Lửa thiêu rụi di sản thế giới 600 tuổi ở Nhật Bản
Đám cháy thiêu rụi tòa lâu đài lịch sử của Nhật Bản trên hòn đảo phía Nam Okinawa vào sáng sớm thứ Năm (31/10).
Tòa nhà nằm trong một khu phức hợp Di sản Thế giới, nhà chức trách địa phương cho biết.
Tòa nhà chính của Lâu đài Shuri trong đám cháy ở Okinawa, miền Nam Nhật Bản, vào thứ Năm. Ảnh: EPA-EFE
Lâu đài Shuri là một phần quan trọng của khu phức hợp có từ thời Vương quốc Ryukyu, được cho là đã được sử dụng từ khoảng những năm 1400.
Ngọn lửa bùng phát vào khoảng 3h00 sáng thứ Năm, vẫn chưa rõ nguyên nhân. “ Nguyên nhân vụ cháy vẫn chưa được xác định nhưng báo động của công ty an ninh reo vào khoảng 2h30 sáng nay”, ông Ryo Kochi, phát ngôn viên cảnh sát tỉnh Okinawa cho biết.
“ Đám cháy bắt đầu từ ngôi đền chính và dường như đang lan nhanh đến tất cả các cấu trúc của khu phức hợp. Lính cứu hỏa vẫn đang chiến đấu với ngọn lửa“, ông nói thêm.
Cảnh quay trên truyền hình cho thấy ngọn lửa khổng lồ nhấn chìm lâu đài. Truyền thông địa phương cho biết chưa có báo cáo ban đầu về thương vong.
Video: Lửa thiêu rụi di sản thế giới 600 tuổi tại Nhật Bản
Ông Kochi cho biết một sự kiện du lịch được tổ chức tại lâu đài từ ngày 27/10 và một số công việc liên quan đến sự kiện này tiếp diễn đến 1 giờ sáng, nhưng không rõ liệu điều đó có liên quan đến vụ cháy hay không.
Khoảng 10 xe cứu hỏa được điều đến hiện trường, hãng tin Kyodo cho biết, các báo cáo chưa được xác nhận cho rằng các tòa nhà khác trong khu phức hợp cũng có thể đã bốc cháy.
Lâu đài bị phá hủy phần lớn trong Thế chiến II, nhưng nó được phục dựng và mở cửa trở lại như một công viên quốc gia vào năm 1992. Nhờ được phục dựng gần giống bản gốc, lâu đài cùng với khu phức hợp và các địa điểm quanh khu Ryukyu được công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2000.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Mỹ sắp triển khai hệ thống tên lửa tầm trung tại Nhật Bản?
Mỹ đang đàm phán với Nhật Bản về kế hoạch bố trí các tên lửa tầm trung tại khu vực châu Á, các địa điểm ưu tiên của Washington là Okinawa, Guam và Hàn Quốc.
Washington và Tokyo bắt đầu thảo luận về việc triển khai các tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, báo Asahi Shimbun ngày 22/10 đưa tin.
Theo thông tin từ Asahi Shimbun, một quan chức cấp cao của Mỹ đã đến Tokyo vào hôm 18/10, để đàm phán một loạt vấn đề với đại diện Hội đồng an ninh, Bộ Ngoại giao và quân đội Nhật Bản. Một trong những nội dung của chương trình nghị sự là vấn đề triển khai hệ thống tên lửa tầm trung mới của Washington tại khu vực.
Mỹ lên kế hoạch triển khai các tên lửa tầm trung "trong vài tháng tới" ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Báo Asahi Shimbun cho rằng, Mỹ đang có ý định bố trí các tên lửa tầm trung trên lãnh thổ Nhật Bản. Lí do là vì trên lãnh thổ Nhật Bản hiện nay có lực lượng đồn trú của Washington, với hơn 40 nghìn quân ở 130 căn cứ quân sự. Nhật Bản là sự lựa chọn tốt nhất mà Mỹ hướng tới.
Chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov nhận định rằng, Mỹ có thể có thể triển khai tên lửa tầm trung ở 3 địa điểm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đầu tiên đó là khu vực Okinawa tại Nhật Bản. Đó là căn cứ hải quân và là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở khu vực. Tại Okinawa, Washington đã có các hệ thống phòng không hiện đại Patriot và THAAD, và lên kế hoạch bố trí thêm các tên lửa tầm trung mới nữa.
Địa điểm tiếp theo là đảo Guam ở phía Tây Thái Bình Dương. Đây là một trong những căn cứ chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Và địa điểm cuối cùng là Hàn Quốc. Tuy nhiên, Hàn Quốc rất có thể không đủ bảo đảm an toàn để bố trí các khu phức hợp vũ khí chiến lược này. Bởi vì nó nằm trong khu vực của dễ bị tấn công nhất.
Chuyên gia Leonkov cho rằng, với tầm hoạt động từ 500 - 5500 km, các tên lửa tầm trung của Mỹ, bố trí cở Okinawa hay Guam, sẽ đe dọa các vùng lãnh thổ của Nga và Trung Quốc. Nếu số lượng tên lửa lên tới hàng trăm, sức mạnh tấn công hủy diệt tạo ra là rất đáng lo ngại.
Đầu tháng 8/2019, Hiệp ước cắt giảm tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) đã bị Washington đơn phương chấm dứt. Ngày 19/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố rút khỏi hiệp ước INF này.
Tháng 8/2019, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Andrea Thompson cho biết thêm, Washington đang thảo luận về khả năng bổ trí tên lửa tầm trung ở châu Á-Thái Bình Dương với các đồng minh trong khu vực.
Mới đây, người đứng đầu Lầu Năm Góc Mark Esper nhấn mạnh, các tên lửa mặt đất của Mỹ, trước đây không thể triển khai trên lãnh thổ của các đồng minh ở khu vực châu Á do các điều khoản cấm của INF.
Tuy nhiên, hiện nay INF đã hết hiệu lực, Washington có kế hoạch triển khai các tên lửa tầm trung "trong vài tháng tới" ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ chưa xác định rõ tên lửa sẽ được bố trí tại đâu và nhằm chống lại quốc gia nào.
Tháng 9/2019, Matxcova đã chỉ trích tuyên bố triển khai tên lửa tầm trung của Washington tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đó là hành động gây căng thẳng và gây nên mối đe dọa an ninh mới cho khu vực.
Hôm 21/10, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa cũng phản đối mạnh mẽ nỗ lực triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á của Mỹ. Bắc Kinh cho rằng, hành động này có thể gây tác động tiêu cực đến an ninh và làm mất ổn định tại khu vực.
(Nguồn: RG, Regnum.ru)
PHONG VŨ
Theo VTC
Tiết lộ chấn động về vũ khí siêu vượt âm DF-17 của Trung Quốc Tên lửa đạn đạo mang phần chiến đấu dạng tàu lượn siêu vượt âm với mã ký hiệu DF-17 đã được Trung Quốc giới thiệu trong lễ duyệt binh hôm 1/10 và thu hút sự quan tâm rất lớn từ truyền thông quốc tế. Theo các thông tin ban đầu từ truyền thông Trung Quốc, quá trình phát triển DF-17 diễn ra từ...