Lúa kim cương 111 giỏi chống chịu thời tiết bất lợi
Theo báo cáo tại hội nghị đầu bờ “Đánh giá kết quả mô hình giống lúa năng suất, chất lượng kim cương 111″ tổ chức ở Hợp tác xã (HTX) Tam Thanh ( xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), giống lúa này cho thấy những ưu điểm vượt trội về chống chịu thời tiết bất lợi so với các giống lúa truyền thống.
Sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt
Kim cương 111 là giống lúa mới của Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC). Giống lúa này đang được trồng thử nghiệm tại rất nhiều địa phương, bước đầu cho thấy những đặc tính vượt trội so với các giống lúa thuần chủng khác.
Giống lúa kim cương 111 được nông dân Nam Định đánh giá cao. Ảnh: T.T
Ông Vũ Công Khoái- Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Nam Định, cho biết: Giống lúa kim cương 111 được đưa vào khảo nghiệm trên địa bàn tỉnh từ vụ mùa 2013. Giống lúa này cho năng suất cao, chất lượng gạo khá, chống sâu bệnh tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu vào giảm. Trong vụ xuân 2017, tỉnh Nam Định nói chung và Vụ Bản nói riêng sẽ tiếp tục nhận rộng các mô hình cánh đồng giống kim cương 111 để nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Cây lúa kim cương 111 có chiều cao trung bình khoảng 108cm, dạng hình gọn lá, cứng màu xanh đậm, góc lá đòng hẹp, chịu thâm canh tốt, đẻ nhánh nhanh, cây cứng chống đổ tốt, trổ thoát cổ bông, bông to, hạt tròn dài, tỷ lệ bông hữu hiệu cao. So với các giống lúa khác, kim cương 111 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn 10 ngày.
Quá trình trồng thử nghiệm Kim cương 111 tại HTX Tam Thanh gặp phải điều kiện thời tiết khó khăn. Đầu vụ, cơn bão số 1 đổ bộ vào Nam Định, gây mưa to và dông gió mạnh, nhiều diện tích lúa mùa vừa cấy bị ngập úng, mất trắng. Sau đó, cơn bão số 3 gây tổn thương nặng cây lúa, làm bệnh bạc lá phát sinh và gây hại nặng trên diện rộng. Đến khi lúa trổ, mưa không ngớt, độ ẩm cao làm sâu bệnh bùng phát mạnh, đặc biệt là sâu cuốn lá.
Video đang HOT
Tuy sinh trưởng trong điều kiện thời tiết khó khăn, kim cương 111 vẫn phát triển tốt. Sau bão số 1, diện tích lúa tái sinh rất lớn, lá đòng đứng, khả năng đẻ nhánh mạnh, độ thuần đồng ruộng cao, không nhiễm bạc lá.
Đặc biệt, giống lúa kim cương 111 được tích hợp gen Pita – loại gen kháng bệnh đạo ôn và gen Xa21 – gen kháng bệnh bạc lá, nhiễm nhẹ rầy nâu nên chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh. Khi trồng giống lúa này, người nông dân chỉ cần phun thuốc trừ sâu 3 lần, ít hơn 1 – 2 lần với các giống lúa thuần khác.
Theo ông Đinh Xuân Đức- Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Tam Thanh, đây là vụ thứ 2 HTX triển khai sản xuất giống kim cương 111. HTX đã vận động bà con đưa vào sản xuất 1 vùng, 1 trà giống lúa kim cương 111. “Giống lúa này kháng bệnh rất tốt, đặc biệt là các bệnh bạc lá và rầy, dù các giống đại trà nhiễm rất nặng nhưng kim cương 111 tuyệt nhiên không bị. Cây cứng, chống đổ tốt”- ông Đức cho biết thêm.
Gạo dẻo thơm cho năng suất cao
Qua quá trình trồng thử nghiệm, năng suất suất bình quân của giống lúa kim cương 111 đạt 64 tạ/ha, cao hơn giống lúa bắc thơm số 7 (giống đối chiếu) là 12,5 tạ/ha. Dù điều kiện thời tiết không thuận lợi, các giống khác có tỷ lệ lép rất cao nhưng riêng giống kim cương 111 lại rất mẩy. Các đại biểu tham dự hội nghị đều rất bất ngờ với tỷ lệ hạt chắc của giống lúa này, nhất là trong khi điều kiện thời tiết khó khăn.
Ông Lê Trung Quang – một nông dân tham gia trồng thử nghiệm Kim cương 111 tại HTX Tam Thanh, nhận định: Giống Kim cương 111 khi gieo sạ xong gặp bão, mưa lớn, cánh đồng ngập như sông nhưng cây lúa phục hồi rất mạnh, đến nay cho thu hoạch như những hộ khác. Đặc biệt, gia đình chỉ phun phòng sâu cuốn lá 1 lần, vừa tiết kiệm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật, vừa tiết kiệm được thời gian và công sức.
Theo nhiều người dân HTX Tam Thanh, gạo Kim cương 111 dài, bóng, mẩy, cơm mềm, dẻo, vị thơm đậm. Ông Quang bày tỏ hài lòng với chất lượng hạt gạo: “Hạt gạo kim cương 111 ngon hơn so với các loại gạo truyền thống. Cơm thơm, ngon, dẻo, ăn rất vừa miệng. Tôi tin chắc rằng gạo kim cương 111 nếu đưa ra thị trường sẽ rất được người tiêu dùng ưa chuộng”.
Qua kết quả khảo nghiệm, Trạm khuyến nông Vụ Bản nhận định, giống lúa kim cương 111 là giống lúa có khả năng chống chịu thời tiết bất lợi và sâu bệnh rất tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh. “Đây là giống lúa thuần mới và chất lượng đã hội tụ đủ các tiêu chí đặt ra từ năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu đến chất lượng cơm gạo. Đây sẽ là lợi thế lớn của giống lúa mới này so với nhiều giống đang phổ biến khác” – đại diện Trạm khuyến nông Vụ Bản cho biết.
Theo Danviet
TBR 225 - giống lúa nâng cao thương hiệu gạo Việt
Nhiều ý kiến đánh giá như vậy tại hội nghị tham quan mô hình trình diễn giống lúa mới TBR 225 vụ mùa năm 2016, vừa được Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (Thaibinhseed) phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam tổ chức tại huyện Duy Tiên, Hà Nam.
Các ý kiến tại hội nghị đã nhận định đây là giống lúa thuần, ngắn ngày, quy trình sản xuất đơn giản nhưng cho năng suất và chất lượng cao, đóng góp một phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Nông dân háo hức chờ mùa vàng
Theo Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam, vụ mùa vừa qua Thaibinhseed đã tặng cho tỉnh 1 tấn giống lúa TBR 225. Số giống này đã được phân bổ cho 6 mô hình trình diễn với tổng diện tích 25ha tại các huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, chuẩn bị bắt đầu vào thu hoạch, có thể khẳng định các mô hình trình diễn đều rất thành công và nông dân Hà Nam đang háo hức chờ đón một vụ mùa bội thu.
Lãnh đạo Sở NNPTNT Hà Nam thăm mô hình trình diễn giống lúa TBR 225. Ảnh: T.T
Ông Trần Mạnh Báo cũng chia sẻ, vụ xuân vừa qua Tây Nguyên bị hạn nặng, đất đỏ bazan nghèo dinh dưỡng, các loại cây trồng đều phát triển kém, năng suất thấp nhưng lúa TBR 225 vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất 2,2 tạ/sào. Còn tại Hà Nam, mặc dù vụ mùa năm nay có mưa nhiều và bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 1 nhưng lúa TBR 225 vẫn cho năng suất cao hơn các giống khác.
Trên cánh đồng thuộc HTX Nông nghiệp thị trấn Hòa Mạc, hàng trăm nông dân đến tham quan mô hình ai cũng tấm tắc khen giống lúa TBR 225 trĩu bông chín vàng. Ông Bùi Mặt Trận (ở xóm Bắc Hòa, thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên) vui mừng cho biết: "Vụ mùa vừa rồi tôi nhận giống lúa TBR 225 từ phòng nông nghiệp để gieo trồng thử trên diện tích 2,5 sào, theo mật độ 30 - 35 khóm/m2. Trong thời gian gieo mạ cho đến khi cây sinh trưởng và thu hoạch, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty, cán bộ khuyến nông huyện đến tận ruộng để hướng dẫn các khâu làm đất, gieo mạ, cấy và chăm sóc lúa".
Cũng theo ông Trận, tỷ lệ nảy mầm rất cao, cây mạ khỏe mạnh, đồng đều, đề kháng với sâu bệnh tốt, vì vậy đến giờ giống lúa TBR 225 vẫn không bị mắc bệnh vàng lá, khô vằn như các giống lúa khác, tỷ lệ hạt chắc trên bông cao. "Chúng tôi rất hài lòng về giống lúa này khi đưa vào sản xuất" - ông Trận nói.
Theo tính toán của Sở NNPTNT Hà Nam, lúa TBR 225 có năng suất cao, ước đạt 250kg/sào, cao hơn 40,4kg/sào so sánh với giống lúa đối chứng khang dân (tăng hơn 19,2%). Mặc dù chi phí đầu tư phân bón, công chăm sóc như nhau, nhưng với giá bán hiện tại 1kg thóc TBR 225 cao hơn khang dân là 1.500 đồng như vậy lợi nhuận mà nông dân thu về tăng 624.000 đồng/sào.
TBR 225 là sản phẩm lai giữa giống lúa có năng suất cao và chất lượng gạo ngon, vì vậy cơm có mùi thơm nhẹ, tỷ lệ xay xát gạo đạt trên 70%. Đặc biệt gạo TBR 225 đã đủ điều kiện để xuất khẩu, góp phần nâng cao vị thế gạo Việt. Ông Trận vui vẻ chia sẻ: "Với năng suất và chất lượng cao hơn các giống lúa khác nhiều như thế này thì vụ sau tôi sẽ đăng ký mua giống TBR 225 để cấy hết diện tích 6 sào của gia đình".
Nhiều ưu điểm vượt trội
Ông Ngô Văn Liên - Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Tiên cho biết: "Trên địa bàn huyện, mô hình trình diễn tại thị trấn Hòa Mạc với diện tích 4ha. Qua đánh giá, giống lúa TBR 225 có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 105 ngày, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, dạng hình đẹp, đẻ nhánh nhiều, tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh tốt, dễ thâm canh, có khả năng nhân rộng cao. Dự kiến, giống lúa mới có thể giảm 30% chi phí thuốc bảo vệ thực vật, giảm 3 lần công lao động, năng suất trung bình đạt gần 70tạ/ha".
Bà Nguyễn Thị Vang - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam cho hay: "Đến nay, giống lúa TBR 225 đã trải qua 3 vụ khảo nghiệm trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Sau khi triển khai sản xuất, TBR 225 đã thể hiện được nhiều ưu điểm vượt trội như thích ứng rộng, phù hợp với nhiều chất đất, có đặc điểm cứng cây nên không bị thiệt hại nhiều bởi mưa bão. Nông dân các địa phương đều khẳng định giống TBR 225 là giống có năng suất cao, chất lượng gạo ngon, cơm dẻo mềm, có mùi thơm, điều này đã được các đại biểu khẳng định ngay tại hội thảo sau khi được kiểm chứng về chất lượng cơm. Đây là lúa ngắn ngày đảm bảo được thời vụ để phát triển cây vụ đông".
Ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Thaibinhseed nhận định: "Hiện nay, chưa có giống lúa nào chịu được sự khắt khe của thời tiết như TBR 225. Bởi vậy dù là trên vùng cao hay đồng bằng sông Cửu Long, thì giống lúa này vẫn được nhiều bà con đón nhận".
Theo Danviet
Hải cẩu ở Quảng Nam được bàn giao cho Viện Hải dương học Sáng 17/8, UBND xã Tam Thanh (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đã bàn giao con hải cẩu bị người dân bắt cho Viện Hải dương học Nha Trang. Tại thời điểm tiếp nhận, hải cẩu vẫn khỏe mạnh và dự kiến chiều cùng ngày sẽ về đến nơi ở mới là Viện Hải dương học Nha Trang. Cá thể hải cẩu bị người...