Luật đánh rắm
Các cá nhân, tổ chức chịu sự điều chỉnh của bộ luật này cần nghiêm túc chấp hành các điều khoản để việc thực hiện Luật đánh rắm được an toàn và hiệu quả triệt để.
Điều 1: Phạm vi và đối tượng điều chỉnh:
Cho tất cả tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc đánh rắm.
Điều 2: Giải thích thuật ngữ:
Đánh rắm (còn gọi là trung tiện): Là hành động thải ra những hơi men của thức ăn ở thể khí thông qua lỗ đít. Đánh rắm gồm 2 dạng cơ bản: Dạng xịt (có mùi, không có tiếng nổ) và dạng nổ (có mùi, có tiếng nổ). Mùi của rắm có thể gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe người xung quanh.
Điều 3: Quy định về thể tích, số lần, thời gian, âm thanh khí cho mỗi lần đánh rắm:
Các cá nhân, hoặc các cá nhân thuộc tổ chức chỉ được phép thải ra tối đa 100cm3 khí cho mỗi lần đánh rắm để tiết kiệm không gian bảo đảm vệ sinh môi trường, sức khỏe những người xung quanh và các cơ sở hạ tầng khác.
Mỗi cá nhân chỉ được phép thực hiện tối đa 3 lần đánh rắm liên tiếp khi có nhu cầu.
Mỗi lần đánh rắm không được quá 2 giây.
Âm thanh cho mỗi lần đánh rắm chỉ được phép là 10db cho mỗi lần đánh rắm xịt và 150db cho mỗi lần đánh rắm nổ.
Mọi trường hợp khác (đánh rắm trên 3 lần, đánh rắm lớn hơn quy định, đánh rắm vượt quá quy chuẩn về thời gian, thể tích,..) phải có sự xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền liên quan gồm cơ quan y tế, công an,..
Điều 4: Địa điểm đánh rắm
Địa điểm đánh rắm phải là nơi có gần hệ thống nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng, cấp thoát nước, môi trường, an ninh trật tự,…
Đặc biệt nghiêm cấm các trường hợp lạm dụng đánh rắm; Đánh rắm có tổ chức tại nơi công cộng tập trung đông người như: Bệnh viện, trường học, chợ, hồ bơi,..; Đặc biệt nghiêm cấm các trường hợp đánh rắm khi đang đắp chung chăn với người khác…
Khuyến khích cá nhân và tổ chức hoạt động đánh rắm âm thầm tại những nơi vắng vẻ, ít người qua lại, tại nhà riêng, nhà vệ sinh, đánh rắm vào ban đêm…
Điều 5: Quy định đánh rắm
Chuẩn bị đánh rắm: Chỉ được đánh rắm với thể tích khí, cường độ âm thanh, số lần và thời gian theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 của điều 3 bộ luật này. Trước khi đánh rắm cần chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết chứng minh nhân dân (hoặc giấy từ tùy thân có dán ảnh), giấy chùi đít (nếu có nhu cầu đi ỉa sau khi đánh rắm)…
Trong khi đánh rắm: Phải đánh rắm đúng tư thế, phù hợp với mỹ quan và hoàn cảnh. Trong lúc đánh rắm, nghiêm cấm các trường hợp hướng luồng khí của rắm vào mũi người xung quanh.
Sau khi đánh rắm, nếu có nhu cầu đi ỉa thì cần đi ngay. Nghiêm cấm các trường hợp nín ỉa sau khi đánh rắm vì có thể làm tổn hại đến môi trường và sức khỏe người xung quanh. Đồng thời, nghiêm cấm các trường hợp sau khi đánh rắm đổi lỗi cho bên khác.
Nghiêm cấm các trường hợp đánh rắm mà thải ra các nguyên phụ liệu cặn bã khác.
Điều 6: Phân công, phối hợp trong soạn thảo, tham gia ý kiến, thẩm định luật đánh rắm.
Giao cho các Bộ, Ban, Ngành có liên quan tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như thông tư, nghị định, hướng dẫn về luật đánh rắm như sau:
1. Bộ Y tế, Bộ tài nguyên – Môi trường ra thông tư liên tịch hướng dẫn việc thực hiện luật và quy định về thể tích khí, cường độ âm thanh và thành phần cấu tạo cơ bản của rắm, quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm dân sự, xây dựng chế tài xử phạt vi phạm; Phân tích, đánh giá tác động môi trường do mùi của rắm và trách nhiệm có liên quan của người tham gia đánh rắm; Hướng dẫn đánh rắm và thực hiện phòng chống ô nhiễm môi trường ở những nơi có thể bị ảnh hưởng do rắm…
2. Phối hợp với 2 Bộ trên, các Bộ-Ban-Ngành-Đoàn thể các cấp sẽ cùng góp ý xây dựng, hoàn thiện dự thảo luật để đưa bộ luật vào đời sống một cách hiệu quả, giúp cá nhân, tổ chức có thể thực hiện việc đánh rắm một cách dân chủ, hiệu quả:
2.1 – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hướng dẫn về các loại lương thực, thực phẩm có ảnh hưởng đến cường độ âm thanh, mùi và thể tích rắm.
2.2 – Bộ xây dựng xây dựng các tiêu chuẩn về xây dựng hệ thống hạ tầng theo đúng tiêu chuẩn về an ninh trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường thích hợp cho việc đánh rắm của cá nhân và tập thể..
2.3 – Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch quy định về văn hóa đánh rắm nơi công cộng; Xây dựng và hình thành văn hóa đánh rắm trong cộng đồng, phát huy tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong nhu cầu đánh rắm…
2.4 – Bộ Thông tin – Truyền thông tổ chức các hoạt động đánh rắm tập thể, các cuộc thi đánh rắm nhằm tuyên truyền bộ luật này đến rộng rãi quần chúng.
2.5 – Bộ Công an nghiên cứu việc sử dụng rắm trong việc giải tán đám đông biểu tình; Quy định về các hình thức xử lý có liên quan và chuẩn bị lực lượng giám sát nhằm thực thi Luật có hiệu quả…
Video đang HOT
ảnh minh họa
Theo phunuvn.net
Những câu nói vô dụng nhất mọi thời đại
"Đứng lại, tên trộm kia"; "Vào đi, chó không cắn đâu",... là những câu nói được sử dụng thường xuyên dù tính hiệu quả không cao.
"Đứng lại, đừng chạy tên trộm kia"
Không có tên trộm cướp nào "thông minh" đến mức đứng yên tại chỗ khi bị truy đuổi.
"Thả tôi ra"
Dù biết là không được thả nhưng các nạn nhân vẫn luôn nói câu này.
"Nó không cắn đâu"
Câu nói gây nghi ngờ nhất của hàng xóm: "Vào đi con, trông nó dữ thế chứ không cắn đâu".
"Không đau đâu"
Bác sĩ: "Yên tâm đi, tiêm không đau đâu, cùng lắm như kiến cắn thôi!".
"Tôi đã đọc và đồng ý với điều khoản..."
Rất ít người thật sự đọc hết các điều khoản sử dụng khi đánh dấu vào ô này.
"Nhắc bài bạn là hại bạn"
Câu nói kinh điển của giáo viên nhưng hiếm học sinh nghe theo.
"Thí sinh không được mang tài liệu vào phòng thi"
Không được đem tài liệu vào phòng thi và không được chép bài của bạn.
"Cấm trẻ em dưới 18 tuổi"
Càng cấm càng gây tò mò.
Theo baohatinh.vn
Điều trị chứng đau đầu khi quan hệ tình dục Đau đầu khi "yêu" là hiện tượng những cơn đau đầu xuất hiện trong quá trình giao hợp, đặc biệt là ngay trước, trong và sau khi "lên đỉnh", thậm chí có thể xảy ra khi "tự sướng". Những cơn đau đầu xuất hiện đột ngột với cảm giác đau nặng nề vùng cổ gáy hoặc đầu, tăng dần theo cường độ "yêu"....