýt tuyến Bắc Giang – Sơn Động sử dụng điện thoại khi đang lái xe ngày 29/9/2018 khiến nhiều người bức xúc. Ảnh: B.G
Hành vi sử dụng điện thoại di động khi điều khiển ô tô bị cấm theo Công ước quốc tế về Giao thông đường bộ, nhưng tại Việt Nam hành vi này vẫn chưa bị cấm.
Dùng điện thoại, tai nạn xảy ra cao gấp 4 lần
Luật GTĐB 2008 không cấm người điều khiển ô tô sử dụng điện thoại mà chỉ cấm người đi xe máy. Trong khi đó, tình trạng vừa lái xe vừa nhắn tin hay gọi điện, lướt web… đã trở thành thói quen của không ít lái xe và đây chính là một trong những thói quen “chết người”.
TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Đại học Việt Đức cho biết, kết quả nghiên cứu khảo sát trên 210.000 người điều khiển phương tiện có sử dụng điện thoại tại 9 điểm thuộc TP HCM và Bình Dương cho thấy, nhóm sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện cao nhất là lái xe tải chiếm 50%, lái xe con chiếm 39%, lái xe khách/xe buýt chiếm 37%, thấp nhất là người lái xe máy chiếm 8%.
“Nghiên cứu thực nghiệm trên sa hình ô tô cho thấy, việc sử dụng điện thoại khi lái xe xác suất xảy ra TNGT tăng gấp 4 lần so với trường hợp không sử dụng điện thoại. Việc sử dụng điện thoại sẽ gây ra những khó khăn tương tự như một người có nồng độ cồn 0,08% trong máu. Ngoài ra, người dùng điện thoại còn có nhiều khả năng gặp sự cố trên đường, đơn cử như đạp thắng chậm hơn 9%. Các cơ quan quản lý Nhà nước phải nâng cao mức xử phạt hành chính, tăng tính răn đe”, TS. Vũ Anh Tuấn nhận định.
Video đang HOT
Theo GS. TS. Từ Sỹ Sùa, giảng viên cao cấp trường Đại học GTVT Hà Nội, dùng điện thoại khi lái xe sẽ gây phân tâm, hạn chế khả năng quan sát, việc bị “mất” một tay do đang cầm điện thoại khiến người điều khiển phương tiện mất tập trung, khả năng xử lý khi gặp tình huống bất ngờ sẽ lúng túng và dễ gây ra tai nạn.
Trong hồ sơ đề xuất sửa đổi Luật GTĐB vừa được trình Chính phủ, Bộ GTVT đánh giá, mặc dù khung pháp lý về quy tắc giao thông được quy định trong Luật tương đối đầy đủ và tiệm cận được với các quy tắc giao thông quốc tế. Tuy nhiên, Bộ GTVT cho biết, thực tế một số quy tắc như lùi xe, vượt xe, chuyển hướng hay các quy tắc liên quan đến ATGT như: Sử dụng điện thoại di động khi điều khiển ô tô, thắt dây an toàn đối với người lái xe, người ngồi trên xe ô tô, quy tắc giao thông trên đường cao tốc và trong hầm đường bộ đã tạo nên những tranh cãi pháp lý trong việc xác định chủ thể và hành vi vi phạm.
Bộ GTVT cho rằng, các tồn tại trên nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến hậu quả khó xác định được hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, gây lúng túng cho các cơ quan thực thi pháp luật, ảnh hưởng đến quá trình tố tụng cũng như quyền và nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thiếu cơ chế phòng ngừa rủi ro cho người tham gia giao thông.
Luật hóa nhiều quy tắc giao thông
Với mục tiêu xác định rõ các hành vi vi phạm quy tắc giao thông và tạo cơ chế phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe người tham gia giao thông, trong dự thảo sửa đổi Luật GTĐB 2008 trình Chính phủ mới đây, Bộ GTVT đề xuất 3 phương án.
Phương án 1, giữ nguyên các quy tắc giao thông về lùi xe, vượt xe, chuyển hướng, quy tắc giao thông dành cho phương tiện ưu tiên khi thực hiện nhiệm vụ, người lái xe, người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn, quy tắc giao thông trên đường cao tốc và trong hầm đường bộ như quy định hiện hành.
Phương án 2, được Bộ GTVT đề xuất là sửa đổi các quy tắc giao thông như: Lùi xe, vượt xe, chuyển hướng quy tắc giao thông dành cho phương tiện ưu tiên khi thực hiện nhiệm vụ, quy tắc giao thông trên đường cao tốc và trong hầm đường bộ; bổ sung quy định về việc không sử dụng điện thoại di động khi điều khiển ô tô, thắt dây an toàn đối với người lái xe, người ngồi trên xe ô tô có trang bị dây an toàn.
Phương án 3, được đề xuất là quy định rõ trách nhiệm thực thi, giám sát các quy tắc giao thông, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tổ chức, điều hành, giám sát, phòng ngừa vi phạm pháp luật về GTĐB.
Đánh giá từng phương án, Bộ GTVT cho rằng, nếu theo phương án 1 sẽ bị lúng túng khi xác định chủ thể, hành vi vi phạm quy tắc giao thông đối với các hành vi nêu trên. Bên cạnh đó, người dân và doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro khi tham gia giao thông.
Đối với phương án 2, Bộ GTVT đánh giá cơ quan quản lý sẽ có công cụ điều chỉnh thống nhất, rõ ràng đối với các hành vi tham gia giao thông như lùi xe, vượt xe, chuyển hướng xe, các quy tắc giao thông trên đường cao tốc, hầm đường bộ, các quy tắc giao thông cho xe được quyền ưu tiên, quy tắc không sử dụng điện thoại di động khi điều khiển ô tô, quy tắc thắt dây an toàn đối với người lái xe, người ngồi trên xe ô tô có trang bị dây an toàn.
“Phương án này sẽ góp phần đảm bảo ATGT, giảm thiểu TNGT. Đồng thời, tuân thủ Công ước Viên 1968 về GTĐB và biển báo, tín hiệu đường bộ. Người dân tham gia giao thông an toàn, thuận lợi hơn khi các quy tắc giao thông được sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với thực tế”, Bộ GTVT cho biết.
Với phương án 3, Bộ GTVT đánh giá sẽ có cơ chế để thực thi, giám sát các quy tắc giao thông tốt hơn. Việc tổ chức, điều hành, giám sát, phòng ngừa vi phạm giao thông hiệu quả hơn, giảm tai nạn, ùn tắc giao thông. Người dân được an toàn, doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc cung cấp giải pháp công nghệ cho điều hành, giám sát, phòng ngừa vi phạm quy tắc giao thông.
Từ những phân tích, so sánh tác động của từng giải pháp, Bộ GTVT cho rằng, giải pháp tối ưu là lựa chọn đồng thời phương án 2 và phương án 3 do những tác động tích cực của các giải pháp đem lại.
Trần Duy
Theo GTVT
Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn về bảo vệ quyền con người
Kê tư khi gia nhập Công ước quôc tê vê cac quyên dân sư va chinh tri (ICCPR) ngày 24/9/1982, Viêt Nam ngay cang đat đươc nhiêu thanh tưu to lơn trong viêc bao vê va phat huy quyên con ngươi.
Vào cuôi năm 2017 va năm 2018, Viêt Nam đa nôp Bao cao quôc gia lân thư ba vê thưc thi Công ươc ICCPR va Bao cao tra lơi danh sach cac vân đê quan tâm cua Uy ban Nhân quyên LHQ. Các báo cáo cho thấy Việt Nam đã có những bước phát triển nổi bật và nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là trong việc bảo vệ, thúc đẩy các quyền dân sự, chính trị kể từ sau khi nộp Báo cáo lần thứ hai.
Với chủ trương coi con người là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới toàn diện và phát triển đất nước, kể từ lần rà soát trước (năm 2014), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt trên các lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền, kiện toàn hệ thống pháp luật về quyền con người, xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và hội nhập quốc tế.
Cụ thể, tăng trưởng kinh tế được duy trì liên tục trên 6%/năm đã giúp tạo thêm hàng triệu việc làm cho người dân, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp; tỷ lệ nghèo đa chiều giảm mạnh từ 9,9% năm 2015 xuống 7,7% năm 2017, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Viêt Nam đã và đang tham gia tích cực và có những sáng kiến được ghi nhận tại các cơ chế liên quan đến quyền con người của Liên hợp quốc, đón nhiều chuyên gia theo cơ chế các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc; gia nhập thêm 2 công ước nhân quyền cơ bản là Công ước chống tra tấn (CAT) và Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD).
Đến ngày 11/3/2019, tai Geneva (Thuy Sỹ), đoàn Viêt Nam do Thư trương Bô Tư phap Nguyên Khanh Ngoc lam Trương đoan đã bảo vệ thành công Bao cao quốc gia lân thư ba về thực thi Công ươc ICCPR tại Phiên họp lần thứ 3 do Uy ban Nhân quyên cua Liên hơp quôc tô chưc. Phát biểu tại Phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh, những cải cách và biến chuyển mạnh mẽ không chỉ diễn ra trong lĩnh vực thương mại và kinh tế, mà còn ở những lĩnh vực phức tạp hơn như pháp luật, tư pháp, không phân biệt đối xử, quản trị công, thúc đẩy và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người. Do đó, đời sống vật chất và tinh thần của hơn 90 triệu người dân Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng, ấm no và hạnh phúc hơn. Quan trọng hơn, tất cả các nỗ lực cải cách của Việt Nam diễn ra trong hòa bình, với sự ủng hộ của người dân Việt Nam.
Sau Phiên họp, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước ICCPR và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc (sau đây gọi tắt là Kế hoạch 1252), thể hiện cam kết và quyết tâm của Việt Nam trong nỗ lực thực hiện nghiêm túc Công ước ICCPR và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền.
Kế hoạch 1252 xác định rõ nội dung công việc và lộ trình thực hiện phù hợp trong việc tăng cường hiệu quả triển khai các quy định của Công ước ICCPR và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc. Từ đó, góp phần nâng cao sự hưởng thụ của người dân về các quyền dân sự và chính trị phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam; bảo đảm các yêu cầu đối ngoại, đối nội, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan có liên quan và tăng cường hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình triển khai, đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả toàn diện và đồng bộ.
Việc tổ chức, thực hiện Kế hoạch phải bám sát và phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quyền con người; phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Chương VIII của Luật Điều ước quốc tế năm 2016. Đối với các quy định của Công ước ICCPR và khuyến nghị có liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, khi thực hiện cần tính đến lộ trình Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Việc tổ chức thực hiện Công ước và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các ngành, các cấp.
Thành Công
Theo PLVN
Cần siết chặt quy định sử dụng điện thoại khi lái xe Theo dự thảo của Bộ Công an trong đề nghị xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hành vi sử dụng điện thoại di động khi điều khiển ô tô đang di chuyển sẽ bị cấm. Đề xuất này được xem là phù hợp với thực tiễn và xu thế trên thế giới. Hình minh họa. Nguy cơ tai...