Lúa, hoa màu, tan nát vì “tôm bay”
Từ cuối năm 2015 đến nay, tại xã Mường Lạn (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La), sự xuất hiện của hàng triệu con “tôm bay” ( châu chấu) lúc đầu làm người dân bất ngờ, lý thú bởi một nguồn thức ăn lớn từ trên trời rơi xuống cho con người và động vật, nhưng nay chúng đã trở thành ác mộng cho người dân và chính quyền.
Ông Lò Văn Tuấn – Chủ tịch UBND xã Mường Lạn thốt lên: “Sợ châu chấu hơn cả thú dữ rồi”.
“Lâu nay, hàng chục cán bộ của chi cục chúng tôi phối hợp cùng lực lượng khuyến nông, kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp huyện và cán bộ, người dân trong xã để tiêu diệt châu chấu. Chúng tôi ăn ở tại đây đã nhiều ngày nhưng đàn châu chấu di cư không cần hộ chiếu nên rất khó kiểm soát” – ông Phạm Văn Hùng- Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La, bảo vậy.
Từ “hứng thú” đến “hoảng sợ”
Những vườn ngô ở bản Pá Cạnh, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La bị châu chấu tàn phá. Ảnh: K.T
Nếu được phép, chúng tôi sẽ phối hợp với bên phía bạn Lào để cùng diệt châu chấu. Loại côn trùng này cần phải diệt tận gốc, nếu không thì chúng sẽ đe dọa những địa bàn tiếp theo”. Ông Dương Gia Định
Châu chấu – loài vật phá hại mùa màng, là “ác nhân” của nông nghiệp, trong nhiều năm qua từng được dân nhậu vùng cao đưa lên hàng đặc sản với tên gọi “tôm bay”. Không chỉ có mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng với món “tôm bay chiên giòn với xả, ớt, lá chanh”, trong bữa ăn hàng ngày từ tháng 4 đến tháng 8 của nông dân vùng cao, người ta cũng thường thấy món châu chấu rang.
Việc đưa châu chấu vào danh sách thực phẩm không chỉ góp phần đảm bảo mùa màng mà con đẩy giá châu chấu lên tới cả trăm ngàn đồng 1kg. Châu chấu trở thành nguồn hiếm.
Thế nhưng từ cuối năm 2015 đến nay, tại xã Mường Lạn, “tôm bay” đang trở thành nỗi lo lắng của chính quyền và người dân. Chỉ sau một vài ngày con người và gia cầm ở đây hào hứng biến đàn châu chấu thành thực phẩm thì họ mới giật mình: Lũ châu chấu phá hại mùa màng và cây cối ghê gớm. Chỗ nào chúng đi qua là cây cỏ trơ trụi.
Ông Giàng Pả Tủa – Phó Chủ tịch UBND xã lắc đầu: Chúng tôi đã bắt cả bao tải, tìm nhiều cách diệt nhưng không hiệu quả. Nhà nước cũng đưa cán bộ, thuốc diệt côn trùng, máy phun thuốc vào đây hướng dẫn, huy động bà con tham gia diệt châu chấu cả tháng trời nhưng đến nay nó chỉ giảm ở chỗ này nhưng lại tăng ở chỗ khác. Các vườn ngô, ý dĩ, thảo quả, lúa nước, lúa nương, cây rừng đều thành thức ăn của châu chấu.
Mức độ thiệt hại ngày càng tăng
Theo số liệu báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La, đến chiều ngày 7.7, diện tích đất nông – lâm nghiệp tại xã Mường Lạn bị châu chấu tàn phá đã lên tới 879ha, trong đó tập trung tại 9 bản biên giới Việt – Lào với 652ha rừng và 227ha đất nông nghiệp. Mật độ châu chấu/m2 thay đổi theo từng thời điểm bởi đặc tính di cư, nhưng lúc cao nhất lên tới 300 con, cá biệt tới 2.000 con/m2.
Video đang HOT
Một số diện tích nương lúa ở bản Nà Vạc bị châu chấu ăn cụt hết ngọn. Ảnh: K.T
Dù chi cục đã phối hợp với lực lượng chức năng và bà con trong xã tập trung tiêu diệt châu chấu trong 2 tháng qua nhưng mức độ thiệt hại và diện tích ảnh hưởng không ngừng tăng lên. Theo đánh giá của lực lượng chức năng, châu chấu sẽ còn tiếp tục hoành hành trong 2-3 tháng nữa và sẽ sinh đẻ, tạo trứng, gây nguy hiểm cho điều kiện sản xuất và đời sống của người dân trong những năm tiếp theo nếu như không có biện pháp dập dịch hữu hiệu.
Ông Dương Gia Định – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La cho biết thêm: Diện tích bị hại mới chưa đến 900ha chứ chưa phải 9.000ha như một số báo đã đưa tin bởi chúng tôi liên tục có cán bộ bám sát địa bàn và tính toán. Không phải đến bây giờ mà ngay từ năm 2015, khi châu chấu mới xuất hiện tại 3 bản của xã Mường Lạn, chi cục đã cử cán bộ vào điều tra và hướng dẫn cơ sở diệt đàn châu chấu.
Mặt khác chi cục cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ thực vật để có thêm biện pháp xử lý tình huống. Ngay trong 3 tháng đầu năm nay, khi châu chấu xuất hiện nhiều, chi cục đã cử 20 cán bộ bám sát địa bàn để giúp người dân đảm bảo mùa màng. Về cơ bản, những diện tích cây lương thực của dân vẫn được tập trung để đảm bảo không mất mùa dù năng suất có bị ảnh hưởng. Còn với cây rừng thì mới chỉ tiêu diệt được những đàn châu chấu cũ nhưng chúng liên tục tăng thêm những đàn mới.
Đến nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La và huyện đã tổ chức cùng người dân xã Mường Lạn phun thuốc diệt châu chấu tới 3 đợt, diện tích bao trùm lên tới 991ha, tiêu diệt cả triệu con. Tuy vậy, nguồn châu chấu là từ bên phía nước bạn Lào bay sang nên rất khó dập hẳn. “Bên đó nạn châu chấu đã tàn phá 3 năm nay và các tổ chức quốc tế đã phải tài trợ để đảm bảo đời sống của người dân bị mất mùa. Chúng tôi đang xây dựng phương án mua máy phun thuốc áp lực cao để cấp cho cơ sở, phun diệt những đàn châu chấu dày đặc bám trên cây rừng cao tới chục mét, hoặc ngăn chặn, đón diệt những đàn châu chấu khi chúng đang bay di cư sang đất mình” – ông Định nói.
Theo Danviet
Ca sĩ Anh Khoa giả làm khỉ ở Bố ơi, mình đi đâu thế
Trải qua 8 tập phát sóng, khán giả có lẽ đều nhận thấy Anh Khoa chính là ông bố nhí nhảnh và tăng động nhất của mùa ba.
Tập 8 chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế lên sóng trưa 25/6 trên kênh VTV3. Trong tập này, bốn cặp bố con chia tay làng chài sông Chà Và (Vũng Tàu) để bắt đầu hành trình mới. Trước khi đi, họ cùng thả những con thuyền ước mơ tự tay làm.
Sau khi trải nghiệm cuộc sống ngư dân, các ông bố có mong muốn được ở resort và ăn hải sản.
Tuy nhiên, giấc mơ nghỉ dưỡng chưa thành hiện thực khi bác Leng Keng xuất hiện và công bố nhiệm vụ mới. Các cặp bố con sẽ trải nghiệm cuộc sống ở Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên (cũng thuộc tỉnh Vũng Tàu).
Dưới sự hướng dẫn của sư thầy, bốn cặp bố con hành lễ tại chánh điện.
Sau đó, họ dùng bữa cơm chay đầu tiên tại chùa. Sư thầy dặn dò kỹ càng về "bữa cơm cách ly", rằng mọi người chỉ được dùng đũa để gắp thức ăn vào bát của mình, còn dùng thìa để ăn. Theo giải thích của sư thầy, cách ăn như vậy giúp hạn chế việc lây bệnh truyền nhiễm cũng như tránh lãng phí đồ ăn.
Châu Chấu, con ca sĩ Anh Khoa, thích đồ chay nên ăn rất ngon miệng.
Sau bữa ăn, các cặp bố con tiếp tục hành trình với nhiệm vụ mới thú vị - làm bảo vệ. Sư thầy đưa họ lên một ngọn núi có nhiều khỉ và nhiệm vụ của họ là ngăn khỉ ăn hoa quả trong giỏ.
Nhiệm vụ này quả không dễ thực hiện bởi những chú khỉ rất tinh nghịch, thậm chí còn khiến các bé sợ.
Bell và Híp không thể vượt qua nỗi sợ hãi, nên việc bảo vệ giỏ hoa quả của diễn viên Hải Anh và Thành Được bỗng nhiên trở thành nhiệm vụ trông trẻ.
Bé Híp không giữ được bình tĩnh khi thấy khỉ đến gần. Diễn viên Hải Anh mắng khỉ: "Thôi ông lấy được rồi, ông đi đi".
Trong khi đó, Nhím và Chấu Chấu tỏ ra rất bạo dạn, cùng các bố bảo vệ giỏ hoa quả nhà mình. Ông bố nhí nhảnh Anh Khoa còn dùng "chiêu độc" là giả vờ làm khỉ. Châu Chấu cũng thích thú làm theo.
Sau một hồi tích cực xua đuổi, sử dụng chiêu hét to, cuối cùng Nhím và bố Hồng Đăng để mặc cho khỉ ăn hoa quả. Sư thầy sau đó chia sẻ, trải nghiệm này chỉ nhằm mục đích thử lòng dũng cảm của các con - Nhím, Bell, Híp và Châu Chấu.
Cuối ngày, ba ông bố - Thành Được, Hải Anh, Anh Khoa - bắt tay làm nội trợ, thực hiện những món chay cho bữa tối.
Diễn viên Hồng Đăng lười nấu ăn nên nhận nhiệm vụ trông trẻ, chơi trò trốn tìm cùng các con.
Khi họ đang quây quần bên bữa cơm tối, mật thư lại xuất hiện. Có lẽ đây là "món khai vị" quen thuộc trong hầu hết bữa ăn của các cặp bố con.
Ở tập tiếp theo, bốn bé phải băng qua quãng đường tối, đến chính điện để thực hiện nhiệm vụ.
Theo Zing
Con gái Hồng Đăng khóc nức nở vì lần đầu phải xa bố Đây là lần đầu tiên bé Nhím bật khóc nức nở trong chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế khi biết tin bố phải làm nhiệm vụ kéo lưới ban đêm. Tập 7 chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế lên sóng ngày 18/6. Bốn cặp bố con tiếp tục trải nghiệm cuộc sống tại Làng bè sông Chà Và, thành...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TP Hồ Chí Minh: Trên 20 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau ăn trưa tại trường

2 trẻ em ở Định Quán bị chó dại cắn

Cầu sắt ở Lâm Đồng đổ sập khi xe tải chạy qua

Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong

Lái xe công nông lùi vào cổng nhà, người đàn ông bị kẹt tử vong

Chồng ôm thi thể vợ gào khóc sau vụ va chạm giao thông

Vụ khách dàn hàng chụp ảnh ở Măng Đen: Đường thường xuyên tắc vì check-in

Chuyện về những chú chó nghiệp vụ tham gia cứu nạn động đất ở Myanmar

Hiện tượng lạ trào bùn ở Phú Yên: Trực 24/24, sơ tán dân nếu phát hiện nguy hiểm

Nhiều cán bộ lãnh đạo ở Vĩnh Long bị đề nghị xử lý liên quan sai phạm tại khu thương mại

Chủ xe và tài xế bị CSGT TP.HCM phạt 66 triệu đồng vì để rơi cuộn thép

Phát hiện thi thể đang phân hủy trôi dạt trên biển Phú Yên
Có thể bạn quan tâm

Hai thanh niên đánh đối phương đến bất tỉnh vì mâu thuẫn nhỏ trên đường
Pháp luật
06:41:22 11/04/2025
Nữ thần nhan sắc Hàn Quốc mặc "nội y xuyên thấu" đi sự kiện: Tôi muốn mang tới sự khác biệt
Sao châu á
06:19:29 11/04/2025
Mai Ngọc chiêm nghiệm về hôn nhân sau hơn 3 tháng làm vợ thiếu gia Bắc Giang
Sao việt
06:16:36 11/04/2025
Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người thiệt mạng tăng lên 218
Thế giới
06:05:11 11/04/2025
Cách nấu canh chua cá lóc tại nhà đơn giản
Ẩm thực
06:01:02 11/04/2025
Trung Quốc hạn chế phim Mỹ để 'trả đũa' ông Trump
Hậu trường phim
06:00:18 11/04/2025
Cứu sống bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch
Sức khỏe
05:28:09 11/04/2025
Đưa mẹ vợ đến ở cùng, mới chỉ nửa năm, tôi đã phải bỏ đi thuê phòng trọ: Câu tuyên bố của mẹ vợ khiến con rể điếng người
Góc tâm tình
05:26:47 11/04/2025
Phim 18+ Nhật Bản là kiệt tác gây sốc nhất mọi thời đại: Cảnh quay không che đậy, 50 năm vẫn gây tranh cãi
Phim châu á
23:19:25 10/04/2025
Lời tự sự của ca sĩ Hoàng Bách
Nhạc việt
22:55:09 10/04/2025