Lừa đảo trực tuyến lại biến tấu
Giao tiếp thông qua mạng xã hội ngày càng trở nên đơn giản và tiện ích, nhưng ẩn chứa trong đó là những cạm bẫy lừa đảo mà bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân.
Mua đồ cũ cũng bị lừa
N.T.A, sinh viên của một trường đại học tại TP.Thủ Đức (TP.HCM), là một trong những nạn nhân mới đây dính phải cạm bẫy khi mua đồ cũ trên mạng. Đang học năm cuối, chưa có nguồn thu nhập ổn định, N.T.A phải tính toán kỹ lưỡng những khoản chi tiêu mua sắm. Mới đây, khi thấy một bài đăng bán đồ cũ trên hội nhóm Facebook có tên “Ở ghép TP.HCM 24/7″, A. rất mừng vì có thể mua được 2 sản phẩm gia dụng giá rẻ là gương và bếp điện với tổng giá trị chưa tới 250.000 đồng.
Tái diễn tình trạng dụ dỗ săn tìm “đổ thạch” để lừa đảo. ẢNH: CHONGLUADAO.VN
Khi A. liên hệ hỏi thông tin, người đăng bài còn tỏ ra vui mừng vì người mua và người bán “hữu duyên ở rất gần nhau nên tiện trao đổi”.
Tiếp theo, người này thành thạo sử dụng chiêu trò đánh vào tâm lý khi báo rằng “mọi người hỏi mua nhiều”, và yêu cầu A. cọc trước 40.000 đồng để xóa bài, miễn tiếp khách khác. Thiếu sự đề phòng, A. nhanh chóng chuyển tiền, để rồi sau đó bị kẻ lừa đảo chặn mọi liên lạc. Có thể với nhiều người, 40.000 đồng là số tiền nhỏ nhưng với sinh viên đang trọ học như A. thì có thể bằng 2 bữa ăn trong những ngày cuối tháng.
Không non nớt như cô sinh viên nói trên, nhưng ông N.H.Q, 62 tuổi, đã về hưu cũng bị lừa khi mua hàng thanh lý qua mạng. Ông Q. kể ông có thú vui chơi pickleball mỗi ngày và có nhu cầu mua vợt khác để thay thế cây vợt cũ đã xuống cấp. Lướt mạng xã hội, ông thấy một tài khoản tên B.M đăng bán lại cây vợt Joola 3S còn khá mới. “Cây vợt này nếu mua mới phải tốn 4 – 5 triệu đồng, tôi về hưu rồi đâu còn thu nhập nhiều để mua hàng xa xỉ nên chỉ tìm mua vợt đã qua sử dụng. Người rao bán nói là được tặng nhưng không có nhu cầu sử dụng, nên bán lại chỉ vài trăm ngàn đồng. Khi tôi nhắn tin thì người bán chốt với tôi giá 995.000 đồng, nhưng vì có nhiều người muốn mua nên chỉ giữ lại cho ai đặt cọc trước. Tôi tin tưởng nên đặt cọc 50%, đâu ngờ sau đó tài khoản này chặn liên lạc và không giao hàng. Vài ngày sau, tôi lại thấy bài đăng tương tự và mẫu vợt này tiếp tục được rao bán với thủ đoạn cũ, chỉ khác là tài khoản người bán đã thay đổi”.
Tái diễn lừa đảo “đổ thạch”
“Đổ thạch” là hình thức mua các khối đá thô, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để cắt, mài, đánh bóng nhằm tìm kiếm các loại đá quý, khoáng sản bên trong. Hình thức này được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, TikTok, với những lời hứa hẹn về viễn cảnh tìm được đá quý có giá trị cao, thậm chí đổi đời. Mới đây, Công an Hà Nội tiếp nhận trình báo của 1 phụ nữ trú tại Long Biên về việc bị lừa đảo khi tham gia “đổ thạch” trên mạng xã hội. Theo nạn nhân, trong quá trình tham gia đã bị các đối tượng lừa mất số tiền khoảng 2,2 tỉ đồng.
Video đang HOT
Vợt Joola 3S chính hãng có giá từ 4 – 5 triệu đồng nhưng nhiều đối tượng rao bán chỉ với giá vài trăm ngàn đồng qua mạng. ẢNH: KHANG KA
Theo các chuyên gia an ninh mạng, trước đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và truy bắt nhiều đối tượng lừa đảo bằng chiêu trò “đổ thạch”. Quá trình điều tra cho thấy các đối tượng lập nhiều fanpage có lượng lớn người theo dõi như “Búa Là Nổ”, “Búa đá tìm ngọc”… Trong đó, nhóm lừa đảo tổ chức livestream rầm rộ, quảng bá các cục đất, đá “chứa đá quý bên trong”. Trong các buổi phát trực tiếp, nhóm tạo tình huống giả có người mua trúng đá quý giá trị cao và sẽ được nhóm mua lại với giá hấp dẫn, nhằm đánh vào lòng tham của người xem. Tuy nhiên, thực tế các cục “đổ thạch” đều là đất, đá thông thường, không chứa đá quý. Sau khi người bị hại chuyển tiền mua, nhóm này tiến hành đập đá và đương nhiên là sẽ không có đá quý nào bên trong.
Trao đổi với PV Thanh Niên, một chuyên gia an ninh mạng nhận định: “Trên thực tế, nhóm lừa đảo thường sử dụng những chiêu trò tinh vi để dụ dỗ nạn nhân như quảng cáo những khối đá thô là đá quý hiếm, có giá trị cao đồng thời livestream dàn dựng các buổi “đổ thạch” với những màn “khui đá” ngoạn mục, tìm thấy đá quý có giá trị lớn để tạo lòng tin cho người xem. Ngoài ra, chúng tạo các nhóm kín trên mạng xã hội để chia sẻ thông tin, hình ảnh về việc “đổ thạch” thành công, tạo hiệu ứng đám đông, kích thích lòng tham của nạn nhân. Khi thấy con mồi rơi vào bẫy, các đối tượng sẽ yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để mua đá thô hoặc tham gia các buổi “đổ thạch” trực tuyến. Sau khi nhận được tiền, các đối tượng sẽ biến mất hoặc đưa ra những lý do để trì hoãn giao hàng hoặc hoàn tiền. Với chiêu trò tinh vi này, nhiều người đã mất tiền oan khi tham gia trò chơi “đổ thạch”. Số tiền bị lừa đảo có thể lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Ngoài thiệt hại về tài chính, nhiều nạn nhân còn bị ảnh hưởng tâm lý, mất niềm tin vào các giao dịch trực tuyến”.
Đứng trước tình hình tái diễn lừa đảo trực tuyến qua hình thức săn tìm “đổ thạch”, cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều cảnh báo: Để tránh mắc bẫy lừa trực tuyến, người dân cần nâng cao cảnh giác, không tin vào những lời quảng cáo, hứa hẹn về việc làm giàu nhanh chóng từ “đổ thạch”. Trước khi tham gia bất kỳ giao dịch trực tuyến nào, cần tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, sản phẩm và các điều khoản giao dịch. Khi tham gia mạng xã hội, người dân cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt không chuyển tiền cho người lạ khi chưa xác minh được thông tin. Không tham gia các nhóm kín, diễn đàn có dấu hiệu lừa đảo và báo cáo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi lừa đảo.
Bộ Công an liên tiếp cảnh báo công cụ AI lừa đảo
Trong mấy ngày gần đây, người sử dụng điện thoại liên tục nhận được tin nhắn cảnh báo của Bộ Công an về tình trạng sử dụng hình cảnh của cá nhân để chỉnh sửa, cắt ghép tạo nội dung nhạy cảm nhằm đe dọa tống tiền. Cụ thể, Bộ Công an cảnh báo: Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có nội dung đe dọa tống tiền, người dân không chuyển tiền khi bị đe dọa; Khi phát hiện dấu hiệu bị lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản cần nhanh chóng trình báo cơ quan công an nơi gần nhất và phản ánh qua ứng dụng VNeID.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ – Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, chia sẻ: “Với sự phát triển của AI hiện nay thì hình ảnh là những dữ liệu rất giá trị. AI có thể cho biết một người là ai, sở thích thế nào, thường đi những đâu, thậm chí là quen với những ai chỉ thông qua các bức ảnh. Do vậy, việc thu thập ảnh và bán lại cho các công ty khai thác, sử dụng dữ liệu là khá phổ biến. Hậu quả trước mắt có thể người dùng sẽ nhận nhiều quảng cáo, bị làm phiền. Lâu dài có thể ảnh bị lợi dụng để phục vụ các mục đích khác như lừa đảo, tống tiền. Việc hay khoe hình ảnh cá nhân hay việc sử dụng các ứng dụng giải trí được cung cấp miễn phí trên mạng là nguồn gốc mang lại nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân. Trong kế hoạch sắp tới của hiệp hội, Deepfake AI là nội dung sẽ nghiên cứu kỹ và có cảnh báo đến cộng đồng. Đặc biệt là các ảnh/clip được tạo bằng Deepfake bị sử dụng với mục đích tống tiền”.
Chiêu bài 'việc nhẹ lương cao' để bán người, TPHCM nhận 199 đơn đề nghị giải cứu
Công an TPHCM vừa phát đi cảnh báo về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo, buôn bán người Việt Nam sang Campuchia làm việc với chiêu bài "việc nhẹ lương cao" để thực hiện các hoạt động phi pháp.
Gần đây, nhiều trường hợp người dân ở khắp các tỉnh, thành, trong đó có TPHCM bị lôi kéo, dụ dỗ sang Campuchia làm việc nhẹ, hưởng lương cao. Tuy nhiên, sau đó những người này bị bán lại cho các cơ sở để giam giữ, ép buộc lao động khổ sai hoặc làm các công việc liên quan hoạt động lừa đảo trực tuyến.
Nếu nạn nhân muốn trở về phải liên hệ với gia đình để chuyển khoản tiền chuộc rất lớn. Trường hợp gia đình, người thân không có tiền chuộc, nạn nhân sẽ bị đánh đập, bán cho những "công ty" khác để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
2 cô gái này vừa bị Công an TPHCM bắt giữ vì hoạt động mua bán người sang Campuchia. Mỗi người đưa sang, bán vào các công ty họ được hưởng 300 USD. Ảnh: Công an cung cấp
Công an TPHCM cho biết, thống kê của Sở Ngoại vụ TPHCM, tính đến hết tháng 11/2024, cơ quan này đã tiếp nhận 199 đơn đề nghị hỗ trợ giải cứu công dân Việt Nam ở nước ngoài của các cơ quan chức năng, trong đó có 43 trường hợp có hộ khẩu TPHCM.
Cụ thể, trong ngày 11-12/12/2024, cơ quan chức năng Việt Nam tiếp nhận 410 người bị phía Campuchia tạm giữ do nhập cảnh trái phép, sai mục đích. Theo đó, khi kiểm tra khu vực Venus, cơ quan chức năng Campuchia phát hiện số người này đang làm việc cho các công ty, trung tâm lừa đảo do người Trung Quốc cầm đầu.
Mới đây, đầu tháng 1/2025, Công an TPHCM thông tin, đã khởi tố 4 vụ án, với 22 bị can về tội "mua bán người".
Công an TPHCM khởi tố, bắt giữ một đối tượng trong đường dây mua bán người sang Campuchia. Ảnh: Công an cung cấp
Các vụ án trên là do Công an TPHCM mở rộng điều tra từ những nạn nhân do phía Campuchia bàn giao do nhập cảnh trái phép, lao động trái phép.... Từ đó, Cơ quan CSĐT đã truy bắt các đối tượng dụ dỗ những người khác bằng chiêu "việc nhẹ, lương cao" hoặc lợi dụng việc nạn nhân nợ tiền, không có khả năng chi trả; các đối tượng còn có hành vi đánh đập, đe dọa, ép buộc nạn nhân phải xuất cảnh trái phép sang Campuchia, "bán" cho đại lý. Số đối tượng này thu lợi khoảng 300 USD khi bán một người thành công qua Campuchia.
Các nạn nhân bị cưỡng ép làm việc tại các casino trá hình, công ty hoạt động lừa đảo qua mạng...
Phương thức thủ đoạn và cách phòng ngừa
Công an TPHCM nhận diện phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn bán người dưới chiêu thức dụ dỗ việc nhẹ lương cao.
Đó là chúng dùng mạng xã hội để đăng các bài quảng cáo, tuyển lựa lao động hoặc tiếp cận lôi kéo, rủ rê công dân Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh ra nước ngoài tìm kiếm việc với mức lương, thưởng hấp dẫn lên đến hàng nghìn đô la một tháng.
Công việc được mô tả nhẹ nhàng, không cần kỹ năng, trình độ, cam kết "việc nhẹ, lương cao" trong đó có các casino, Khi nạn nhân "dính bẫy", các đối tượng sẽ tổ chức cho số người này xuất cảnh trái phép ra nước ngoài, chủ yếu sang Campuchia ở khu vực cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh).
Nạn nhân bị giam giữ trong các công ty và bị ép buộc dùng mọi thủ đoạn để lừa đảo trực tuyến. Nếu nạn nhân chống đối sẽ bị nhốt, bỏ đói, đánh đập.
Lực lượng công an làm việc với nạn nhân bị mua - bán sang Campuchia. Ảnh: Công an cung cấp
Nếu nạn nhân muốn trở về Việt Nam, các đối tượng yêu cầu phải liên hệ với gia đình để nộp tiền chuộc lên đến hàng trăm triệu đồng. Khi gia đình chuyển tiền, chúng không thả người mà bán nạn nhân cho các công ty lừa đảo khác để tiếp tục thu lợi bất chính.
Từ hoạt động làm rõ về chiêu thức trên, Công an TPHCM đưa ra những khuyến cáo.
Đối với người dân khi có nhu cầu tìm kiếm việc làm hay xuất khẩu lao động ở nước ngoài cần tìm hiểu kỹ thông tin và liên hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm hợp pháp, uy tín để được hướng dẫn cụ thể tránh mắc bẫy của các đối tượng lừa đảo. Khi tìm việc làm trên mạng, người dân cần cảnh giác với các trang web có dấu hiệu lừa đảo.
Đối với gia đình các nạn nhân: nếu nhận được điện thoại yêu cầu chuyển tiền để chuộc người thân về nước, cần bình tĩnh tìm hiểu thông tin người thân xuất cảnh thời gian nào, theo đường gì, đối tượng nào lôi kéo, hiện đang ở "trung tâm" nào... sau đó trình báo cho cơ quan công an địa phương để được hỗ trợ kịp thời.
Đối với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phương: cần tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân; đồng thời tiếp cận, hỗ trợ các hộ dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu xuất cảnh tìm việc làm ở nước ngoài để cung cấp thông tin, giới thiệu các trung tâm giới thiệu việc làm, hỗ trợ lao động có uy tín tại địa phương.
Riêng Công an TPHCM sẽ kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tích cực cung cấp thông tin có giá trị giúp cơ quan công an điều tra, khám phá, xử lý các đối tượng lừa đảo; mọi trường hợp bao che, chứa chấp, không tố giác tội phạm nếu bị phát hiện tùy tính chất mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mất 200 triệu đồng vì trò lừa đảo làm cộng tác viên online Gần giai đoạn cuối năm, vấn nạn lừa đảo trực tuyến diễn ra ngày càng phức tạp. Nhiều người cho biết họ liên tục nhận được cuộc gọi mời chào làm cộng tác viên online cùng lời hứa việc nhẹ lương cao. Lời mời "làm cộng tác viên online kiếm tiền từ xa" hay "việc nhẹ lương cao" là chiêu trò mà kẻ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tạm dừng phiên tòa Trương Mỹ Lan để làm rõ số tiền trong vụ án

'Nổ' quen lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công thương để lừa đảo

Vụ bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu: Xác định diện tích vi phạm

Giả nữ sinh lừa đảo 'đại gia' 5,7 tỉ đồng, bị phạt 18 năm tù

Bắt nóng nghi phạm trộm cắp tài sản của du khách

Tiền Giang: Truy tìm 2 thanh thiếu niên chạy xe lạng lách, đánh võng trên QL60

Bộ Công an đề xuất xử lý hình sự người sử dụng trái phép chất ma túy

Bắt giữ người đi xe máy chặn đầu ô tô, nhặt gạch đá đập vỡ kính

Đề xuất phạt đến 15 năm tù người bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Cách Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn đưa hơn 63.000 người "vào tròng"

Nghi phạm đâm chết người đàn ông chạy Vespa ở TPHCM ra đầu thú

Nữ giang hồ khét tiếng Dung "Thà" lĩnh thêm án tù
Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc đẹp chấn động của Park Min Young, công chúa tóc mây có thật ngoài đời!
Hậu trường phim
23:04:27 09/04/2025
Xuất hiện nhân vật bí ẩn vung hàng chục tỷ để sở hữu 1 tài sản của Từ Hy Viên?
Sao châu á
22:49:25 09/04/2025
Nhan sắc Hà Kiều Anh 32 năm trước gây chú ý, Mai Phương Thúy sexy nghẹt thở
Sao việt
22:46:18 09/04/2025
Ter Stegen: 'Nếu muốn, Messi có thể ném bóng vào mặt bạn'
Sao thể thao
22:42:06 09/04/2025
3 phút 56 giây rơi nước mắt của thành viên BIGBANG, nỗ lực "níu kéo" T.O.P trở lại
Nhạc quốc tế
22:37:58 09/04/2025
Ukraine ồ ạt tập kích, hàng không Nga gián đoạn
Thế giới
22:37:52 09/04/2025
Vụ khách dàn hàng chụp ảnh ở Măng Đen: Đường thường xuyên tắc vì check-in
Tin nổi bật
22:31:01 09/04/2025
Bệnh xá đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân
Sức khỏe
21:06:00 09/04/2025