Luật Chứng khoán mang tới nhiều thay đổi quan trọng
Luật Chứng khoán 2019 thay thế cho Luật Chứng khoán năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010, có hiệu lực từ 1/1/2021. Như vậy, thị trường có 1 năm chuẩn bị cho những thay đổi lớn khi Luật có hiệu lực. Xung quanh tác động của Luật, Đầu tư Chứng khoán đã trao đổi với TS. Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, CTCK PSI.
Ảnh: Lê Toàn
Theo ông, điểm thay đổi quan trọng nhất của Luật Chứng khoán 2019 so với luật hiện hành là gì? Thay đổi này tác động đến thị trường chứng khoán như thế nào?
Nhìn chung Luật mới sẽ có tác động tích cực đến thị trường bên cạnh hành lang pháp lý đang có xu hướng chuẩn hóa, hoạt động chào bán được đi vào quy củ, hợp xu thế trong bối cảnh TTCK Việt Nam đang nỗ lực cải thiện các tiêu chuẩn được nâng hạng giai đoạn 2021 – 2022.
Văn bản Luật có một số điểm thay đổi chính yếu.
ó là việc mở rộng và thêm các định nghĩa về chứng khoán bao gồm cả chứng chỉ lưu ký (Depositary Receips – DR), định nghĩa về nhà đầu tư chuyên nghiệp bao gồm nhà đầu tư có chứng chỉ hành nghề, thêm định nghĩa nhà đầu tư chiến lược bao gồm cả các DN tư nhân.
TS. Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, CTCK PSI
ối với đến chào bán công khai và chào bán riêng lẻ, Luật Chứng khoán 2019 đã phân biệt và quy định về thủ tục chào bán lần đầu ra công chúng (IPO), chào bán thêm cổ phiếu… điều kiện chào bán của 1 công ty đại chúng với vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ so với trước đây là 10 tỷ đồng.
Ngoài ra, là những quy định mới liên quan đến công ty đại chúng, quy định chào bán, rồi tổ chức vận hành TTCK, quy định với CTCK công ty quản lý quỹ…
Video đang HOT
Luật Chứng khoán đã sửa đổi định nghĩa về công ty đại chúng và đây đó có những nỗi lo nâng điều kiện lên sẽ khiến số lượng các công ty đại chúng suy giảm. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Tôi không cho rằng số lượng các công ty đại chúng sẽ giảm. Số lượng các DN đại chúng chưa đăng ký với nhà quản lý vẫn còn rất lớn.
Luật Chứng khoán 2019 tiến tới việc sàng lọc cũng như tuyển chọn đầu vào các DN phù hợp, hạn chế những DN quá nhỏ hoặc yếu kém – đây là bước chặn hợp lý và phù hợp với định hướng phát triển của thị trường chung.
Tất nhiên, luật mới sẽ không thể làm hài lòng được tất cả các nhà đầu tư, các cổ đông của các công ty không đủ điều kiện đại chúng. iều này đòi hỏi chính các công ty đó phải nỗ lực cải thiện tình hình, tăng vốn để đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn mới.
Trên thị trường vừa qua xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu lãi suất cao khiến nhiều người e ngại đây là công cụ tiềm ẩn rủi ro. Quy định trong luật mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có giúp nhà đầu tư an tâm hơn về hàng hóa này không, theo ông?
Bất kỳ chứng khoán nào cũng tiềm ẩn những rủi ro liên quan đến thị trường, liên quan đến tổ chức phát hành hay các điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi.
Nhà đầu tư luôn cần cẩn trọng khi quyết định giao dịch, dù đó là cổ phiếu hay trái phiếu. Riêng đối với trái phiếu doanh nghiệp, trước khi quyết định mua, đơn vị phát hành và đơn vị bảo lãnh phát hành hoặc tư vấn đều cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Bên cạnh lãi suất, nhà đầu tư cần quan tâm đến khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo hay tình hình hoạt động kinh doanh của DN.
Tại Việt Nam do chưa có tổ chức định mức tín nhiệm doanh nghiệp, nên thị trường trái phiếu chưa được chuẩn hóa. Nhà đầu tư vì thế phải chú ý nhiều hơn đến rủi ro.
Năm 2019 cũng là năm chứng kiến nhiều mã cổ phiếu suy giảm giá mạnh, gây mất niềm tin của nhiều nhà đầu tư vào chất lượng hàng hóa. Luật mới có những điểm nào giúp nâng cao chất lượng hàng hóa, hạn chế những trường hợp cổ phiếu ảo?
Kể cả TTCK phát triển như Mỹ, châu Âu, họ vẫn để lọt nhiều DN yếu kém niêm yết, làm giả các số liệu kinh doanh rồi các tiêu chí niêm yết không được tuân thủ chặt chẽ.
Cho dù Luật có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu của các công ty đại chúng, nhưng đây chỉ là 1 điều kiện, chưa đủ để sàng lọc hàng hóa.
Các hiện tượng thao túng số liệu báo cáo tài chính vẫn luôn có, không chỉ ở Việt Nam, vì thế bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các tổ chức tư vấn thì chính các nhà đầu tư cũng cần phải có hiểu biết cơ bản để phân loại, chọn lọc được các doanh nghiệp chất lượng trước khi đầu tư.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Tiếp nối các nỗ lực phát triển TTCK Việt Nam
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, tình hình địa chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, nền kinh tế Việt Nam năm 2019 vẫn về đích kế hoạch với tăng trưởng GDP 7,02%, lạm phát 2,79%, là mức thấp nhất trong 3 năm qua.
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ảnh Internet
Chưa bao giờ huy động trái phiếu chính phủ đạt kỳ hạn dài như hiện nay với lãi suất huy động thấp nhất trong chiều dài cả thập kỷ. Trên TTCK, dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng năm 2019, thị trường vẫn có những bước phát triển đáng ghi nhận trong các mảng thị trường như cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, các thương vụ M&A...
Bước sang năm 2020 có thể thấy, tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn những diễn biến khó lường, nhưng với nền tảng tích cực đạt được, có nhiều cơ sở để tin tưởng rằng, năm 2020, kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ phát triển ổn định, tạo điều kiện cho TTCK tiếp tục phát triển.
Theo dự báo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) gần đây, trong khi ADB đưa ra nhận định về nhiều nền kinh tế trên toàn cầu tiếp tục suy giảm, thì riêng Việt Nam vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng.
Trong nước, mấy năm gần đây, chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước theo hướng kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng nhằm gia tăng chất lượng, đồng thời quan trọng là tạo điều kiện cho phát triển thị trường vốn.
Từ góc nhìn của UBCK, chúng tôi có dự báo khả quan cho phát triển của TTCK Việt Nam năm 2020.
iều này có ý nghĩa quan trọng không chỉ khi TTCK Việt Nam tròn 20 năm hoạt động, mà còn ghi dấu ấn cho chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn phát triển mới năm 2021-2025.
Về phía UBCK, năm 2020, chúng tôi sẽ tiếp tục các nỗ lực phát triển TTCK, trong đó trọng tâm là tập trung soạn thảo, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định chi tiết Luật Chứng khoán năm 2019, tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường; chuẩn bị cho việc thành lập Sở GDCK Việt Nam, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Cùng với đó, năm 2020 sẽ là năm hoàn thiện và đưa vào thực hiện gói thầu trang bị hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ và tích hợp cho toàn bộ TTCK Việt Nam.
Nền tảng này sẽ tạo điều kiện phát triển các sản phẩm mới và góp sức cho quá trình nâng hạng TTCK.
Năm 2020 cũng là năm hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại "Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030".
Về phía các nhà đầu tư, công tác trọng tâm là tiếp tục cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư theo hướng đối với nhà đầu tư cá nhân, sẽ đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, phổ cập kiến thức và thông tin tuyên truyền cho công chúng đầu tư nhằm nâng cao nhận thức xã hội về chứng khoán và TTCK.
ối với nhà đầu tư tổ chức, sẽ tăng cường việc kết nối, tổ chức đối thoại thường xuyên/định kỳ với thành viên thị trường, đặc biệt là các quỹ đầu tư, các ngân hàng lưu ký... để tìm hiểu về các vướng mắc/kiến nghị trong quá trình hoạt động, từ đó đưa ra các giải pháp chính sách phù hợp.
ể thúc đẩy quá trình nâng hạng TTCK Việt Nam, UBCK đã và sẽ tổ chức đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý với các tổ chức xếp hạng thị trường để có các giải pháp, chính sách phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Chúng tôi cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền ra nước ngoài về TTCK Việt Nam, để nhà đầu tư nước ngoài có đủ thông tin và đánh giá đúng về thị trường.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Đặt "cửa sáng" cho TTCK năm 2020 Nhận định về TTCK năm 2020 tại cuộc tọa đàm do Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán tổ chức ngày 26/12/2019, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, lãnh đạo ngành chứng khoán và nhiều thành viên thị trường chia sẻ cái nhìn lạc quan, khi đây là năm làm mới nền tảng pháp lý, nền tảng công nghệ...