Luật An ninh quốc gia mới – Công cụ củng cố quyền lực của ông Tập?
Với nội dung mơ hồ nhưng bao trùm nhiều lĩnh vực, luật An ninh quốc gia mới là khuôn khổ pháp lý có lợi nhất cho Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 hồi tháng 11/2012 (Ảnh: Chinanews)
Theo Diplomat, một đạo luật an ninh mơ hồ và bao trùm giúp ông Tập củng cố quyền lực trong tình hình hiện nay.
Ngày 01/7/2015, luật An ninh quốc gia, một bộ luật có nội dung bao trùm rộng khắp và gây nhiều tranh cãi đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua với 154 phiếu thuận, không có phiếu chống và 1 phiếu trắng. Luật này sẽ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, ngoại trừ hai đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao.
Theo báo The Diplomat của Nhật, luật An ninh quốc gia mới sẽ tác động đến mọi mặt đời sống Trung Quốc vì phạm vi điều chỉnh rộng từ chính trị, quân sự, tài chính, tôn giáo đến không gian mạng và tư tưởng, trong đó nhấn mạnh vai trò trung tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn dắt “hệ thống lãnh đạo an ninh quốc gia uy quyền, hiệu quả và tập trung”.
Luật An ninh quốc gia là dự luật đầu tiên được thông qua trong số 3 dự luật đang được xem xét. Hai dự luật kia là về tổ chức phi chính phủ nước ngoài và chống chủ nghĩa khủng bố.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, luật An ninh quốc gia khẳng định vai trò của Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc, cơ quan được thành lập từ sau Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11/2013 và do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đích thân lãnh đạo.
Video đang HOT
Luật An ninh quốc gia mới thông qua có phạm vi điều chỉnh rộng và nhấn mạnh: Trung Quốc phải bảo vệ an ninh quốc gia của mình khắp mọi nơi, kể cả ngoài khoảng không vũ trụ, Nam Cực và Bắc Cực. Tuy nhiên, luật lại không nêu cụ thể Đảng làm thế nào để đạt mục tiêu an ninh đầy tham vọng này.
Theo tờ Thời báo New York, hầu hết chuyên gia về pháp lý Trung Quốc cho rằng luật An ninh quốc gia giống như “bản tuyên bố trừu tượng về những nguyên tắc có mục đích nhằm cổ vũ công dân và tổ chức Trung Quốc cảnh giác với các mối đe dọa đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Điều đáng chú ý của luật này là nó đảm bảo vai trò của Ủy ban An ninh quốc gia do ông Tập Cận Bình làm Chủ tịch, giám sát mọi vấn đề an ninh quốc gia của Trung Quốc trên khắp các lĩnh vực. Ông Tập hiện đồng thời giữ nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và lãnh đạo cả một số hội đồng, ủy ban cùng nhóm chỉ huy khác.
Phó Chủ tịch Ủy ban lập pháp của Quốc hội Trung Quốc – bà Zheng Shuna đã phát biểu rằng luật An ninh quốc gia là cần thiết vì tình hình an ninh của Trung Quốc ngày càng căng thẳng, “phức tạp hơn bao giờ hết trong lịch sử.” Vì thế Đảng muốn tập hợp sự lãnh đạo an ninh quốc gia xung quanh Chủ tịch Tập Cận Bình và ghi nhận rằng quyền lực tập trung là tốt cho cả Đảng và đất nước.
Hai dự luật khác cũng tác động đến các tổ chức phi chính phủ (NGO) và giới kinh doanh nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc.
Các điều khoản về an ninh mạng của dự luật chống khủng bố động chạm tới các doanh nghiệp nước ngoài nhiều nhất, đặc biệt là các công ty công nghệ trực tiếp liên quan tới dữ liệu của công dân Trung Quốc.
Luật An ninh quốc gia ngày 1/7 vừa qua của Trung Quốc yêu cầu hạ tầng mạng internet chính yếu trong cả nước phải “an toàn và có thể kiểm soát được”. Các hạ tầng này phải có khả năng dự báo trấn áp thông tin mạng trong nước cũng như ngăn chặn rò rỉ thông tin ra khỏi Trung Quốc.
Còn một khi dự luật chống chủ nghĩa khủng bố được thông qua, các công ty nước ngoài sẽ đối mặt với một lựa chọn duy nhất là mở mọi thông tin quan trọng lưu giữ ở trong lãnh thổ Trung Quốc hoặc rời bỏ nước này.
Luật điều chỉnh về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng có tác động tiêu cực đến năng lực hoạt động của các NGO này tại Trung Quốc.
Để hiểu tại sao luật An ninh quốc gia có nội dung mơ hồ và bao trùm được thông qua, cần xem xét bối cảnh Bắc Kinh tuyên bố xây dựng “nguyên tắc luật pháp” hoặc đúng hơn là “nguyên tắc bằng luật pháp” theo Đảng.
Theo tờ Diplomat, ông Tập Cận Bình đang nỗ lực củng cố quyền lực của mình nên chắc chắn muốn có một khuôn khổ pháp lý phù hợp trước khi Bắc Kinh có bước phát triển chính trị quan trọng chưa từng thấy. Đó là nền kinh tế chuyển đổi từ định hướng đầu tư nước ngoài sang hình mẫu kích cầu nội địa vì tốc độ tăng trưởng đã chậm lại, quân đội chuyển sang vai trò có tính toàn cầu do căng thẳng với các nước láng giềng ngày càng tăng và chủ nghĩa khủng bố ở trong nước vẫn là vấn đề lâu dài.
Vì thế, một đạo luật an ninh mơ hồ và bao trùm sẽ trao cho Tập Cận Bình những công cụ linh hoạt hơn để củng cố quyền lực và đối phó với những vấn đề căng thẳng trong bối cảnh hiện nay.
Hoài My
Theo Dantri/ Diplomat
Trung Quốc thông qua luật dùng sức mạnh bảo vệ lợi ích cốt lõi
Trung Quốc thông qua một luật an ninh quốc gia trải rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó tự cho mình quyền dùng sức mạnh để bảo vệ các lợi ích cốt lõi. Động thái có thể làm gia tăng tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Ủy ban thường trực Đại hội Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (NPC) thông qua luật an ninh quốc gia hôm 1/7. Ảnh: CNS.
"Tình hình an ninh quốc gia của Trung Quốc đang trở nên ngày càng quan trọng", AFP dẫn lời bà Zheng Shuna, quan chức cấp cao Đại hội nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC), nói.
Theo bà Zheng, Trung Quốc đang chịu áp lực giữ vững chủ quyền quốc gia, đồng thời giải quyết "an ninh chính trị, xã hội và nội bộ". Trung Quốc sẽ "không nhường chỗ cho tranh cãi, thỏa hiệp hay can thiệp" khi bảo vệ những lợi ích cốt lõi và "sẽ không từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình và chắc chắn không hy sinh lợi ích cốt lõi của đất nước".
Luật mới được ủy ban thường trực NPC thông qua hôm 1/7 với tỷ lệ 154 phiếu thuận, 0 phiếu chống và một người vắng mặt, các quan chức ở Đại Lễ đường Nhân dân Bắc Kinh nói. Nó có hiệu lực vào cuối ngày khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký duyệt, Xinhua đưa tin.
Trang tin IBTimes hôm qua nhận định việc quốc hội Trung Quốc thông qua luật mới này là động thái có thể làm tăng tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Bà Zheng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì an ninh tại các không gian tự nhiên, trong đó có nêu tên Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích.
Tờ South China Morning Post hôm qua cho biết quân đội Trung Quốc dự kiến tăng cường hiện diện ngoài khơi để bảo vệ "những lợi ích ở nước ngoài", có thể sử dụng hành động quân sự nếu cần thiết.
"Trung Quốc sẽ trích dẫn luật này, cùng với nhiều luật nội địa khác để biện minh cho những hành động" ở Biển Đông, Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Washington, nói.
Như Tâm
Theo VNE
TQ ra luật an ninh quốc gia mới để tuyên chiến với nước ngoài? Theo luật An ninh Quốc gia mới, Trung Quốc có thể hành động quân sự ở nước ngoài để bảo vệ "lợi ích bên ngoài" của mình. Đây được cho là bước cần thiết để nước này tuyên chiến với các quốc gia khác. Tin tức từ Reuters cho hay, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc...