Lừa khách ngoạn mục bằng chiêu ‘khuyến mại sắp hết’
“Khuyến mại 2 ngày cuối”, “đại hạ giá 5 ngày để trả mặt bằng”… là những kiểu khuyến mại đang xuất hiện ngày càng nhiều. Thời hạn đưa ra khiến nhiều khách hàng vội vàng đi mua, nhưng sau đó mới vỡ lẽ rằng người bán có thể kiếm lợi rất nhiều “2 ngày cuối cùng” khác nhau.
Thay vì những quảng cáo chung chung giảm giá 30% -50% hay khủng hơn là 70%, gần đây trên thị trường đã xuất hiện những băng rôn quảng cáo khuyến mại, chuyển nhượng cửa hàng không chỉ có mức giá mà còn kèm cả mốc thời gian cụ thể.
Cửa hàng quần áo của chị Mai Anh (Phố Thụy Khuê – Hà Nội) đã bớt đìu hiu sau khi thay quảng cáo “Sale off 50″ thành “Khuyến mại 50% trong vòng 1 tuần”. Được biết, lượng bán ra tăng rõ rệt, có thời điểm gấp đôi so với trước đó.
Chị Mai Anh cho hay: “Cách đây 2 tháng, mùa hè đã cận kề, các cửa hàng bên cạnh ào ào nhập hàng mới, trong khi cửa hàng tôi vẫn tồn hàng đông. Dù khuyến mại khủng lắm rồi nhưng không ai để ý. Đến khi thêm 1 tuần vào băng rôn thì khách mới vào xem đông nghịt. Làm như thế khiến mọi người sẽ có cảm giác sợbỏ qua cơ hội, vì 1 tuần sẽ hết đợt khuyến mại.Dạo quanh các phố buôn bán sầm uất ở Hà Nội, những kiểu khuyến mại như “Tuần giảm giá sốc”, “xả hàng 1 tuần cuối đông”, “3 ngày bán giá hạ 50%”, hay “1 ngày khuyến mại mua 1 tặng 1″… đang tỏ ra hút khách hơn cả.
Theo lời một số người bán hàng, sở dĩ cách này phát huy tác dụng do đánh trúng tâm lý của khách hàng. “Nếu chỉ để khuyến mại bao nhiêu phần trăm thì có người cứ chờ đợi để xem có giảm thêm nữa không, còn có người lại nghĩ không cần vội khuyến mại phải vài ba tuần chứ không thể vài hôm được”, một nhân viên bán quần áo tiết lộ.
Video đang HOT
Những kiểu quảng cáo như thế này ngày càng nhiều (Ảnh: Anh Minh – Ảnh minh họa)
Khuyến mại khủng không còn sức hấp dẫn như những năm trước, sở dĩ một sốcửa hàng nhập nhẹm chất lượng hàng khuyến mại, nên người tiêu dùng tỏ ra cẩn trọng hơn. Tuy nhiên, khi kiểu khuyến mại kèm “deadline” này được đưa ra, nhiều tín đồ mua sắm hào hứng rút hầu bao.
Chị Lan Nga (Định Công – Hà Nội) thừa nhận: “Có thời hạn diễn ra khuyến mại, tôi bị cuốn hút hơn. Chứ chỉkhuyến mại không, nhiều lúc chậc lưỡi cho qua hoặc chần chừ không có gì phải vội”.Tại phố Đội Cấn, cách đây không lâu còn có trưng cả biển quảng cáo “Sang nhượng mặt bằng thời hạn chỉ còn 3 ngày” với kích thước khá lớn.
Theo tìm hiểu của PV, vì buôn bán khó khăn trong khi giá thuê mặt bằng khá đắt, nên chủ cửa hàng đã tìm cách này đểhút người có nhu cầu kinh doanh tìm đến.
Cẩn thận
Tuy nhiên, ngoài các cửa hàng khuyến mại thực sự thì có không ít cửa hàng đã dùng “chiêu” này nhằm hút khách, nhưng thực chất thời gian không phải như tuyên bố đưa ra.
Anh Hữu Phú (Hà Đông – Hà Nội) kể: “Cách đây không lâu, trên đường đi làm về, tôi có ghé mua một số cây cảnh vỉa hè do nhìn thấy tấm biển khuyến mại 2 ngày cuối cùng. Tôi quyết định mua ngay, vì lo không kịp mua trước khi kết thúc 2 ngày khuyến mại. Nhưng, mấy ngày sau đó vẫn chưa thấy tấm biển đó được gỡ xuống. Thậm chí, sau đó vài tuần vẫn thấy vài ba biển quảng cáo khác khuyến mại 1 tuần, khuyến mại nốt 5 ngày…tiếp tục được đưa ra”.
Những tưởng người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi, nhưng điều mà khách hàng lo lắng là con số phần trăm giảm giá là có đúng đã giảm hay không. Không chỉ có anh Phú, mà một số khách hàng khác cũng tỏ ra chán nản với những tấm biển khuyến mại có thời hạn. Đặc biệt, nhiều cửa hàng quần áo đã dùng chiêu “tuần khuyến mại sốc”, “ngày sale off”, nhưng nhiều ngày sau khi kết thúc thời hạn ghi trên băng rôn mà các chương trình vẫn chưa kết thúc.
Mốc bắt đầu không rõ, thời gian kết thúc không hay, ngày cuối là ngày nào cũng chẳng ai kiểm soát. Trong khi, người tiêu dùng cứ ào ào đi mua thì người bán hưởng lợi rất nhiều “2 ngày khuyến mại cuối cùng” khác nhau.
Theo VTC News
Chiêu lừa của đứa cháu nội
Năm 1992, cả nhà ông Nguyễn Hữu Đạt (ngụ đường Ông Ích Khiêm, P10Q11) xuất cảnh sang Mỹ, riêng con trai trưởng Nguyễn Ngọc Phương (lúc đó còn độc thân) không chịu đi. Cùng ở lại với Phương theo diện lưu cư còn có cháu nội của ông Đạt là Nguyễn Hữu Quỳnh, sinh viên một trường đại học. Biết con tính tình không được bình thường, ông Đạt giao cho đứa cháu nội lo thủ tục hóa giá căn nhà của mình, ủy quyền cho Nguyễn Ngọc Phương đứng tên sở hữu.
Ông bà Đạt đứng trước ngôi nhà của mình có nguy cơ bị mất
Năm 2004, lợi dụng bác ruột Nguyễn Ngọc Phương không hiểu gì về thủ tục giấy tờ, Quỳnh đã lừa bác ruột ra công chứng ký giấy tờ sang tên một phần căn nhà của ông nội cho anh ta đứng tên. Sự việc vỡ lở, Quỳnh đem sổ đỏ đi scan màu, rồi đưa bản phôtô cho ông nội giữ để làm tin. Còn bản chính anh ta đem thế chấp ngân hàng vay 2,8 tỷ. Cầm tờ sổ đỏ phôtô trong tay, ông Đạt đưa sang Mỹ cất kỹ trong két sắt, mà không biết bản chính đang nằm trong tay thằng cháu nội bất hiếu. Ngay cả khi nghe tin Quỳnh đã bán nhà cho người khác và chủ nhân mới của ngôi nhà này đòi ngăn nhà để dọn đến ở, vợ chồng ông Đạt vẫn không tin, vì nghĩ "sổ đỏ mình đang giữ làm sao mà nó bán được"?!
Tuy vậy, nghĩ đến viễn cảnh ngôi nhà thờ tộc của đại gia đình có thể đã bị thằng cháu nội phù phép, vợ chồng ông Đạt quyết định bay về Việt Nam xem hư thực thế nào. Chỉ khi được các cơ quan pháp luật ở Việt Nam cho biết sổ đỏ ông đang giữ là sổ phôtô, ông Đạt mới tin việc thằng cháu nội lừa bán nhà là sự thật. Quá bức xúc, ông Đạt đã ủy quyền cho con rể là Bùi Văn Hải làm đơn tố cáo Nguyễn Hữu Quỳnh đến Công an quận 11. Trong đơn, gia đình ông Đạt còn đề nghị các cơ quan tố tụng cho giám định sức khỏe của Nguyễn Ngọc Phương, xem anh này có bị bệnh tâm thần hay không, để làm cơ sở cho việc xác định hành vi lừa đảo của đứa cháu nội. Trong lúc vụ việc đang được các cơ quan công an và tòa án Q11 tiến hành điều tra xử lý, thì người mua nhà do Quỳnh bán đã nhiều lần đưa người mang cuốc xẻng, xà beng và đồ nghề đến gây áp lực, buộc ông Đạt phải cho họ ngăn nhà.
Tiếp xúc với chúng tôi, vợ chồng ông Đạt cho biết con trai trưởng của ông là Nguyễn Hữu Phương vốn ít học: "Trước đây nó bị thương ở đầu nên tính tình hơi chập mát. Chính vì thế tôi mới tin tưởng giao cho thằng Quỳnh lo giấy tờ, ai dè nó lợi dụng ông bác ngu ngơ để lừa đảo bán nhà của tôi". Thực tế khi gặp Phương, chúng tôi nhận thấy người này chẳng những tính tình không bình thường mà còn có dấu hiệu lẫn. Thậm chí anh ta còn không nhớ thằng cháu Quỳnh đã đưa mình đến chỗ nào để ký giấy tờ: "Tôi chỉ biết lên xe đi với nó, đến nơi nó bảo tôi ký vào chỗ nào thì tôi ký vào chỗ đó".
Lợi dụng lòng tin của ông nội, sự không bình thường của bác ruột, Nguyễn Hữu Quỳnh đã bán đứng ngôi nhà thờ tự của ông nội cho người khác để lấy tiền tiêu xài. Hành động này thật đáng lên án và chê trách.
Theo CATP
Sự thật lời rao bán trinh tiết giá bèo trên mạng Chuyện những cô gái chỉ vì đồng tiền đem bán rẻ cả trinh tiết của mình từ xưa đến nay vốn đã không còn là chuyện lạ. Thậm chí, họ còn công khai chào hàng "đời con gái" trên mạng, để những "nick name" vô hồn tự do mặc cả. Về tình, việc rao bán "cái ngàn vàng" là việc bất chấp danh...