Luật Cảnh sát biển sẽ góp phần nâng cao vị trí của lực lượng giữ gìn an ninh trên biển
Ngày 20/11, dự kiến Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với Đại tá Trần Văn Nam, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) về vai trò, vị trí của lực lượng Cảnh sát biển khi Luật có hiệu lực thi hành.
Thưa Cục trưởng, Luật Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN) là một bước tiến bộ quan trọng so với Pháp lệnh lực lượng CSBVN năm 2008. Khi được Quốc hội thông qua, Luật CSBVN có vị trí, ý nghĩa như thế nào đối với CSBVN?
Việc Quôc hôi thông qua Luât CSBVN la môt bươc quan trọng trong thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước; cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013; hoan thiên hê thông phap luât Viêt Nam; góp phần nâng cao hiêu qua quan ly nha nươc vê biên, đao Tô quôc.
Đại tá Trần Văn Nam, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam). Ảnh Trọng Đức – TTXVN
Luât CSBVN la văn ban co hiêu lưc phap ly cao nhât va co vi tri, y nghia quan trong đôi vơi CSBVN; thê hiên tuyên bô manh me cua Đang va Nha nươc ta vê quyêt tâm bao vê lơi ich quôc gia, dân tôc; bao vê chu quyên, quyên chu quyên, quyên tai phan quôc gia trên biên băng cac biên pháp phap luât, hoa binh, phu hơp vơi luât pháp quôc tê trong giai đoạn hiện nay;
Khăng đinh vi tri, vai tro cua CSBVN la lưc lương vu trang nhân dân, lưc lương chuyên trach cua Nha nươc, lam nong côt thưc thi phap luât va bao vê an ninh quôc gia, trât tư, an toan trên biên của nhà nước Việt Nam;
Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho CSBVN thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bảo v ệ chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trong vùng biển Việt Nam. Tạo hành lang pháp lý thông thoang để nâng cao hiêu qua hơp tac quôc tê cua CSBVN vơi Canh sat biên cac quôc gia trong khu vưc va trên thê giơi, gop phân giư gin an ninh, trât tư, an toan, hoa binh va ôn đinh vung biên.;
Thể chế quan điểm, chủ trương của Đảng về ưu tiên nguôn lưc xây dựng CSBVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; bổ sung quy định để CSBVN chủ động nguôn nhân lưc; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại tương xứng với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CSBVN trong tình hình mới. Tao thuân lơi cho CSBVN bảo vệ, giup đơ, hô trơ nhân dân làm ăn hợp pháp trên biển; đông hanh cung ngư dân hoat đông trong vung biên Viêt Nam va trên vung biên quôc tê.
Sự ra đời của Luật CSBVN sẽ nâng tầm nhiệm vụ CSBVN lên một vị thế mới. Vậy việc đào tạo cán bộ, chiến sĩ CSBVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới sẽ được tiến hành ra sao, thưa Cục trưởng?
Một trong những chủ trương lớn của Đảng về xây dựng CSBVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại tiếp tục được xác định tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tiếp tục xác định: “Chú trọng đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và tăng cường khả năng hiệp đồng, tác chiến của các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đất nước”.
Trên thế giới, các quốc gia đều xác định Cảnh sát biển là một nghề mang tính đặc thù, cán bộ Cảnh sát biển phải hội tụ nhiều kiến thức, kỹ năng trong nhiều chuyên ngành như: Chính trị, quân sự, đối ngoại; pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế; kỹ năng hàng hải, tàu thuyền, cứu hộ, cứu nạn; kỹ năng sử dụng vũ khí, phương tiện, thiết bị kỹ thuật trên biển; trình độ ngoại ngữ; sức khoẻ…
Biên chế, tổ chức của Cảnh sát biển, lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các nước đều có cơ sở đào tạo để chủ động xây dựng nguồn nhân lực và là cơ sở hợp tác đào tạo, trao đổi kinh nghiệm thực thi pháp luật trên biển với các lực lượng Cảnh sát biển quốc gia khác.
Hiện nay, CSBVN có Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển, nhưng nôi dung, chương trinh, quy mô và khả năng đao tao con hạn chế. Đội ngũ cán bộ, chiên si CSBVN đều được tuyên dung tư cac trương đai hoc trong va ngoai quân đôi hoăc điều động từ các lực lượng khác như: Biên phòng, Hải quân, Công an…
Video đang HOT
Mặt khác, việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ CSBVN chưa được pháp luật về giáo dục Việt Nam quy định là một ngành đào tạo, phải phụ thuộc vào các bộ, ngành và nhà trường khác, dẫn tới việc CSBVN chưa chu đông được việc xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Do đó, việc quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sỹ CSBVN tại Điều 36 Luật CSBVN là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề cho việc xây dựng CSBVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ biển, đảo Tổ quốc trong tình hình mới.
Thời gian qua CSBVN đã được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện hiện đại. Vậy trong thời gian tới, lực lượng CSBVN cần tiếp tục được đầu tư, trang bị gì để tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của CSBVN?
Trong 20 năm xây dựng và trưởng thành, CSBVN đa đươc Đang, Nha nươc ưu tiên quan tâm đâu tư cơ sở hạ tầng; đóng mới nhiều tau thuyên, phương tiên va trang thiết bị hiên đai. CSBVN thực sự la chô dưa vưng chăc cho tô chưc, ca nhân lam ăn trên biên, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên các vùng biển và thềm lục địa của Tổ quốc.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh vùng CSB 1 trao tặng cờ Tổ quốc cho các tàu cá của ngư dân. Ảnh: Viết Tôn
CSBVN đang tiếp tục tích cực chủ động triển khai thực hiện Đề án xây dựng lực lượng CSBVN đến năm 2020 và những năm tiếp theo; thực hiện nhiều dự án đóng mới tàu thuyền; tiếp nhận nhiều tàu, thuyền hỗ trợ của các quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… góp phần nâng cao năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Viêt Nam co vung biên rông hơn 1 triêu km2, co bơ biên dài 3.260 km co vi tri, y nghia hêt sưc quan trong trong chiên lươc phong thu va phat triên kinh tê đât nươc; tình hình tội phạm, vi phạm có phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Tàu thuyền, phương tiện của CSBVN vẫn còn thiếu so với nhu cầu bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển trong tình hình mới.
Do đó, để phát huy vai tro la lưc lương nong côt thưc thi phap luât va bao vê an ninh quôc gia, trât tư, an toan trên biên, Cảnh sát biển cần được Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư, trang bị như: Đóng mới tàu thuyền tải trọng lớn, hiện đại, có khả năng hoạt động dài ngày trên biển; trang bị máy bay tuần thám, trực thăng cứu hộ cứu nạn, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại để giám sát tình hình mặt biển, tàu thuyền phương tiện hoạt động trên biển…
Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của CSBVN nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn trên biển. Xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cảng, nơi neo đậu cho tàu thuyền của CSBVN; nơi neo đậu tạm giữ tàu thuyền, phương tiện vi phạm trên biển…
Xin trân trọng cảm ơn Cục trưởng!
Theo Nguyễn Viết Tôn/Báo Tin tức
Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội xem xét tranh luận của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng
Thượng tướng Lê Quý Vương thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương ký văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội, kiến nghị về một số đánh giá chưa chính xác của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.
Văn bản nêu rõ: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vừa qua được tiến hành với nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, được đồng bào, cử tri cả nước, trong đó có cử tri trong lực lượng CAND đặc biệt quan tâm theo dõi và đánh giá cao.
Hầu hết các đại biểu Quốc hội đã có những đánh giá thẳng thắn, khách quan về các vấn đề chất vấn, trong đó có các nội dung liên quan đến trách nhiệm của lực lượng CAND.
Tuy nhiên, chất vấn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra một số số liệu liên quan đến đánh giá chưa đúng về chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Công an, gây dư luận nhiều chiều trong xã hội, trong đó có các bức xúc của cử tri trong lực lượng CAND.
Khi trả lời báo chí về việc trên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng vẫn khẳng định: "Tôi không nhầm lẫn bất kỳ một số liệu nào! Tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân, trước Quốc hội, trước cử tri về tất cả những vấn đề tôi phát biểu và số phần trăm tôi chia".
Trên không gian mạng, ngày 3/11, tài khoản Facebook có tên "Lưu Binhnhuong" tự giới thiệu là đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đăng tải bài viết về vấn đề trên, trong đó có đưa ra đánh giá tiêu cực về ngành Công an.
Đồng thời, khẳng định phát biểu của mình là hoàn toàn chính xác và kêu gọi cộng đồng mạng, cử tri cả nước biết để cùng chia sẻ. Lợi dụng vấn đề trên, các trang mạng, blog và nhiều tài khoản Facebook có nội dung phản động đã tán phát, đăng nhiều video clip, bài viết công kích, bôi nhọ lực lượng Công an, thu hút nhiều lượt theo dõi, bình luận tiêu cực, gây dư luận xấu.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng và đại biểu Nguyễn Hữu Cầu tranh luận trên hội trường Quốc hội.
Đảng ủy Công an Trung ương rất trân trọng các ý kiến của đại biểu Quốc hội, mong muốn đóng góp cho lực lượng Công an khắc phục những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự hết sức khó khăn, phức tạp hiện nay.
Tuy nhiên, các ý kiến đánh giá cần khách quan, thận trọng, vì đây là hoạt động của cả một lực lượng, không chỉ nhìn ở khía cạnh tiêu cực mà cần đánh giá tổng thể để cử tri và nhân dân cả nước hiểu đúng vấn đề.
Văn bản cũng điểm lại một số nét về công tác giữ gìn an ninh, trật tự trong thời gian qua. Lực lượng CAND đã phát huy vai trò, nhiệm vụ, phối hợp các cấp, các ngành bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, xử lý kịp thời các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.
Đã đấu tranh làm giảm 2,72% số vụ phạm pháp hình sự, tỷ lệ điều tra, khám phá án đạt 81,33% (vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra); triệt phá nhiều băng, ổ nhóm tội phạm, khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng...
Chất lượng công tác điều tra tiếp tục được nâng lên, chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra được bảo đảm, kiểm sát tuân theo pháp luật, hạn chế tình trạng oan, sai, bức cung, nhục hình...
"Như vậy, phải khẳng định tình hình an ninh, trật tự của nước ta tiếp tục được giữ vững, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật tiếp tục có chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn.
Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các cấp, các ngành, nhất là ý chí quyết tâm, sự hy sinh, gian khổ của lực lượng CAND trong bối cảnh tình hình đang phức tạp như hiện nay.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, đã có 7 cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh, 90 đồng chí bị thương, 37 đồng chí bị phơi nhiễm HIV trong khi thực hiện nhiệm vụ", văn bản nêu rõ.
Về các số liệu liên quan việc nhận định, đánh giá chưa đúng của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Bộ Công an đã kiểm tra lại và có thông tin cụ thể:
Tính trong 12 tháng báo cáo Quốc hội (từ 01/10/2017 đến 30/9/2018), các CQĐT đã tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, CQĐT trong CAND tiếp nhận và giải quyết là 118.731 tin chiếm 98,83%; (1,17% còn lại là tin báo, tố giác tội phạm do các Cơ quan khác tiếp nhận và giải quyết như CQĐT Quân đội nhân dân; CQĐT của Viện Kiểm sát ; Cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như Hải quan, Cảnh sát Biển, Kiểm lâm...).
Tổng số tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố đã giải quyết 104.767 (tỷ lệ giải quyết đạt 87,20%). So với tổng thể chung số tin báo, tố giác tội phạm đã thụ lý giải quyết thì những vi phạm trên chiếm tỷ lệ rất nhỏ, cụ thể là:
- Số tin báo, tố giác không thụ lý theo đúng quy định của CQĐT trong CAND là 82/118.731 tin, chiếm tỷ lệ 0,07%.
- Số tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố đã giải quyết nhưng chậm gửi quyết định giải quyết cho Viện Kiểm sát của CQĐT trong CAND là 37/118.731 tin chiếm 0,03%.
- Số tin báo, tố giác xử lý quá hạn của CQĐT trong CAND là 3.360/118.731 tin chiếm tỷ lệ 2,82%.
- Số lần vi phạm trong việc gửi, tống đạt, thông báo, niêm yết... các lệnh, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn của CQĐT trong CAND là 33 chiếm tỷ lệ 0,01%.
Như vậy, số liệu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tự tính để đưa ra các con số báo cáo trước Quốc hội để khẳng định "vi phạm của CQĐT là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho VKS 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%..." là hoàn toàn không đúng, có tính chất suy diễn, quy chụp, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng CAND.
Do đó, Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến kết luận về những nội dung trên để thông báo trước Quốc hội và cử tri cả nước.
Kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội yêu cầu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đính chính lại những nhận định, đánh giá liên quan đến số liệu trên và không có các lời nói, hoạt động làm phức tạp thêm tình hình; đồng thời có hình thức xử lý vi phạm có liên quan đến việc phát ngôn và đánh giá, nhận định tình hình gây dư luận xấu.
Theo VTC
Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý biển và hải đảo Với quyết tâm đưa nước ta trở thành nước mạnh về biển, năm 2007, Đảng và Nhà nước đã ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và ngày 9-2-2007, Ban Chấp hành Trung ương khóa X ban hành Nghị quyết 09-NQ/TW về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020". Một trong những thành tựu nổi bật sau 10 năm...