Luật Chứng khoán sửa đổi: Thêm gợi ý cho phương án nới room ngoại lên 100%
Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể lên mức tối đa 100% nhưng trên thực tế việc thực hiện không phải dễ dàng.
Sau 3 năm thực hiện Nghị định 60/2015/NĐ-CP, câu chuyện nới room tới 100% cho nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp vẫn chưa giải quyết được
Buổi đối thoại trực tiếp giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với đại diện 13 quỹ đầu tư thuộc Hiệp hội Các tổ chức giao dịch chứng khoán châu Á (ATF), nơi có 29 thành viên là các quỹ đầu tư lớn đang quản lý tài sản hơn 500 tỷ USD, diễn ra tại Hà Nội ngày 19/10 đã ghi nhận sự cầu thị và lắng nghe từ phía các nhà làm chính sách.
Tại cuộc đối thoại lần này, hầu hết đều là những gương mặt quen thuộc với Việt Nam. Đại diện các quỹ đầu tư lớn, thành viên của ATF, tham dự hầu hết đều có thời gian dài đầu tư tại Việt Nam như: Dragon Capital, Vinacapital, Flanklin/Templeton HK, HSBC Global Asset HK, PXP Vietnam Aset Management…. Và vì vậy, các tổ chức này đã và đang hiểu rất rõ tình hình Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đối thoại để tốt hơn
Hai trong số những kiến nghị được các nhà đầu tư quan tâm nhất là vấn đề sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và mô hình chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (None voting depository receipt- NVDR). Mặc dù, Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể lên mức tối đa 100% nhưng trên thực tế việc thực hiện không phải dễ dàng.
Đại diện các quỹ đầu tư cũng nêu ra những kiến nghị cụ thể khác như: yêu cầu ký quỹ đầy đủ trước khi giao dịch, quy trình xin cấp mã số giao dịch (STC) hiện tại còn khá phức tạp về thủ tục, quy định về lô giao dịch thỏa thuận trên cả hai sàn HOSE và HNX, quy định về giao dịch lô lẻ trên sàn HOSE, cải tiến quy trình tham gia IPO ở Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài, IPO phải kết hợp niêm yết theo đúng thông lệ quốc tế, đẩy mạnh việc công bố thông tin thị trường và doanh nghiệp bằng Anh ngữ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài có được một sân chơi bình đẳng hơn.
Trả lời cho những kiến nghị của các nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng cho biết ông đánh giá cao các cuộc đối thoại tiếp xúc như thế này và nhấn mạnh, việc trao đổi kinh nghiệm giữa các bên sẽ giúp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các sở giao dịch chứng khoán nghiên cứu và xem xét để cải thiện khung khổ pháp lý cho thị trường chứng khoán cũng như cung cấp kinh nghiệm trong điều hành thị trường chứng khoán.
Video đang HOT
Điều này còn có ý nghĩa quan trọng hơn khi thời điểm này, Luật Chứng khoán đang trong quá trình sửa đổi, dự kiến sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét và phê duyệt trong 2 kỳ họp năm 2019.
“Nếu theo chương trình đó, Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Và những đóng góp của các bạn sẽ là cực kỳ quan trọng để chúng tôi đưa vào nội dung sửa đổi của Luật Chứng khoán”, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trần Văn Dũng nói.
Liên quan đến câu chuyện sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và mô hình NVDR, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đang trong quá trình nghiên cứu. Sau 3 năm thực hiện Nghị định 60/2015/NĐ-CP, câu chuyện nới room tới 100% cho nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp vẫn chưa giải quyết được và NVDR được khởi động trở lại.
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Dũng, mô hình NVDR không nhất thiết phải đưa vào Luật Chứng khoán và có thể xử lý bằng các văn bản dưới luật. “Chúng tôi sẽ nghiên cứu một cách nghiêm túc mô hình NVDR và HOSE đã trình vào quý IV. Tuy nhiên chúng tôi chưa xác nhận là sẽ làm”, ông Dũng bày tỏ quan điểm.
Vốn ngoại vẫn vào ròng
“Không chỉ tham gia cuộc đối thoại này mà chúng tôi đã từng làm việc cùng nhau trong việc phát triển thị trường vốn Việt Nam và chúng tôi tiếp tục cam kết sự tiếp tục hợp tác và mang câu chuyện Việt Nam ra ngoài thế giới”, ông Jeffrey Goh, Giám đốc điều hành Tập đoàn Maybank Kim Eng (MBKE) đã bắt đầu như vậy khi được hỏi về kết quả của cuộc đối thoại. Trong vòng hai năm, MBKE đã mang hơn 30 công ty Việt Nam đi tiếp xúc và kết nối với các nhà đầu tư quốc tế tại các hội thảo, diễn đàn khu vực châu Á.
Việt Nam có một thị trường chứng khoán sôi động trong năm ngoái và đang chuẩn bị cho việc nâng cấp từ thị trường cận biên lên thị trường mới đổi. Và trong bối cảnh hiện nay khi mà căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang diễn ra, thì Việt Nam sẽ là địa chỉ được các nhà đầu tư lựa chọn để tránh sự rủi ro.
Thông tin thêm về tình hình Việt Nam và thị trường chứng khoán, người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết: 2018 là năm đầy biến động trên thị trường tài chính thế giới mà chủ yếu xuất phát từ 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, Fed tăng lãi suất điều hành và sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2020. Thứ hai, diễn biến phức tạp trong chiến tranh thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ, đã đang và sẽ còn tác động vào môi trường đầu tư.
Trong bối cảnh đó, nền kinh tế của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng 6,7%. Đến thời điểm này, hầu hết các tổ chức lớn đều giữ quan điểm về dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2018 sẽ đạt bằng hoặc hơn mức 6,7%. Đây là tín hiệu rất đáng mừng.
Trên thị trường chứng khoán, năm 2017 thị trường chứng khoán tăng trưởng ngoạn mục với quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 70% GDP, chỉ số VN-Index tăng 48%. Năm 2018, mặc dù biến động, các chỉ số không tăng nhưng giảm không đáng kể. Quy mô vốn hóa thị trường tăng từ mức 70% GDP (đầu năm 2018) lên mức 80% GDP (tháng 10/2018).
Khi lãi suất kho bạc Mỹ tăng cao vào tháng 9, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã rút vốn và rút nhiều ra khỏi thị trường châu Á. Trong bối cảnh làn sóng rút vốn như vậy, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn giữ được mức tăng nhất định.
Thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy, tính từ đầu năm đến hết ngày 9/10, dòng vốn vào ròng ước đạt 2,89 tỷ USD, tăng 0,59 tỷ USD (trong vòng 4 tháng), xấp xỉ bằng mức vào ròng của cả năm 2017 (2,92 tỷ USD). Con số này là khả quan nếu so sánh với tình hình dòng vốn rút mạnh khỏi các thị trường mới nổi thời gian gần đây (tính từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã rút ròng từ 07 thị trường châu Á gồm: Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia với tổng giá trị hơn 27,34 tỷ USD.
Tính đến ngày 9/10, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 36,3 tỷ USD, tăng 0,6 tỷ USD so với mức 35,7 tỷ USD tại này 26/6, khi thị trường có những biến động mạnh. Nếu so với mức 32,8 tỷ USD của cuối năm 2017 thì giá trị danh mục tại thời điểm hiện nay là tăng. Đáng chú ý là số dư tiền mặt trên tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài ở mức cao: 25,2 nghìn tỷ đồng (tại ngày 9/10), sẵn sàng giải ngân trên thi trường.
Hoạt động giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục sôi động thời gian gần đây. Riêng trong tháng 9, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tổng giá trị cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu là 764 tỷ đồng. Từ đầu tháng 10 đến hết ngày 9/10, giá trị mua ròng đạt 10.230 tỷ đồng (bao gồm cả giao dịch mua thỏa thuận khối lượng lớn cổ phiếu MSN giá trị 11.000 tỷ đồng).
Theo Hoàng Xuân
VnEconomy
SCIC sẽ bán gần 6% vốn tại FPT, tiếp tục nắm giữ trên 50% cổ phần của FPT Telecom
Do FPT đã hết room ngoại nên SCIC chỉ có thể thoái vốn cho nhà đầu tư trong nước.
FPT là trường hợp cá biệt khi room đã kín 49% nhưng FPT chưa có kế hoạch thực hiện nới room ngoại lên 100% như DMC, BMP (NTP cũng dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để lấy ý kiến cổ đông vào ngày 30/11 để thông qua việc nới room ngoại, mở đường cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công ty).
Theo đó, đại diện SCIC cho biết, do đã hết room ngoại nên SCIC cũng chỉ có thể bán cho các NĐT nội. Đơn vị trung gian sẽ đứng ra tổ chức chào bán là CTCK MBS.
Về định hướng hoạt động và triển vọng của FPT trong những năm tới, Nguyễn Thế Phương, Phó TGĐ kiêm Giám đốc tài chính FPT tham dự buổi Roadshow do SCIC tổ chức ngày 17/11 cho biết, FPT đang trong quá trình hoàn tất tái cơ cấu theo hướng tập trung nguồn lực vào 2 mảng chính là CNTT và Viễn thông.
Năm 2016, mảng phân phối và bán lẻ đạt hơn 23 ngàn tỷ đồng, chiếm đến 57% tổng doanh số nhưng chỉ góp 18% vào tổng lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn. FPT quyết định thoái bán phần vốn tại mảng phân phối và bán lẻ và dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 12 năm nay.
Mảng công nghệ đạt gần 10 ngàn tỷ doanh thu đóng góp 25% vào tổng doanh số của tập đoàn FPT năm 2016 và góp 37% vào lợi nhuận trước thuế của FPT. Chiến lược của FPT trong những năm tới là duy trì vị thế nổi bật trong các hoạt động kinh doanh xuất khẩu phần mềm và tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm, dịch vụ CNTT.
Mục tiêu chiến lược của FPT hướng tới là doanh thu toàn cầu hoá tăng trưởng 30%/năm. FPT cũng sẽ tập trung hướng đến việc nắm bắt các xu hướng công nghệ mới bao gồm AI, BIG Data, IoT trong việc tiếp cận khách hàng mới. Đồng thời, chiến lược M&A sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn của FPT.
Ở lĩnh vực viễn thông, đây là mảng kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao của FPT thông qua Công ty thành viên là FPT Telecom và mảng nội dung số của FPT Online. Doanh số của mảng này mang về 6.666 tỷ đồng chiếm 16% tổng doanh thu nhưng góp đến 40% vào lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn.
Mục tiêu của FPT là tiếp tục nâng cấp hạ tầng và mở rộng vùng phủ để khai thác tiềm năng từ tỷ lệ thâm nhập Internet băng thông rộng cố định còn ở mức thấp tại VN; Phát triển tuyền hình trả tiền và đầu tư cho R&D để đưa ra các sản phẩm mới, dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ OTT...Ngoài ra, ở mảng nội dung số, FPT cũng đặt kế hoạch đầu tư vào các trang mới, các dịch vụ trên di động...
Nói thêm về kế hoạch thoái vốn của SCIC tại FPT Telecom (FOX), đại diện SCIC cho biết, nhà nước vẫn phải nắm giữ trên 50% đối với mảng viễn thông đến năm 2020 nên chưa có kế hoạch gì về việc thoái vốn tại đây. Hiện tỷ lệ nắm giữ của SCIC tại FPT Telecom là 50,17%, FPT đang sở hữu 45,66%.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FPT đã tăng 55% kể từ đầu năm trước những kỳ vọng từ hoạt động tái cấu trúc sẽ giúp DN tăng hiệu quả và hiệu ứng từ SCIC thoái vốn.
Theo Cafef
Thị trường vốn sẽ sớm có sân chơi cho nhà đầu tư chuyên nghiệp Khái niệm "nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp" đã được nêu trong Luật Chứng khoán từ năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010. Thế nhưng, chỉ đến khi soạn thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) năm nay, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được định nghĩa, kỳ vọng sẽ mở ra một sân chơi mới trên thị trường chứng...