Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ xóa giấy phép “2 trong 1″
77 công ty chứng khoán đang hoạt động bình thường hiện nay không được cập nhật trên hệ thống doanh nghiệp quốc gia. Trong khi đó, khoảng 5 trong số 28 công ty chứng khoán đã bị loại khỏi cuộc chơi thông qua việc chấm dứt hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể và hợp nhất, rút nghiệp vụ môi giới, vẫn chưa thể xóa tên dù đã ngừng hoạt động. Hai trong số những tồn tại day dứt nhất của khối công ty chứng khoán được kỳ vọng sẽ được tháo gỡ trong lần sửa đổi Luật Chứng khoán vào năm 2019.
Theo dự thảo Luật Chứng khoán vừa được Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước công bố chiều ngày 3/10, nội dung sửa đổi liên quan đến khối công ty chứng khoán bao gồm: tách bạch giữa thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp giấy phép hoạt động kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; khắc phục sự phân tán và thiếu thống nhất trong giải thể thủ tục thành lập doanh nghiệp; bảo đảm tổ chức kinh doanh chứng khoán có điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, tuân thủ pháp luật.
Liên quan đến cấp phép công ty chứng khoán, nội dung sửa đổi sẽ theo hướng tách thành 2 hoạt động: cấp phép hoạt động công ty chứng khoán được thực hiện theo Luật Chứng khoán và đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo Luật Doanh nghiệp để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Lý giải về điều này, đại diện Ban soạn thảo cho biết: việc thực hiện cơ chế một giấy phép đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán như hiện nay (vừa là giấy phép thành lập và hoạt động, vừa là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) sẽ tạo điều kiện giảm bớt thủ tục hành chính nhưng thực tế đã phát sinh bất cập trong việc tái cấu trúc khối công ty chứng khoán 10 năm nay, đặc biệt là việc rút giấy phép và giải thể công ty chứng khoán do vẫn còn các quyền và nghĩa vụ liên quan.
Cụ thể, đối với điều cấp phép công ty chứng khoán, Dự thảo Luật tách điều kiện cấp phép công ty chứng khoán thành 2 điều kiện khác nhau, đồng thời bổ sung quy định cụ thể về điều kiện cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán gồm: điều kiện về vốn, về cổ đông, thành lập góp vốn, cơ cấu cổ đông… Các điều kiện cụ thể này sẽ được luật hóa từ các văn bản hướng dẫn Luật hiện hành và có chỉnh sửa cho phù hợp hơn với thực tiễn.
“Khi doanh nghiệp không còn hoạt động, năng lực tài chính cũng không còn, nhưng vẫn không thể giải thể hoặc phá sản vì vẫn còn nghĩa vụ thực hiện nợ với khách hàng và như vậy không thể xóa tên”, Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho hay.
Video đang HOT
Đối với quy định liên quan đến vai trò giám sát của tổ chức kinh doanh chứng khoán đối với khách hàng bảo đảm tuân thủ pháp luật chưa được đề cập trong Luật Chứng khoán hiện hành, sẽ được bổ sung trong dự thảo, nhằm giám sát giao dịch chứng khoán được triển khai toàn diện hơn, việc phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm về giao dịch chứng khoán sẽ kịp thời và hiệu quả, nhất là khi thị trường chứng khoán phái sinh đã đi vào hoạt động.
Cụ thể, bổ sung quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các công ty chứng khoán trong việc giám sát đảm bảo khách hàng tuân thủ quy định giao dịch chứng khoán, Dự thảo Luật sẽ quy định rõ tài sản của khách hàng do công ty chứng khoán tiếp nhận và quản lý là tài sản huộc quyền sở hữu của khách hàng. Trường hợp công ty chứng khoán giải thể hoặc bị phá sản, các tài sản này phải được hoàn trả cho khách hàng sau khi trừ đi nghĩa vụ nợ phải trả của khách hàng.
Quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý các trường hợp công ty chứng khoán giải thể, phá sản, khắc phục được hạn chế hiện nay của Luật chứng khoán hiện hành khi mới chỉ quy định nghĩa vụ quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán mà chưa khẳng định rõ tài sản của khách hàng do công ty chứng khoán tiếp nhận và quản lý là tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng.
Ngoài ra, dự thảo Luật cũng quy định rõ theo nghiệp vụ kinh doanh được cấp phép hoạt động công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ chứng khoán, bổ sung quy định nghĩa vụ của công ty chứng khoán trong xây dựng hệ thống, cơ sở dữ liệu dự phòng để bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục.
Nhiều năm nay, quá trình tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán ngày càng được đẩy mạnh. Sau 5 năm triển khai Đề án tái cấu trúc, tính đến ngày 30/6/2018, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã xử lý được 28 công ty chứng khoán thông qua việc chấm dứt hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể và hợp nhất, rút nghiệp vụ môi giới.
Trên thị trường chứng khoán hiện còn 77 công ty chứng khoán hoạt động bình thường. Xuyên suốt lộ trình tái cơ cấu công ty chứng khoán, cơ quan quản lý ngành chứng khoán luôn khuyến khích các công ty chứng khoán tiến hành sáp nhập, hợp nhất để nâng cao quy mô, năng lực tài chính và chất lượng sản phẩm.
Hoàng Xuân
Theo vneconomy.vn
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán sẽ bị xử phạt tới 3 tỷ đồng
Luật chứng khoán (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019), nếu được thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019), thì mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính sẽ là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.
Quy định về mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân. Nguồn: Internet
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đăng tải Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) và dự thảo Tờ trình Chính phủ của dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) trên cổng thông tin Điện tử UBCKNN (www.ssc.gov.vn) để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến.
Dự thảo bổ sung một số quy định về thẩm quyền của UBCKNN khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm như: Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát...
Theo các chuyên gia chứng khoán, để đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, hiệu quả và minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, việc bổ sung thẩm quyền bảo đảm cho UBCKNN có đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán là cần thiết.
Từ đầu năm đến nay, UBCKNN đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó có các cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc có mối liên quan tới ban lãnh đạo. Theo thống kê, 7 tháng đầu năm 2018, UBCKNN đã xử phạt hành chính 231 tổ chức, cá nhân vi phạm (gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2017), với tổng số tiền xử phạt hơn 11 tỷ đồng (gần bằng 2 lần so với cùng kỳ năm 2017.
Các vi phạm chủ yếu liên quan đến hoạt động công bố thông tin cơ bản, nhưng có tác động không nhỏ tới giá cổ phiếu như giải trình kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, quyết định xử lý vi phạm của cơ quan thuế.
Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ tình trạng vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin vẫn còn nhiều, là vì chế tài chưa đủ mạnh. Do đó, để khắc chế tình trạng này, cần trao quyền cho UBCKNN và các Sở giao dịch xử lý vi phạm nhanh hơn, mạnh hơn để giảm thiểu tình trạng vi phạm, cũng như giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán.
Trước yêu cầu từ thực tiễn này, tại Dự thảoLuật Chứng khoán (sửa đổi), quy định về mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa trong trường hợp tái phạm gấp 2 lần mức phạt tiền tối đa trong trường hợp vi phạm lần đầu và tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số các biện pháp xử lý quy định tại Luật này. Cùng với đó, Dự thảo Luật cũng trao quyền cho Chủ tịch UBCKNN, Chánh Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Đồng thời, Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã bổ sung thêm đối tượng phải công bố thông tin. Theo đó,bổ sung các đối tượng công bố thông tin là tổ chức niêm yết, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; Tổ chức kiểm toán được chấp thuận; Dự án Luật bổ sung đối tượng công bố thông tin là tổ chức niêm yết, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; Tổ chức kiểm toán được chấp thuận; Người nội bộ của công ty đại chúng, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và người có liên quan của người nội bộ; Cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; Nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; Cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng...
Dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi) với mức xử phạt mới khi được thông qua sẽ hỗ trợ hoạt động giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm, nhất là các hành vi mang tính lạm dụng thị trường như hành vi thao túng, nội gián, góp phần tăng cường tính minh bạch trên thị trường chứng khoán.
Theo tapchitaichinh.vn
Tăng thêm quyền lực cho UBCKNN Ngày 3-10, UBCKNN công bố dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) nhằm thay thế luật hiện hành. Dự luật này dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp đầu năm 2019, và thông qua vào kỳ họp cuối năm 2019. Tăng điều kiện chào bán chứng khoán Một trong những điểm đáng chú ý trong quy định...