Lừa tiền cơm, cậu bé bị giữ lại và cái kết không ngờ sau 20 năm
Cậu bé lang thang thường xuyên lừa tiền cơm của chủ quán, cho đến khi hành vi đó bị con trai bà chủ phát hiện. Những gì xảy ra 20 năm sau đó khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.
Một ngày sau khi hết tiết giảng và trở về phòng, bảo vệ đưa đến cho tôi một số tiền cùng hóa đơn thanh toán. Cả chục triệu đồng tiền nợ… Tôi thấy rất kì lạ, không nhớ nổi là đã cho ai mượn tiền. Nhìn vào cột người gửi, tôi thấy viết: “Cậu bé ăn xin của 20 năm trước”… mọi kỉ niệm chợt ùa về. Tôi tự hỏi, chẳng lẽ là cậu bé đó sao?
20 năm trước, hồi đó mẹ tôi còn làm nghề bán cơm cho học sinh ở cổng trường. Bà thấy nhiều đứa trẻ rất khổ và đáng thương nên luôn làm những hộp cơm ngon mà chỉ bán với giá rẻ. Vì thế học sinh đến mua cơm rất đông.
Tôi vừa được tốt nghiệp, đang chờ được phân công tác, nên đã ra phụ mẹ bán hàng. Trong một lần phục vụ những em học sinh vừa tan học, tôi bỗng nhiên cảm thấy có ai đó quệt lưng mình. Đó là một cậu bé chừng 10 tuổi , mặc quần áo mỏng, rách rưới trong khi trời bắt đầu vào đông.
Khi đó, như đã rất quen thuộc, mẹ tôi liền mỉm cười đưa cho cậu bé hộp cơm. Không đợi tôi cầm hộ, cậu bé vội giật lấy cơm, ném tiền vào hộp rồi chạy mất. Một học sinh bên cạnh thấy vậy liền nói: “Thằng này toàn ăn lừa tiền cơm, lần sau như thế phải dạy cho nó một trận”. Tôi ngạc nhiên nhìn lại hộp tiền thì quả thật chỉ có 1 tờ 200 đồng.
Khi tôi trách mẹ sơ ý, bà nói: “Mẹ biết mỗi lần thằng bé chỉ bỏ vào đó 1 tở 200 đồng. Chỉ có điều ta nên giữ đạo nghĩa, thằng bé mất cả cha lẫn mẹ”.
Tôi không đồng ý trách mẹ quá hồ đồ. Nhưng chưa kịp nói xong mẹ đã la mắng. Vì vậy tôi đã nghĩ ra cách xử lý chuyện này tốt đẹp.
Ngày hôm sau, cậu bé ăn xin lại tới. Khi cậu ta chuẩn bị ném tiền vào hộp, bất thình lình tôi xuất hiện nắm lấy tay cậu bé. Mọi người đều quay lại nhìn làm cậu thấy bổi rối rồi chực khóc. Lúc đó tôi cười: “Mua như vậy thì không đủ đâu, em cứ lấy phần cơm, còn thiếu sau này hãy trả. Đi đi, anh biết rõ em sẽ trả. Nhớ nhé!.
Video đang HOT
Kể từ đó, cậu vẫn thường đến ăn và trả 200 đồng. Và cậu khộng còn chạy như trước nữa.
Đang suy nghĩ miên man thì anh Trương đưa cho tôi một phong thư nữa. Nhận phong thư tôi vội vàng mở ra đọc.
“Tôi cuối cùng cũng tìm được địa chỉ của anh. Suốt bao năm tìm kiếm, tôi mới có thể đem trả lại, mới có thể hoàn lại ân tình 20 năm trước. Lúc đó tôi đã lang thang khắp nơi, thường xuyên chịu đói rét. Một lần tôi tới cổng trường học giả vờ mua một hộp cơm. Tôi ném thử tờ 200 đồng vào hộp rồi nói xin mua cơm. Lúc đó tôi nghĩ dù có bị phát hiện đi nữa dì bán cơm cũng rất hiền lành sẽ không trừng phạt tôi. Nhưng dì cũng không phát hiện ra, tủm tỉm cười rồi đưa tôi hộp cơm.
Sau đó tôi bắt đầu dựa vào thủ đoạn và mánh khóe để có được bữa ăn. Tôi cảm thấy người tốt trong xã hội dễ bị lừa. Tôi thường xuyên nói dối, và trộm đồ trong hành lang. Lần đó khi bị anh tóm lấy, tôi đã nghĩ mình vậy là xong rồi, bị đánh rồi. Nhưng không, anh đã thả tôi đi, những lời nói của anh đã bảo vệ danh dự của tôi, khơi dậy trong tôi muốn làm người tốt thực sự. Một ngày nọ, khi nhìn thấy tôi co ro vì giá rét, một phụ nữ trở về nhà mang cho tôi mấy chiếc áo. Sau đó tôi phát hiện trong túi áo có rất nhiều tiền.
Lúc đó tôi rất đói, rất muốn giữ lại số tiền này, nhưng ánh mắt của anh hiện lên làm tôi thay đổi suy nghĩ. Tôi đã mất cả ngày trời để tìm được nhà người phụ nữ nọ. Họ đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi, gia đình họ đã mất đi đứa con gái bé nhỏ và tôi đã may mắn trở thành con nuôi của họ. Cuộc sống của tôi từ đó tốt hơn, tôi đã được đi học và giờ đây tôi trở thành giáo viên”.
Đúng là cậu ta! Quả là một niềm vui ấm áp. Tôi thầm cảm ơn may mắn vì đã không vô tình hủy hoại một con người. Giờ đây đứng trên bục giảng, chắc chắn cậu bé ăn xin năm xưa sẽ nói với học sinh của mình rằng: “Chỉ có thành thật mới mang lại hạnh phúc!”
Vân Anh
Theo petrotimes.vn
Nhạc Giáng Sinh từ âm thanh của tôm cá
Những nhà khoa học ở Anh đã lần đầu tiên thu âm được tiếng giao tiếp của loài cá và biến tấu chúng thành nhạc tại phòng thu Abbey Road Studios.
Các âm thanh giao tiếp thú vị và hiếm có của loài cá đã lần đầu được phát hiện tại nước Anh. Giáo sư Steve Simpson, một nhà sinh học biển đồng thời có chuyên môn về sinh âm học là người ghi lại những âm thanh này.
Vị giáo sư đang làm việc tại Đại học Exeter đã sử dụng những thiết bị thu âm dưới nước đặc biệt để bắt sóng âm thanh của những chú cá trong Thủy cung London.
Steve Simpson cùng với các nhân viên thủy cung tiến hành ghi lại âm thanh từ các loài cá hề, cá nóc, cá ngựa khi chúng đang ăn, giao tiếp và liên lạc với nhau trong bể nước.
Với sự giúp đỡ từ các kỹ sư âm thanh tại phòng thu Abbey Road Studios nổi tiếng, giáo sư Simpson đã biến tấu những âm điệu của cá lại thành một bài nhạc Giáng Sinh.
"Âm thanh đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của đại dương và chúng tôi tò mò làm thế nào các loài cá tại Thủy cung Luân Đôn sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau. Ngoài ra chúng tôi còn muốn tìm một loài cá có giọng hát như Mariah Carey đúng dịp Giáng sinh", James Wright, người quản lý trưng bày tại Thủy cung London chia sẻ.
"Nhờ Giáo sư Simpson và Abbey Road Studios, giờ đây chúng tôi có thể lần đầu tiên lắng nghe âm thanh của cá và truyền tải cho khách tham quan biết âm thanh quan trọng như thế nào đối với đại dương".
Giáo sư Simpson đã sử dụng đầu thu hydrophone được thiết kế đặc biệt có thể phát hiện sóng âm dưới nước. Ông và nhân viên thủy cung thu âm được những tiếng kêu và rít của 300 con cá hề như một cách để khẳng định sự thống trị cá nhân của chúng trong đàn.
Những chú cá hề được phát hiện sử dụng âm thanh để biểu hiện tính thống trị của chúng trong đàn.
Simpson còn ghi âm lại được hai chú tôm càng đất tranh cãi về thức ăn trước khi một con đầu hàng và nhường miếng ăn lại cho đối thủ, tạo ra một tiếng ồn như tiếng kèn.
Giáo sư Simpson cho biết có nhiều lý do cá tạo ra những âm thanh, bao gồm bảo vệ lãnh thổ, cảnh báo kẻ thù và tán tỉnh bạn tình.
"Những gì chúng tôi phát hiện ra thực sự hấp dẫn và làm nổi bật cách cá đang sử dụng âm thanh để giao tiếp với nhau trong môi trường thủy cung giống hệt như trong môi trường sống tự nhiên", ông nói thêm.
Giáo sư Steve Simpson (trái), kỹ sư âm thanh Andrew Walker (giữa) và quản lý tại Thủy cung London James Wright (phải) hợp tác sản xuất bản nhạc Giáng sinh từ tiếng cá.
Để sản xuất bản nhạc Giáng sinh từ tiếng giao tiếp của cá, Andrew Walker, kỹ sư âm thanh của Abbey Road, đã sử dụng một hệ thống máy tính chuyên biệt. Hệ thống tên CEDAR và có công năng loại bỏ những tạp âm nền từ máy bơm và máy lọc nước trong bể cá. Qua đó, giọng hát của những chú cá sẽ trở nên trong trẻo và giàu nội lực hơn.
'Tôi chưa từng tưởng tượng sau 30 năm làm nhạc tại Abbey Road Studios nổi tiếng thế giới, tôi sẽ sản xuất một bản nhạc Jingle Bells từ anh thanh của những chú cá dưới bể nước", Andrew Walker chia sẻ cảm xúc.
Theo Zing
Hát Kiếp Lữ Hành, ca sĩ Lam Trường đưa game thủ trở về thế giới kiếm hiệp tại Kiếm Ca VNG Được bật mí rằng, anh hai Lam Trường đã chọn môn phái Võ Đang khi Kiếm Ca VNG ra mắt đấy nhé! Trong tháng 12 cuối năm nay, không chỉ với thông tin ca sĩ Lam Trường chính thức là đại sứ hình ảnh cho tựa game bom tấn kiếm hiệp Kiếm Ca VNG, các game thủ yêu thích anh hai và kiếm...