Luận tội Tổng thống Trump: Sự chia rẽ lớn trên chính trường Mỹ
Sau nhiều tháng điều tra, đảng Dân chủ đã có bước đi lịch sử trong quá trình luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ngày 19-12 đã bỏ phiếu thông qua quy định về hai điều khoản luận tội ông chủ Nhà Trắng.
Bước ngoặt này khiến Trump trở thành vị tổng thống Mỹ thứ 3 bị luận tội trong lịch sử nước này và là tổng thống đầu tiên tiếp tục cuộc đua tái tranh cử sau quá trình luận tội, đồng thời mở đường cho một phiên tòa xét xử tại Thượng viện.
Cuộc bỏ phiếu lịch sử
Với 228 phiếu ủng hộ và 197 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua quy định tranh luận các điều khoản luận tội Tổng thống Trump. Tất cả các thành viên của đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bác bỏ quy định này. Đảng Cộng hòa đã cáo buộc đảng Dân chủ tìm cách sử dụng một tiến trình luận tội không công bằng và gian lận để vô hiệu hóa kết quả cuộc bầu cử tổng thống 2016 trong đó ông Trump đã đánh bại ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Trước cuộc bỏ phiếu lịch sử này, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi ông Trump là mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ Mỹ, khiến Quốc hội không có sự lựa chọn nào khác ngoài luận tội ông. Về phần mình, khi cuộc tranh luận về kéo dài 6 tiếng đồng hồ về các điều khoản luận tội, Tổng thống Trump đã bác bỏ mọi việc làm sai trái. Viết trên mạng xã hội Twitter, Trump đã gọi tiến trình luận tội này là “một cuộc tấn công vào nước Mỹ” và vào đảng Cộng hòa của ông. Các nghị sĩ Cộng hòa bảo vệ Trump. Ví dụ, Nghị sĩ Cộng hòa Mike Rogers nói: “Sự việc diễn ra tại Hạ viện ngày hôm nay chỉ dựa vào nỗi căm ghét tổng thống của chúng ta. Đó là điều đáng hổ thẹn, một cuộc săn phù thủy và chẳng khác nào một cuộc đảo chính đối với một tổng thống được bầu của Mỹ.” Từ Michigan, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã ca ngợi thành tựu kinh tế dưới thời Trump và gọi tiến trình luận tội tại Hạ viện là “một điều đáng hổ thẹn.” Ông Pence nói: “Họ đang nỗ lực luận tội vị tổng thống này vì họ biết họ không thể đánh bại ông” trong mùa bầu cử 2020. Đáp lại, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler giải thích: “Chúng ta không thể dựa vào mùa bầu cử tiếp theo như là một phương thuốc chữa trị cách hành xử sai của tổng thống khi tổng thống đe dọa tính toàn vẹn của mùa bầu cử đó.”
Chính trường Mỹ đang chia rẽ vì Tổng thống Trump. Ảnh tư liệu
Video đang HOT
Những lời qua tiếng lại này bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc trong Quốc hội Mỹ về cách hành xử của Trump trong nhiệm kỳ của ông và cho thấy sự chia rẽ lớn hơn trong nền chính trị Mỹ. Quyết định của đảng Dân chủ tranh luận và tiến hành cuộc bỏ phiếu lịch sử nói trên đã chấm dứt cuộc điều tra của Hạ viện kéo dài hàng tháng trời về những liên lạc của Trump với Ukraine, đồng thời sẽ kích hoạt tiến trình luận tội tại Thượng viện, nơi các lãnh đạo đảng Cộng hòa dự kiến sẽ tiến hành phiên xét xử vào đầu năm 2020.
The Hill bình luận cuộc bỏ phiếu này chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng hơn nữa ở Washington và trên khắp đất nước vốn đang tiến tới năm bầu cử 2020, khi mà những tác động của cuộc luận tội có thể làm thay đổi kết quả bỏ phiếu.
Giới phân tích cho rằng dường như Trump không coi việc phải đối mặt với thủ tục luận tội là một thử thách tệ hại. Theo đài RFI, có một điều Trump thích hơn tất cả, đó là chiến đấu, so găng trên võ đài. Trong đời sống chính trị nghiệt ngã ở Washington, thủ tục luận tội là cuộc chiến đấu tối thượng, với những cú đấm mãnh liệt nhất. Trong khi đó, Rich Hanley, giáo sư về truyền thông của trường đại học Quinnipiac bình luận: “Trong một thời kỳ căng thẳng cao độ, đây là thời cơ cho một nhân vật kiểu như ông Trump.” Tổng thống Donald Trump, bị cho là đã yêu cầu Ukraine mở điều tra về đối thủ Joe Biden của đảng Dân chủ, sau đó sẽ phải ra trước phiên tòa mở tại Thượng viện. Ông Trump biết rất rõ là đảng Cộng hòa vốn đang kiểm soát Thượng viện, sẽ tuyên ông vô tội.
Lối thoát chừng như hiện rõ, cũng như những cuộc đấu võ đài mà Trump rất ưa thích. Một phông nền lý tưởng cho người dẫn chương trình truyền hình, vốn đã lập ra một chiến lược tự vệ chưa từng thấy trong một tình thế tương tự. Đó là việc bôi bác những người đối lập với mình, gọi họ là “kẻ phản bội” hay “làm đảo chính”; đồng thời bác bỏ tất cả những cáo buộc. Với hy vọng ra khỏi cuộc chiến bằng tư cách người thắng trận và dùng sự kiện này như một lý lẽ thuyết phục cho chiến dịch vận động để tái đắc cử năm 2020.
Đảo ngược nước cờ
Do lo sợ phải hứng chịu những bước thụt lùi chính trị, lãnh đạo đảng Dân chủ đã do dự tiến hành luận tội tổng thống, ngay cả khi Công tố viên đặc biệt Robert Mueller công bố các báo cáo cho thấy Trump tìm cách cản trở cuộc điều tra liên bang về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử 2016 theo hướng có lợi cho ông.
Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Dân chủ đã đảo ngược tình thế hồi tháng 9 khi khởi động cuộc điều tra luận tội về những cáo buộc của một người tố giác là nhân viên chính phủ rằng Trump đã sử dụng một khoản hỗ trợ quân sự của Mỹ và một cuộc gặp tại Nhà Trắng nhưu một công cụ gây sức ép giới chức Ukraine điều tra các đối thủ chính trị của mình. Các cuộc điều tra của Hạ viện đã đúc rút ra 2 điều khoản luận tội, cáo buộc Trump lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội. Tuy nhiên, the Hill nói rằng, cuộc bỏ phiếu nói trên gây ra một rủi ro chính trị đối với lực lượng nghị sĩ Dân chủ trung lập, nhất là 30 nghị sĩ đại diện cho những khu vực bỏ phiếu ủng hộ Trump trong cuộc bầu cử 2016. Đáng chú ý, 2 Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ là Hạ nghị sĩ Jeff Van Drew, người dự kiến sẽ tuyên bố trở thành thành viên của đảng Cộng hòa trong những ngày tới và Hạ nghị sĩ Collin Peterson, đã phản đối 2 điều khoản luận tội Trump.
Hồng Phúc
Theo phapluatxahoi.vn
Donald Trump kể lại chi tiết khoảnh khắc ám sát tướng Iran
Các phóng viên không được cho phép đưa tin tại sự kiện gây quỹ được 10 triệu USD.
Tổng thống Trump và các cộng sự trong Phòng Tình huống ở Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên kể lại khoảnh khắc máy bay không người lái của Mỹ thực hiện hành động tấn công, ám sát chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Iran - ông Qassem Soleimani, theo kênh CNN.
Ông chủ Nhà Trắng Donald Trump kể lại sự việc tại một sự kiện gây quỹ của phe Cộng hòa tối ngày 17/1 rằng ông theo dõi vụ tấn công từ Phòng Tình huống ở Nhà Trắng.
Các phóng viên không được cho phép đưa tin tại sự kiện gây quỹ được 10 triệu USD cho chiến dịch tái tranh cử của ông Donald Trump và cho Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa, diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tại Florida.
Tuy nhiên, bằng cách nào đó, CNN đã có được đoạn ghi lại lời kể của ông Donald Trump. Vụ triệt hạ ông Soleimani tại sân bay Baghdad hôm 3/1 đã khiến Iran trả đũa bằng các vụ tấn công bằng tên lửa vào lực lượng Mỹ ở Iraq vài ngày sau đó.
"Thưa ngài, họ đang cùng nhau. Thưa ngài, họ có hai phút và 11 giây. Không cảm xúc. Hai phút và 11 giây để sống. Họ đang ở trong xe ôtô, họ đang ở trong xe bọc thép. Thưa ngài, họ còn khoảng một phút để sống. 30 giây. 10, 9, 8..." - ông Donald Trump kể lại chuyện các quan chức quân sự nói với ông khi theo dõi thông tin được truyền trực tiếp về sứ mệnh triệt hạ tướng Iran.
"Rồi bất thình lình, bùm. Họ đã bị tiêu diệt, thưa ngài. Hết." - Trump kể.
Theo CNN, đây là lời kể chi tiết nhất của ông Trump về vụ tấn công mà một số nhà lập pháp đã lên tiếng chỉ trích vì cả tổng thống cũng như các cố vấn của ông không công khai các thông tin để củng cố các tuyên bố nói rằng tướng Soleimani sắp gây ra một mối đe dọa tới người Mỹ ở khu vực.
Hòa Bình
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell: Phiên xử ông Trump có thể cho phép nhân chứng tham dự Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết phiên tòa xét xử ông Trump sắp tới sẽ không cấm sự có mặt của nhân chứng theo như yêu cầu từ đảng Dân chủ. Các thượng nghị sĩ Mỹ hôm 23/12 đã tranh cãi về hình thức phiên tòa luận tội Tổng thống Donald Trump đầu năm 2020. Trong cuộc...