Lứa tuổi nào dễ bị lây nhiễm Covid-19 nhất?
Câu trả lời là, những người từ 20 – 49 tuổi có nhiều khả năng lây lan virus Corona ( SARS-CoV-2) nhất, theo The Health Site .
Những người từ 20 – 49 tuổi có nhiều khả năng lây nhiễm virus corona nhất – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Do tỷ lệ nhiễm cao ở nhóm tuổi 20 – 49, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải tiêm phòng cho những người thuộc nhóm tuổi này để kiểm soát việc lây nhiễm Covid-19.
Thông thường những người trẻ tuổi có các triệu chứng nhẹ hơn và do đó nhiều người thậm chí không biết mình bị nhiễm bệnh khi nào.
Covid-19 không ảnh hưởng đến tất cả mọi người theo cách giống nhau.
Người lớn tuổi từ 60 tuổi trở lên và những người có bệnh mạn tính dường như bị nặng hơn.
Mặc dù các triệu chứng Covid-19 có xu hướng nhẹ hơn ở những người trẻ tuổi, nhưng chúng có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc lây truyền virus, theo The Health Site .
Các nhà nghiên cứu tin rằng việc tiêm phòng cho những người này có thể giúp giảm sự lây lan của virus – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tại sao người trẻ lại dễ bị lây nhiễm virus nhất?
Thực tế, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người trong độ tuổi từ 20 đến 49 có khả năng lây lan loại virus chết người cao nhất.
Sau khi đóng cửa trong nhiều tháng do đại dịch, các trường học bắt đầu mở cửa trở lại ở một số nơi trên thế giới sau tháng 10.2020.
Nghiên cứu cho thấy khi Mỹ dần nới lỏng các hạn chế Covid-19, những người trong độ tuổi từ 20 đến 49 chiếm 72,2% số ca nhiễm bệnh ở nước này, theo The Health Site .
Trong đó, những người trong độ tuổi từ 20 đến 34 chiếm 34% tổng số ca nhiễm bệnh, và những người trong độ tuổi 35 đến 49 chiếm 38,2%.
Trẻ em và thiếu niên ít có khả năng lây bệnh hơn.
Theo nghiên cứu, trẻ em từ dưới 9 tuổi chỉ chiếm 2,7% các ca nhiễm bệnh và thanh thiếu niên từ 10 đến 19 tuổi chiếm 7,1%.
Do tỷ lệ nhiễm cao ở nhóm tuổi 20 – 49, nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải tiêm vắc xin cho những người thuộc nhóm tuổi này để kiểm soát việc lây nhiễm Covid-19.
Các nhà nghiên cứu tin rằng việc tiêm phòng cho những người này có thể giúp giảm sự lây lan của virus, theo The Health Site .
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học cho biết thêm rằng việc kiểm soát sự lây lan của virus ở nhóm tuổi này cũng sẽ giúp mở cửa lại các trường học một cách an toàn.
Vắc xin Covid-19 được bảo quản thế nào trong kho lạnh ở Việt Nam?
Người trẻ tuổi lây nhiễm cho người lớn tuổi
Năm ngoái, vào tháng 9, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng báo cáo rằng những người trẻ tuổi đang làm gia tăng các ca nhiễm virus Corona ở nước này và có khả năng lây lan virus sang những người già hơn, dễ bị tổn thương hơn.
Báo cáo lưu ý rằng những người ở độ tuổi 20 chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các trường hợp được xác nhận so với các nhóm tuổi khác, theo The Health Site .
Báo cáo của CDC Mỹ cũng xác nhận những người trẻ tuổi đang lây lan các bệnh nhiễm trùng ở người lớn tuổi, những người có nhiều khả năng phải nhập viện và tử vong do Covid-19.
Các chuyên gia CDC vào thời điểm đó đã dự đoán khả năng lây nhiễm sẽ bùng phát khi nhiều trường cao đẳng và đại học bắt đầu mở cửa trở lại, và nhiều sinh viên quay trở lại trường.
Cùng thời điểm đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng những người trẻ tuổi đang thúc đẩy sự lây lan của loại virus Corona mới ở nhiều quốc gia, theo The Health Site .
Hãy cẩn thận! Những người trẻ hơn cũng có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài.
Thông thường những người trẻ tuổi có các triệu chứng nhẹ hơn và do đó nhiều người thậm chí không biết mình bị nhiễm bệnh khi nào. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan cho những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất, bao gồm cả người già và người có bệnh nền.
Ở Mỹ, những người có các triệu chứng Covid-19 nhẹ – chẳng hạn như đau họng, nghẹt mũi và chảy nước mũi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, và đau đầu đến sốt nhẹ và ho – nên ở nhà và cách ly để tránh lây nhiễm cho những người khác, theo The Health Site .
Những người có các triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng – sốt cao, ho dữ dội và có thể khó thở – thường cần nhập viện.
Mặc dù bệnh nhân trẻ tuổi ít có khả năng phải nhập viện hoặc tử vong vì Covid-19, các chuyên gia đã cảnh báo rằng một số bệnh nhân có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài, đặc biệt là những người béo phì, mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, theo The Health Site .
Xử trí khi trẻ bị sốt
Trẻ sốt chưa đến 38,5 độ C, không chán ăn, bứt rứt thì không dùng thuốc hạ sốt, có thể chườm bằng khăn mềm, bổ sung nước và dinh dưỡng.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết sốt cao là triệu chứng chứ không phải bệnh. Sốt là phản ứng bảo vệ của cơ thể, tức là cứ khi nào có tác nhân gây bệnh thì cơ thể sốt để tiêu diệt virus. Phản ứng sốt không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng thường mắc phải.
Theo bác sĩ Dũng, trẻ sốt 38,5 độ C được định nghĩa là sốt cao và lúc đó mới cho thuốc hạ sốt. Nếu trẻ sốt nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của cơ thể, không làm em bé quá mệt, bứt rứt, khó chịu, chán ăn thì không cần chữa mà để tự nhiên. Những đợt sốt nhẹ như vậy sẽ làm bệnh nhiễm trùng nhanh khỏi.
Bác sĩ Lê Hoàn, phó khoa Nội tiết Hô hấp, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội khẳng định thời tiết lạnh là yếu tố nguy cơ để virus phát triển, tấn công cơ thể, dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn ở người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp nhiễm trùng hô hấp thời điểm này chủ yếu do virus như virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B và cúm C.
Cúm A có thể gây biến chứng ở những nhóm đặc biệt như trẻ dưới hai tuổi, người trên 65 tuổi hoặc người có bệnh mạn tính như hen, viêm phế quản mạn, tim mạch, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, bệnh về gan, thận... Người suy giảm miễn dịch như HIV, ghép tạng phải uống thuốc chống thải ghép, bệnh khớp uống thuốc chống viêm... cũng trong nhóm nguy cơ.
"Do đó, nếu trẻ chỉ mắc virus thông thường, không nhất thiết phải dùng kháng sinh. Phụ huynh chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Sau hai đến năm ngày, bệnh sẽ hồi phục", bác sĩ cho biết.
Một số trường hợp khi sốt quá cao có thể làm trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều hay khô mồm miệng, chán ăn, co giật nên làm cho gia đình lo lắng và tự ý sử dụng kháng sinh. Nhiều người cho trẻ uống hạ sốt khi chưa đến 38,5 độ C để đề phòng co giật. Điều này không có ý nghĩa vì trên thực tế cũng không có loại thuốc phòng được co giật do sốt cao.
"Nhiều phụ huynh lơ là các biểu hiện mà đưa trẻ đến viện chậm, cũng có người lo lắng quá mức, tự ý dùng thuốc rất nguy hiểm. Điều trị cho trẻ phải đúng mức, đúng bệnh mới đạt hiệu quả", bác sĩ Dũng nói.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng đang thăm khám, kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhi mắc bệnh hô hấp. Ảnh: Bác sĩ cũng cấp
Theo bác sĩ, chăm sóc trẻ bị sốt hiện nay khác với trước. Trẻ sốt nhưng không quấy khóc, chán ăn, bứt rứt và chưa đến 38,5 độ C thì không dùng thuốc hạ sốt.
Khi trẻ bị sốt, phụ huynh cũng nên chườm ấm bằng khăn mềm hoặc lau người trẻ bằng khăm ấm không nên quá 10 phút/giờ và chỉ áp dụng nếu trẻ bị sốt cao nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
Việc bù nước đầy đủ cho trẻ cũng rất quan trọng. Gia đình cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước như nước hoa quả, nước súp, oresol.. Khi được cung cấp đủ nước, thông thường cứ cách 4 giờ trẻ đi tiểu một lần.
Chỉ nên cho trẻ dùng thuốc khi có chỉ định, không tự ý mua thuốc. Thuốc hạ sốt hiện có hai loại là pracetamol hoặc ibubrofen. Hai thuốc này hạ sốt tương đương nhau. Ở các nước châu Á người ta khuyến cáo dùng Pracetamol trước vì những ngày đầu rất khó biết trẻ sốt thông thường hay sốt xuất huyết, thậm chí xét nghiệm ngày đầu tiên cũng không hiện kết quả.
Với paracetamol, khoảng cách uống thuốc từ 4 đến 6 giờ, trong khi inbulfen là 6-8 giờ. Tuyệt đối không dùng xen kẽ hai loại thuốc.
Khi cho trẻ uống hạ sốt nên để trẻ mặc đồ thông thoáng, không đắp chăn, mở thoáng cửa. Khi ra ngoài, trẻ cần được giữ ấm cổ ngực, đeo tất để không bị lạnh.
Chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng vaccine hàng năm để phòng ngừa cúm. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Riêng trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đã cho uống thuốc nhưng không hạ sốt, ngi ngờ mất nước do nôn, tiêu chảy, mắt trũng, khóc không nước mắt cần đưa đến bệnh viện để thăm khám. Những trẻ đã đi khám nhưng tình trạng không cải thiện hoặc xuất hiện các triệu chứng mới cũng cần quay lại viện để kiểm tra, phòng ngừa các bệnh khác.
Xử trí khi bị chín mé Chín mé là bệnh nhiễm trùng sinh mủ hay áp-xe ở đầu múp của ngón tay, ngón chân, có tên khoa học là Panaris. Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát. Nguyên nhân gây chín mé thường gặp là do tụ cầu vàng,...