Luận tội Trump, canh bạc đầy rủi ro
Tại nước Mỹ, phe Đảng Dân chủ đã chính thức đi bước đầu tiên trên con đường mà cái đích cuối cùng có thể là, nhưng cũng không nhất thiết sẽ là phế truất tổng thống đương nhiệm Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Con đường này rất dài và việc chuyến đi bị bỏ dở giữa chừng là điều không bị loại trừ, tức là hiện chưa có gì để chắc chắn là ông Trump sẽ bị quốc hội tiến hành luận tội và kể cả khi quốc hội tiến hành quy trình luận tội ông Trump thì cũng chưa chắc ông Trump đã bị phế truất. Thượng viện Mỹ có quyền quyết định cuối cùng về phế truất hay không phế truất tổng thống đương nhiệm với đa số ít nhất hai phần ba trong tổng số 100 dân biểu ở thượng viện mà hiện tại ngay đến đa số thông thường thôi phe Đảng Dân chủ vẫn chưa thể có được.
Nếu những gì được “người cung cấp thông tin” cung cấp cho cơ quan an ninh và quốc hội Mỹ liên quan đến những cuộc trao đổi điện thoại và họp kín của ông Trump là sự thật thì ông Trump sẽ gặp rắc rối lớn, thậm chí cả rủi ro và nguy hại cho cương vị tổng thống của mình. Nhưng đấy là trường hợp “Nếu…”.
Người ta so sánh nước Mỹ hiện tại với nước Mỹ năm 1972, so sánh ông Trump với Richard Nixon, so sánh Watergate với Ucraine. Hồi ấy, ông Nixon cho công bố biên bản ghi lại nội dung những cuộc điện đàm để chứng minh mình trong sạch và vô tội như ông Trump hiện tại. Nhưng nhiều nội dung thật sự trong đó đã bị ông Nixon xoá đi, chỉnh sửa nội dung và cấu trúc, thêm thắt…. để đến khi bị phát giác thì ngay đến cả những đồng minh thân thiết nhất trong Đảng Cộng hoà Mỹ cũng đều buông bỏ ông Nixon để tránh bị vạ lây buộc ông Nixon phải từ chức để tránh bị phế truất. Bây giờ, chỉ cần ông Trump bị phát giác là tiền hậu bất nhất và lừa dối quốc hội thì việc bị quốc hội luận tội và tiến hành quy trình phế truất sẽ trở nên không còn có thể tránh khỏi. Bởi vậy, những diễn biến tiếp theo sẽ cho thấy chiều hướng diễn biến nào được củng cố trong chuyện này.
Dù hậu kỳ rồi đây ra sao thì việc tiến hành quy trình phế truất ông Trump vẫn là một canh bạc chính trị hiện thấy nhiều rủi ro và ít cơ may chiến thắng cuối cùng đối với phe Đảng Dân chủ ở Mỹ. Quy trình phế truất tổng thống ở Mỹ là quy trình về pháp lý và tư pháp nhưng bản chất việc phế truất tổng thống lại là chuyện chính trị đối nội mà không phải tất cả mọi cái đúng về pháp lý và tư pháp lại đều khả thi về chính trị đối nội, không phải bất cứ cái gì cần thiết phải được làm về pháp lý và tư pháp thì rồi cũng đều được thực thi về chính trị đối nội.
Phế truất tổng thống đương nhiệm là chuyện tày đình ở Mỹ và vì thế chỉ xảy ra khi không còn có thể tránh khỏi về chính trị hoặc nếu không thì còn tai hại hơn về chính trị đối với nước Mỹ. Cho nên chuyện ấy mới đi xa đến mức ông Nixon phải từ chức. Cho nên ông Andrew Johnson năm 1868 và ông Bill Clinton năm 1998 đã không bị phế truất cho dù ông Johnson bị chứng minh rõ ràng là lạm dụng quyền lực vì mục đích cá nhân và ông Clinton không còn có thể tự bào chữa được là đã không lừa dối phía tư pháp và quốc hội.
Thật ra, phe Đảng Dân chủ ở Mỹ cho tới nay vốn rất kiềm chế với việc tận dụng cơ hội để tiến hành quá trình phế truất ông Trump. Với đa số hiện có trong hạ viện và với những chứng cứ cho dù còn mơ hồ trong vụ việc ông Trump bị cáo buộc đã tận dụng sự trợ giúp của Nga, phe này đã có thể khởi động tiến trình luận tội và phế truất ông Trump. Nhưng họ không làm việc này bởi hai lý do chính.
Video đang HOT
Thứ nhất, phe Đảng Cộng hoà kiểm soát thượng viện và phe Đảng Dân chủ không thể có được đa số ít nhất hai phần ba cần thiết để phế truất ông Trump. Ngay trong nộ bộ Đảng Cộng hoà, ông Trump có không ít người bất đồng quan điểm, chống đối và thậm chí cả địch thủ chính trị, nhưng đảng này không buông bỏ ông Trump mà trong thực chất hiện đã bị ông Trump quy phục và dẫn dắt.
Thứ hai, người dân ở Mỹ không thích thú việc phế truất tổng thống. Một khi Đảng Dân chủ theo đuổi và thực hiện ý định phế truất ông Trump thì bộ phận cử tri ủng hộ ông Trump sẽ càng ủng hộ ông Trump, sẽ càng quyết liệt chống phá Đảng Dân chủ và bộ phận cử tri trung dung sẽ càng thêm ngần ngại và xa lánh phe Đảng Dân chủ. Cơ may đắc cử của đảng này trong các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội ở Mỹ trong thời gian tới càng thêm mong manh.
Hiện tại, phe này quyết định khác xem ra bởi ba lý do sau.
Thứ nhất, chuyện lần này khác biệt cơ bản so với chuyện lần trước của ông Trump với chứng cứ rõ ràng và cụ thể hơn nên việc xem xét trách nhiệm đạo lý và pháp lý ở ông Trump dễ hiểu hơn và trong chừng mực nhất định cũng cần thiết hơn về chính trị nội bộ ở Mỹ. Đảng Dân chủ tránh được bị mang tiếng là cố đấm ăn xôi.
Thứ hai, rõ ràng là trong nội bộ phe Đảng Dân chủ có thêm ngày càng nhiều người ngả về chủ trương tiến hành luận tội và phế truất ông Trump khiến lãnh đạo đảng này phải nhượng bộ để tránh nội bộ đảng bị phân rẽ.
Thứ ba, chuyện này dù diễn biến thế nào thì cũng đều bất lợi và tai hại đối với ông Trump và có lợi cho các ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, nhất là ông Joe Biden.
Nhưng phế truất ông Trump là canh bạc đầy rủi ro đối với phe Đảng Dân chủ bởi dân chúng không muốn, cuộc chơi gần như không có cơ hội thắng, nội bộ xã hội và chính trường tiếp tục bị phân hoá sâu sắc. Nó chỉ có lợi thực sự cho phe này nếu biết dừng cuộc chơi đúng lúc, bắt đầu cuộc chơi này không sai về chính trị nhưng phải biết dừng đúng lúc thì sẽ tránh bị phải trả giá đắt.
Theo danviet
Ghi chép điện đàm cho thấy TT Trump kêu gọi Ukraine điều tra ông Biden
Ông Trump đã nhiều lần gợi ý Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hợp tác với luật sư Rudy Giuliani và Bộ trưởng Tư pháp William Barr để điều tra ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.
AP dẫn bản ghi chép nội dung cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump với người đồng cấp Ukraine cho thấy ông Trump đã nêu lên những cáo buộc không có căn cứ về việc ông Biden đã tìm cách can thiệp vào cuộc điều tra của một công tố viên Ukraine về con trai ông là Hunter Biden.
"Có rất nhiều điều tiếng về con trai của Biden, rằng Biden đã ngăn chặn một vụ tố tụng và rất nhiều người muốn tìm hiểu điều đó", ông Trump nói với Tổng thống Ukraine Volodimyr Zelenskiy.
"Vì vậy nếu ông có thể làm điều gì đó với bộ trưởng Tư pháp của chúng tôi, điều đó sẽ thật tuyệt. Biden đi khắp nơi khoe khoang rằng ông ấy đã chặn đứng vụ tố tụng nên nếu ông có thể điều tra... Chuyện đó nghe thật kinh khủng với tôi".
Trước đó, tổng thống đã giới thiệu luật sư của ông cùng bộ trưởng Tư pháp.
"Ông Giuliani là một người rất được kính trọng. Ông ấy từng là thị trưởng New York, một thị trưởng tuyệt vời, tôi muốn ông ấy gọi cho ông. Tôi muốn ông ấy gọi ông cùng bộ trưởng Tư pháp (William Barr)", tổng thống nói.
"Rudy (Giuliani) biết rất nhiều về những thứ đang xảy ra và là một người rất có khả năng. Nếu ông có thể nói chuyện với ông ấy thì thật tuyệt".
Bản ghi chép vừa được công bố ngày 25/9, ghi lại nội dung cuộc điện đàm ngày 25/7 từ Phòng Tình huống của Nhà Trắng.
Trước đó một ngày, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã tuyên bố mở cuộc điều tra luận tội chính thức đối với Tổng thống Trump do tìm kiếm sự trợ giúp của nước ngoài để làm suy yếu đối thủ Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải đối mặt áp lực rất lớn, khi phe Dân chủ bắt đầu quy trình luận tội ông sau cuộc điện thoại với người đồng cấp Ukraine. Ảnh: AP.
"Tôi muốn ông làm cho chúng tôi một việc bởi vì đất nước chúng tôi đã trải qua nhiều thứ và Ukraine biết nhiều thông tin về điều này. Tôi muốn ông tìm hiểu điều gì đã xảy ra với tất cả những thứ liên quan đến Ukraine", ông Trump nói với ông Zelenskiy.
Phát biểu từ New York, nơi ông Trump đang đến để tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, tổng thống Mỹ vẫn nói rằng nội dung vừa được công bố vẫn rất có lợi cho ông.
Khi được hỏi phản ứng của mọi người, tổng thống nói: "Nhiều người nói rằng: 'Tôi không biết ông tử tế đến thế'".
Tổng thống Mỹ đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng sau cuộc điện đàm này, rằng ông đã tìm cách để gây sức ép với một lãnh đạo nước ngoài để tìm kiếm thông tin gây bất lợi cho đối thủ chính trị của mình.
Bộ Tư pháp hôm 25/9 cho biết Bộ trưởng Tư pháp William Barr không biết về việc ông Trump đã nói với ông Zelenskiy về việc liên lạc với ông Barr.
Một nguồn tin nói với Politico rằng bên cạnh biên bản ghi lại cuộc trò chuyện, Nhà Trắng cũng chuẩn bị công bố lá thư tố cáo giấu tên cùng với kết quả điều tra sau lá thư tố cáo này.
Lá thư tố cáo này xuất phát từ quan ngại đối với các cuộc trò chuyện giữa tổng thống và các lãnh đạo nước ngoài. Đầu ngày 24/9, Thượng viện Mỹ đã đồng thuận tuyệt đối trong việc yêu cầu chính quyền công bố lá thư tố cáo này ra trước Ủy ban Tình báo Thượng viện.
Theo Zing.vn
Truyền thông Mỹ: Chưa ai từng 'thay máu' đội ngũ giúp việc nhiều như ông Trump Chỉ trong 32 tháng làm Tổng thống, ông Trump đuổi việc số nhân viên thuộc quyền nhiều hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào trong 4 năm tại Nhà Trắng. Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Brookings, số nhân sự cấp cao làm việc trong chính quyền Tổng thống Donald Trump được "thay máu" đến 78%. Không những thế, một số...