Luận tội ông Trump: Cố vấn Nhà Trắng đóng vai trò gì trong phiên tòa Thượng viện?
Tổng thống Trump hôm 19/12 cho biết cố vấn Nhà Trắng Pat Cipollone sẽ giữ vai trò luật sư bào chữa hàng đầu của ông tại phiên tòa luận tội tại Thượng viện.
“Đúng, dường như vậy”, ông Trump nói với các phóng viên trong Phòng Bầu dục . “Chúng tôi có một vài người khác nữa, nhưng Pat Cipollone thật tuyệt vời khi trở thành cố vấn của Nhà Trắng”.
Nhà Trắng đã có chiến lược phòng thủ, chuẩn bị cho phiên tòa tại Thượng viện tới đây. Trong đó, Nhà Trắng thảo luận về việc đưa giáo sư luật của trường Đại học Harvard Alan Dershowitz vào nhóm luật sư bào chữa cho ông Trump và luật sư cá nhân của Tổng thống là Jay Sekulow cũng có thể nằm trong danh sách này.
Bên cạnh đó, một số người có quan điểm bảo vệ ông Trump mạnh mẽ nhất tại Hạ viện cũng đang được xem xét để đóng vai trò lớn hơn trong phiên tòa Thượng viện.
Nhà Trắng đang thúc đẩy một phiên tòa diễn ra ngắn gọn tại Thượng viện, với kết thúc phiên tòa sẽ là tuyên bố Tổng thống Donald Trump không có tội.
Cố vấn Nhà Trắng Pat Cipollone sẽ đóng vai trò quan trọng trong phiên tòa Thượng viện.
Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell và lãnh đạo thiểu số Charles Schumer đã lên kế hoạch thảo luận về các thông số cho một phiên tòa tại Thượng viện.
Hạ viện Mỹ hôm 18/12 thông qua hai điều khoản luận tội Tổng thống Trump là lạm quyền và cản trở quốc hội.
Video đang HOT
Sau cuộc bỏ phiếu, Nhà Trắng ra thông cáo chỉ trích đảng Dân chủ ở Hạ viện: “Tại Hạ viện hôm nay đánh dấu một trong những màn kịch chính trị đáng xấu hổ nhất trong lịch sử nước ta. Dù không có bất cứ lá phiếu ủng hộ nào của đảng Cộng hòa, hay bằng chứng chứng minh sai phạm, đảng Dân chủ vẫn thúc đẩy các điều khoản luận tội bất hợp pháp tại Hạ viện”.
Thông cáo cũng chỉ trích đảng Dân chủ đã “mất đi tầm nhìn mà nước Mỹ cần” đó là một quốc hội vì người dân. Nhà Trắng cáo buộc nỗ lực luận tội Tổng thống Trump của đảng Dân chủ nhằm đảo ngược kết quả bầu cử năm 2016 và tác động đến cuộc bầu cử tổng thống vào năm sau.
Sau khi hai điều khoản luận tội được Hạ viện thông qua, phiên xét xử sẽ được Thượng viện tổ chức vào tháng tới, nơi các thượng nghị sĩ sẽ xem xét việc kết tội và bãi nhiệm ông Trump.
Ông Trump sẽ chỉ bị phế truất nếu 2/3 thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống lại ông. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng khả năng ông Trump bị phế truất là rất thấp vì Thượng viện hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Có hai tổng thống Mỹ từng bị điều tra luận tội trước ông Trump. Tổng thống Bill Clinton bị luận tội năm 1998 do bê bối với thực tập sinh tại Nhà Trắng Monica Lewinsky song được tha bổng tại Thượng viện. Tổng thống Andrew Johnson bị luận tội năm 1868 nhưng không bị kết tội tại Thượng viện.
(Nguồn: Thehill)
KÔNG ANH
Theo vtc.vn
Những nghị sĩ Cộng hòa có thể 'tạo biến' ở phiên luận tội TT Trump
Các nhóm thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bất đồng hoặc có quan điểm không ủng hộ tổng thống khiến các lãnh đạo đảng và Nhà Trắng lo lắng trước phiên luận tội ông Trump.
Với việc thúc đẩy các nhân chứng ra làm chứng trong phiên luận tội dự kiến của Thượng viện đối với Tổng thống Donald Trump, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer muốn tạo thêm sự chú ý và áp lực chính trị tới các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa.
Theo CNN, quan điểm của các nhóm khác nhau về phiên tòa gây lo ngại cho Nhà Trắng và các lãnh đạo đảng Cộng hòa về khả năng một số người chia rẽ và ủng hộ các đảng viên Dân chủ.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer đang cố gắng thu hút những người Cộng hòa có tư tưởng độc lập để ủng hộ chương trình nghị sự của ông trong phiên luận tội. Ảnh: Getty.
Nếu bốn người trong số họ phản đối lời kêu gọi từ các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa cho phiên tòa ngắn, không nhân chứng, thì nó có thể thúc đẩy sự không chắc chắn cho tổng thống.
Nhóm này bao gồm những người ôn hòa mong muốn tái tranh cử, như Thượng nghị sĩ Susan Collins của Maine, người có thể muốn thể hiện sự tách biệt khỏi ông Trump; các nhà lập pháp kỳ cựu, như Thượng nghị sĩ Lamar Alexander của Tennessee, người sẽ sớm nghỉ hưu và có thể không cảm thấy bị ràng buộc về mặt chính trị để hỗ trợ tổng thống.
Ngoài ra còn có những người thẳng thắn chỉ trích ông Trump như Thượng nghị sĩ Mitt Romney của Utah, người đã thách thức cách điều hành không chính thống của tổng thống.
Nhóm này không đủ lớn để đe dọa vị trí của ông Trump. Phải có ít nhất 20 đảng viên Cộng hòa phản đối ông Trump để cung cấp 67 phiếu cần thiết nhằm thực sự phế truất ông và không ai dự đoán điều này sẽ xảy ra.
Dù vậy, nếu có đủ người chia tách thì họ có thể cung cấp cho đảng Dân chủ 51 phiếu bầu cần thiết cho các chiến thắng quan trọng, chẳng hạn để bắt buộc các nhân chứng, yêu cầu các tài liệu và thúc đẩy các hoạt động tố tụng khác mà đảng Dân chủ có thể tìm kiếm ở Thượng viện.
Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell phát biểu trong cuộc họp báo tại Tòa nhà Quốc hội về cuộc điều tra luận tội tổng thống, ngày 29/10. Ảnh: Washington Post.
Ông McConnell đang nỗ lực để tránh những điều bất ngờ như thế nhưng ông vẫn chưa đạt được thỏa thuận rộng rãi trong các cuộc đàm phán với ông Schumer về các quy tắc của phiên tòa. Ông nói rằng các bất ngờ và sự đổi hướng ở phiên tòa có thể được quyết định bởi 51 phiếu.
Đảng Cộng hòa chiếm đa số 53-47 ghế, nghĩa là chỉ bốn đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu cùng đảng Dân chủ có thể có tác động lớn.
Có những người khác có thể phá vỡ một số dự tính. Chẳng hạn Thượng nghị sĩ Ben Sasse ở Nebraska và Thượng nghị sĩ Joni Ernst ở Iowa, cả hai đều chỉ trích ông Trump vì những điều ông đã làm hoặc nói (đặc biệt là về thuế quan) mặc dù ông Trump được ủng hộ ở các bang của họ và Thượng nghị sĩ Martha McSally ở Arizona, người có ý định tái tranh cử ở bang một dao động.
Trong một cuộc họp báo, ông Schumer đã cố gắng tăng áp lực lên nhóm đảng viên Cộng hòa này bằng cách nói rằng ông mong đợi sự ủng hộ của lưỡng đảng với lời kêu gọi của mình để các nhân chứng ra làm chứng.
"Tôi hy vọng sẽ có được sự ủng hộ của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa vì những lập luận rất mạnh mẽ. Nhiều đảng viên Cộng hòa đã nói riêng với tôi và các đồng nghiệp của tôi rằng họ nghĩ những gì tổng thống đã làm là sai nhưng họ không chắc có đủ chứng cớ để luận tội", ông Schumer nói.
Chưa có nhiều bằng chứng cho thấy bất kỳ ai trong số các thượng nghị sĩ sẽ phản bội. Nhiều người từ chối trả lời các câu hỏi về việc chuẩn bị ra làm chứng hoặc tỏ thái độ lấp lửng.
Thượng nghị sĩ Susan Collins chỉ trích cả Schumer và McConnell. Bà nói rằng "thật không may" Schumer đã công khai bức thư của mình trước khi tham gia vào các cuộc đàm phán riêng với McConnell và bà nói McConnell không nên báo hiệu rằng ông đang phối hợp với Nhà Trắng.
"Mỗi thượng nghị sĩ phải tự quyết định cách tiếp cận vụ việc. Nếu là tôi thì tôi sẽ không làm như thế", bà nói về ông McConnell.
Hôm 16/12, Thượng nghị sĩ Joni Ernst không cho thấy bà sẽ quay lưng với ông Trump. Bà cho biết không quan tâm đến phiên tòa với các nhân chứng và nói với các phóng viên rằng nó "càng ngắn càng tốt".
"Đây là cuộc đấu chính trị. Đừng làm quá lên như thế", bà nói.
Theo danviet.vn
Ngoại trưởng Lavrov tiết lộ 'bí mật' trong cuộc hội đàm với Tổng thống Trump Ngày 10/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc gặp kín với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ở Nhà Trắng giữa "cơn bão" luận tội. Việc cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Nhà Trắng diễn ra sau cánh cửa đóng kín và không có cơ quan truyền thông khiến cho những người giàu trí...