Luận tội chi tiết 2 “tội đồ” Scott Forstall và John Browett
Hôm nay, thông tin về sự ra đi của hai vị Phó chủ tịch cấp cao thuộc hai mảng công nghệ khác nhau của Apple đã nhanh chóng lan tràn trên khắp các trang báo mạng toàn thế giới. Điều này không chỉ gây ra sự ngạc nhiên cho những người vốn quan tâm tới giới công nghệ, bao gồm cả những fan trung thành luôn quan tâm tới từng động tĩnh nhỏ của nhà Táo, mà nó còn gián tiếp lái sự quan tâm của mọi người chệch hướng khỏi sự kiện mới ra mắt của tablet Surface của Microsoft.
Liệu đây là điều cần thiết hay Tim Cook đã quá mạnh tay?
Nếu như ngài Phó chủ tịch cấp cao phụ trách bán lẻ John Browett mới chỉ gia nhập Apple được 9 tháng thì vị Phó chủ tịch cấp cao phụ trách iOS Scott Forstall lại là người đã gắn bó với hãng từ thời iPod còn chưa ra mắt – năm 1997. Cũng vì Apple không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào cho sự ra đi này của một “người mới’ và một “công thần”, nên người ta lại có dịp tha hồ đoán già đoán non những nguyên nhân có thể dẫn tới sự ra đi đột ngột này. Dưới đây là những vấn đề, nguyên nhân khả dĩ nhất mà mỗi vị Phó chủ tịch đã gặp phải trong khoảng 1 năm trở lại đây:
Với Phó chủ tịch cấp cao phụ trách iOS Scott Forstall :
Scott Forstal – Phó chủ tịch cấp cao phụ trách iOS.
- Siri:
Người tiêu dùng phàn nàn Siri không hoạt động kỳ diệu như trên quảng cáo.
Khi Scott cho ra mắt vị trợ lý ảo Siri lần đầu trên iPhone 4S, người ta đã tỏ ra rất thích thú. Dường như Siri có khả năng hiểu hết tất cả những câu hỏi mà Scott đặt ra, đồng thời đưa ra những câu trả lời một cách cực kỳ nhanh chóng. Thế nhưng, trên thực tế thì lại có khá nhiều sự khác biệt tiêu cực, và nhiều người đã đổ lỗi cho Scott Forstall rằng đã nói được mà không làm được. Trước kia, Siri là một cơn sốt, là một trong những tính năng khiến iPhone 4S bán rất chạy, nhưng giờ thì người ta lại coi nó như một trò cười, một kiểu “sự đã rồi” nhiều hơn.
Video đang HOT
Không còn phải nói quá nhiều đến những lỗi “quái dị” của Apple Map.
Tới giờ, sau hơn 1 tháng rưỡi ra mắt iPhone 5 cùng với ứng dụng bản đồ của riêng mình, Apple đã phải hứng chịu rất nhiều sự chỉ trích về sự cẩu thả trong thiết kế của mình. Nhiều người tỏ ra thông cảm với Apple về sự nôn nóng muốn được cắt đứt với đối thủ Google thông qua việc loại bỏ Google Maps ra khỏi iOS 6, nhưng nhiều người khác thì lại nhân cơ hội này để chỉ trích Apple không tiếc lời. Thật tệ với Forstall khi chính nhóm làm việc của ông lại là nhóm chịu trách nhiệm chính về ứng dụng bản đồ này, trong khi đa số các nhóm khác đều đã kịp thời sửa lỗi trong phần việc của mình trước khi cho ra mắt.
Hậu quả là một ứng dụng “lởm khởm”, chi chít lỗi thông tin về địa danh đã ra đời. Nhiều người đã ví ứng dụng bản đồ này của Apple giống như một đứa trẻ sinh thiếu tháng, yếu ớt và nhiều bệnh tật. Nặng nề hơn, danh tiếng về sự hoàn hảo của Apple và dòng điện thoại iPhone đã bị suy giảm nghiêm trọng, khiến CEO Tim Cook cũng như ban lãnh đạo của Apple Inc. phải chịu không ít áp lực không đáng có.
- Sự phát triển của iOS:
iOS 6 không mang lại nhiều tính năng “quá đột phá”.
Trong khi Microsoft đã có một sự đột phá ấn tượng với HĐH mới trên cả máy tính lẫn điện thoại di động, còn Android cũng có thêm nhiều tính năng mới cho HĐH Android 4.2 Jelly Bean, thì iOS 5 và iOS 6 của Apple lại không khiến nhiều người phải thích thú đến như thế. Mặc dù vẫn phải thừa nhận rằng iOS vẫn là một sản phẩm HĐH tốt và dễ sử dụng nhưng cũng chính giao diện mang phong cách quá thực tế của 2 HĐH này đã khiến chúng trông không được hợp thời cho lắm. Với một số người, đây không phải là một lỗi lầm gì đáng kể, nhưng với nhiều người khác – những người đã từng rất kỳ vọng vào sự đột phá của Apple – thì đó lại là một điều gây ra nhiều thất vọng. Với tư cách là người phụ trách mảng iOS, những gì Scott làm đã không đáp ứng được sự kỳ vọng của khách hàng, và thêm một lý do để anh ra đi.
- Lòng tự trọng:
Scott Forstall được nhiều người coi là đệ tử ruột của cựu CEO Steve Jobs.
Steve Jobs là một tượng đài của Apple, với một tầm nhìn rộng lớn và một khao khát được làm mọi thứ theo cách của riêng mình. Cũng vì thế, nên cho dù đã mất được hơn 1 năm, nhưng cái bóng của ông vẫn luôn bao trùm lên mọi nhân viên của Apple, từ CEO Tim Cook cho tới chính vị Phó chủ tịch Scott Forstall này. Có những lời xì xào về việc một số vị phó chủ tịch cấp cao đã tránh họp hành với Scott cho tới khi Tim Cook xuất hiện vì bỗng nhiên họ cảm thấy khó làm việc với Scott. Có lẽ rời khỏi Apple sẽ là một cách tốt để Scott lấy lại phong thái của một nhà lãnh đạo, giống như trước kia, khi Steve Jobs rời bỏ Apple.
Với Phó chủ tịch cấp cao phụ trách bán lẻ John Browett
- Phong cách làm việc:
John Browett – Phó chủ tịch cấp cao phụ trách bán lẻ.
Từ sau khi tiếp quản công việc phụ trách bán lẻ từ người tiền nhiệm Ron Johnson, John Browett đã rất cố gắng để lại dấu ấn của chính mình đối với công ty. Thế nhưng, tiếc là cách làm của John đã không thực sự phù hợp với đặc điểm chung của Apple và gây ra một sự bất ổn trong suốt 1 năm đầu làm việc của mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Apple bị Samsung lấn sân và vượt mặt từ sau sự ra đi của Steve Jobs. Và giờ thì Apple không chấp nhận bất kỳ một sự mất mát nào trên lãnh địa của mình.
- Tập trung quá nhiều vào doanh thu:
Liệu Apple có nên cảm ơn “doanh thu” khủng của Quý 2 và Quý 3 năm nay?
Trước khi trở thành người của Apple, John Browett từng là CEO của hãng bán lẻ đồ điện tử Dixons. Nhiệm vụ của John tại đó là quan tâm tới việc tạo ra càng nhiều tiền càng tốt, còn việc chăm sóc khách hàng thì xếp sau. Người ta đã từng sốc khi Apple quyết định thuê John Browett bất chấp những điều trên, và sau chín tháng thì họ đã nhận ra sai lầm của mình. Với việc sa thải một cơ số những nhân viên của các Apple Store để phải chi trả ít hơn, các khách hàng đồng thời cũng cảm thấy kém hài lòng với sự phục vụ và dịch vụ vốn được tiếng là rất tốt của Apple.
Theo Genk
"Ông trùm" phụ trách iOS ra đi: Có phải chỉ do một lá thư?
Có thể nói ngày 29/10 là ngày nhiều biến động của cộng đồng những người đam mê công nghệ nói chung. Ngay sau màn ra mắt có thể coi là tương đối thành công của Windows Phone 8, thì chỉ vài tiếng sau, cả thế giới công nghệ lại được một phen rúng động và không khỏi bàng hoàng khi tin tức Phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng iOS, Scott Forstall cùng trưởng bộ phận bán hàng John Browett sẽ rời vị trí vào cuối năm nay.
Thêm vào đó, Apple dường như đã tạo ra một cuộc thay đổi nhân sự (không hẳn là thay máu) khi trưởng bộ phận thiết kế Jony Ive từ nay sẽ đảm trách cả nhiệm vụ thiết kế giao diện, và Eddy Cue, thành viên chịu trách nhiệm cửa hàng trực tuyến nay sẽ nhận nhiệm vụ phụ trách cả hai chức năng của iOS là Siri và Map. Trong khi đó, Craig Federghini, phó chủ tịch phụ trách phần mềm trên Mac sẽ đảm trách cả iOS lẫn OS X.
Vậy chưa bàn tới chuyện thôi việc của John Browett, lý do gì đã khiến một trong những "đại công thần" có những đóng góp hết sức to lớn cho Apple ngay từ những ngày đầu lại quyết định rũ áo ra đi như vậy? Phải chăng lý do chỉ là chuyện "từ chối" ký vào bức thư xin lỗi người sử dụng sau cú phốt của ứng dụng Apple Maps trên iOS 6, hay đằng sau đó còn là cả một câu chuyện "thâm cung bí sử" mà không phải fan Táo nào cũng biết?
"Đại công thần"
Ngay sau khi tốt nghiệp ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford, Forstall gia nhập NeXT, công ty được thành lập bởi chính đôi bàn tay của Steve Jobs. Đến năm 1996, Apple mua lại NeXT, và như vậy Jobs đã đưa cả ê kíp của mình, trong đó có Forstall trở về và tiếp tục theo đuổi những dự án, trong đó có Mac OS X. Có thể nói, Scott Forstall vào thời điểm này chính là một trong số những lập trình viên tạo nên cái khung cho hệ điều hành Mac OS X cũng như giao diện người dùng Aqua của hệ điều hành này, ra mắt lần đầu vào năm 2000.
Quay trở lại thời điểm đúng 1 năm về trước, hẳn các bạn độc giả vẫn còn nhớ cái đêm Tim Cook đăng đàn giới thiệu về chiếc điện thoại iPhone 4S, ngay trước khi Steve Jobs ra đi chỉ một ngày. Ngay sau sự kiện, cũng như về sau này, rất nhiều người công nhận Forstall chính là người đã truyền nhiều lửa nhất đến cả khán phòng, vốn đang một phần thất vọng vì sự hiện diện của Steve Jobs giờ chỉ còn là một chiếc ghế trống với dòng chữ "reserved" (tạm dịch đã có người ngồi).
Tân CEO của Apple vào lúc đó, cũng như Phil Schiller, "ông trùm" mảng Marketing, người chịu trách nhiệm "kéo rèm" giới thiệu iPhone 4S, Eddy Cue, trưởng bộ phận ứng dụng mạng và dịch vụ đều không mảy may đề cập tới tượng đài vừa rời nhiệm sở không lâu. Thế nhưng, ở một chừng mực nhất định, nhiều người sau khi nhìn Scott đã liên tưởng đến Steve, cả ở tác phong lẫn phong cách làm việc. Nhận định này hoàn toàn không hề viển vông và vô căn cứ.
'Phù thủy tập sự'
Ngay từ trước sự ra đi bất ngờ của Steve Jobs rất lâu, nhiều người đã nhận thấy tiềm năng của Forstall trong việc lèo lái con tàu Apple sau khi Steve Jobs rời vị trí. Thậm chí người ta còn gọi Scott Forstall bằng biệt danh "The Sorcerer's Apprentice" (tạm dịch Phù thủy tập sự), tất cả là nhờ những cá tính được cho là khá khắc nghiệt của Forstall, không khác biệt so với Jobs là mấy: Khó tính, cương quyết và yêu cầu cực cao trong công việc. Không chỉ có vậy, những yếu tố mỹ thuật cũng được Scott hết sức chú trọng.
Rất nhiều người cho rằng Scott Forstall sẽ trở thành CEO Apple trong tương lai, trở thành bản sao hoàn hảo của Steve Jobs, thứ đặc biệt cần thiết để điều khiển một Apple đã trở thành một "giáo phái công nghệ" theo nghĩa đen với hàng trăm triệu tín đồ, tất cả đều nhờ một tay Steve Jobs cùng cộng sự gây dựng nên.
Thế nhưng, thật không may, chính cái bản ngã đầy cá tính ấy lại khiến Scott Forstall phải rời vị trí của mình, đơn giản vì cách anh muốn công việc được hoàn thành không hề giống với cách mà Tim Cook cùng phần còn lại của Apple muốn.
Với quyết tâm "nói không" với những sản phẩm của Google, Apple đã quyết định tạo ra ứng dụng bản đồ thông qua dữ liệu riêng của mình và đưa nó lên iOS6. Và kết quả thì ai cũng đã biết, ứng dụng bản đồ của Apple đầy rẫy những lỗi vừa kỳ dị vừa nực cười. Không hứng chịu được sóng gió dư luận, Tim Cook đã phải tung ra một bức thư xin lỗi người sử dụng vì ứng dụng quá đỗi nghèo nàn của mình. Với cá tính của Forstall, có lẽ thật dễ hiểu khi ông ngay lập tức từ chối ký tên vào bức thư kể trên. Thay vào đó, Forstall muốn giải quyết sự việc này giống như cách mà trước đây Steve Jobs đã làm để vụ tai tiếng mất sóng trên iPhone 4 "chìm xuồng" không một dấu vết.
Lá thư? Chỉ là giọt nước làm tràn ly
Tuy nhiên sẽ là khá khó hiểu nếu như lý do Forstall rời ghế phó chủ tịch chỉ vì bức thư cỏn con kia. Trong quá khứ, Scott Forstall đã khiến không ít lãnh đạo đồng cấp &'ghét' vì sự khó tính quá mức và hay đổ lỗi cho đồng nghiệp, theo một số nguồn tin cho biết. Không chỉ có vậy, ngay cả giao diện người dùng của iOS cũng đã dấy lên một cuộc tranh cãi nảy lửa giữa Forstall với Jony Ive, đến mức cả hai người này không chịu nhìn mặt nhau, không chịu ngồi chung phòng họp. Trong khi Forstall theo đuổi tư duy thiết kế giao diện theo hướng mô phỏng những công cụ ngoài đời thực (skeuomorphic design), thì Ive lại cương quyết phản đối hướng khai thác này.
Bỏ qua những phương án chưa có câu trả lời thỏa đáng, có lẽ chúng ta cũng nên bàn luận chút xíu về tương lai của cả Apple lẫn Forstall sau sự ra đi này. Sau cú phốt Apple Map trên iOS 6, Apple với mô hình DRI (Trách nhiệm cá nhân trực tiếp) cần có người chịu trách nhiệm chính, ở đây chính là Scott. Về phần Scott, vào cuối tháng 4 vừa rồi, anh vừa bán ra khoảng 38 triệu USD cổ phần của mình, vì thế sau khi Scott rời nhiệm sở vào đầu năm sau, chắc hẳn Scott sẽ vẫn "sống khỏe" trước khi theo đuổi dự án mới của mình, nếu không có gì thay đổi.
Theo Genk
Surface: Kỳ công sáng chế của Microsoft Ông Panos Panay, tổng giám đốc phụ trách dự án Surface của Microsoft đã tổ chức một sự kiện nhỏ dành cho báo chí để giới thiệu về quá trình tạo ra máy tính bảng Surface tại trụ sở của Microsoft ở Redmond, Washington. Panay và Steven Sinofsky, trưởng dự án Windows, đã trở thành những hướng dẫn viên cho đoàn khách thăm...