Lừa đảo hàng trăm tỷ đồng, vợ Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng bị bắt
Chiều tối 15/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã bắt bà Bùi Thị Mai Liên (46 tuổi, trú TP.Đà Lạt), Trưởng phòng Hành chính Tư pháp (Sở Tư pháp Lâm Đồng), nơi ông Đoàn Xuân Sơn, chồng bà Liên, làm Giám đốc.
Việc bắt và khám xét diễn ra tại nơi làm việc của bà Liên.
Lực lượng chức năng đã thông báo vụ việc với Sở chủ quản của bà Liên và tiến hành khám xét tại Phòng công chứng số 1, đặt tại Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng (số 36 đường Trần Phú, Phường 4, Đà Lạt).
Lực lượng chức năng khám xét tại Phòng công chứng số 1.
Thông tin ban đầu, bị can bị bắt về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng địa vị của chồng, vị trí xã hội của mình và trưng ra một số giấy tờ về bất động sản, Liên đã lấy được niềm tin của nhiều người, mượn nợ rồi cù nhây không trả. Chủ nợ của Liên, người nhiều nhất trên 53 tỷ đồng, ít cũng vài ba tỷ.
Liên đã thế chấp căn nhà đang ở và một số tài sản là bất động sản khác để vay tiền. Với một món bất động sản, Liên ký công chứng thế chấp vay tiền của 2 người. Hiện số tiền mà Liên nợ của ngân hàng, cán bộ và người dân lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Video đang HOT
Nạn nhân của Liên thuộc nhiều thành phần: cán bộ ở một số cơ quan thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngân hàng, công an và người dân. Thủ đoạn chủ yếu là dụ dỗ, lừa phỉnh người khác lập hợp đồng, viết giấy vay nhận nợ.
Ông Sơn được cho là trực tiếp ký ít nhất 2 giấy vay nợ cùng với vợ. Nhiều nạn nhân tố cáo ông Sơn cùng Liên trực tiếp hỏi vay tiền; có những khoản vay nợ, Liên giao dịch ngay tại cơ quan.
Một số chủ nợ đã đến Sở Tư pháp tìm gặp vợ chồng Liên để đòi nợ, gây ồn ào, ảnh hưởng đến môi trường công sở. Có người đã khởi kiện vụ án đến TAND TP.Đà Lạt. Ngày 28/2, tòa đã thụ lý vụ án và ra quyết định phong tỏa ngôi nhà 20 C Phan Chu Trinh của bà Liên.
Công an Lâm Đồng đang điều tra mở rộng vụ án.
Phúc thẩm vụ 600 người sập bẫy Giám đốc Phúc Gia Bảo 68
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thế Anh cho rằng cấp sơ thẩm chưa làm rõ số tiền của các nhà đầu tư và đề nghị hủy án để điều tra lại. Các bị cáo còn lại đồng loạt xin giảm nhẹ hình phạt.
Các bị cáo tại tòa.
TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa mở phiên tòa phúc thẩm, xem xét đơn kháng cáo vụ án Nguyễn Thế Anh, Tổng giám đốc Công ty Phúc Gia Bảo 68, Công ty Phúc Gia Bảo 868 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sau khi xem xét, tòa phúc thẩm cho rằng việc điều tra đã làm rõ các bị cáo đã chiếm đoạt số tiền 120 tỷ đồng của 600 bị hại. HĐXX quyết định y án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Thế Anh mức án chung thân. Các bị cáo còn lại được giảm án, có bị cáo được hưởng án treo. Mức án từ 24 tháng tù treo - 15 năm tù (bản án sơ thẩm là 2 năm - 16 năm tù giam).
Bản án sơ thẩm thể hiện, từ tháng 11/2014 đến tháng 12/2016, Thế Anh thành lập Công ty Phúc Gia Bảo 68 và Công ty Phúc Gia Bảo 868. Hai công ty này đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, trong đó có kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống, du lịch, siêu thị... nhưng đều không kinh doanh các dịch vụ như đăng ký.
Bị cáo mở nhiều chi nhánh, văn phòng tại các tỉnh, thành phố, kêu gọi người dân ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh để xây dựng hệ thống cà phê nấm linh chi đỏ; xây dựng chuỗi cà phê, siêu thị, nhà hàng, vật tư nông nghiệp, du lịch. Khi tham gia, nhà đầu tư sẽ được lấy thẻ uống cà phê vip, tận hưởng những chuyến du lịch do công ty tổ chức và được hưởng lợi nhuận rất cao từ 24 - 80%/tháng.
Để thu hút nhiều người tham gia, Công ty có chính sách - người nào giới thiệu được khách hàng mới sẽ hưởng hoa hồng: tham gia gói 36,6 triệu đồng thì được thưởng thêm hoa hồng tháng thứ 6 là 27 triệu đồng, tham gia 10 gói 36,6 triệu đồng thì được thưởng tháng thứ 6 là 150 triệu đồng, được tặng chuyến du lịch Philippines...
Bị can còn chỉ đạo nhân viên công ty tổ chức các sự kiện rầm rộ, tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước rồi đưa ra các thông tin quảng bá về hoạt động công ty, nhằm lôi kéo nhiều hơn nữa người tham gia.
Nhằm lôi kéo các nhà đầu tư, Thế Anh tự giới thiệu mình là đại diện cho một nhãn hàng cà phê Organo-Gold tại Việt Nam, với thứ bậc trong hệ thống phân phối là Diamond Blue (kim cương xanh), đang mua bán cà phê và được hưởng lãi suất cao.
Thực chất bị cáo không kinh doanh cà phê mà chỉ mua cà phê mang nhãn hiệu của Mỹ và làm quà cho các nhà đầu tư, dùng cho nhà đầu tư uống miễn phí khi đến chi nhánh, văn phòng thuộc công ty 68 và công ty 868.
Cơ quan tố tụng xác định, từ tháng 7/2015 đến tháng 2/2016, Thế Anh và các đồng phạm đã thu của các nhà đầu tư tổng cộng hơn 323 tỷ đồng. Các nhà đầu tư đã được trả lợi nhuận hơn 203 tỷ đồng. Thế Anh chiếm đoạt và chỉ đạo sử dụng số tiền còn lại là 120 tỷ đồng.
Có 603 bị hại đã đến khai báo, tường trình về số tiền đã nộp vào công ty của Thế Anh.
Chạy đâu cho thoát! Văn Trọng Nghĩa (1980, trú P. Thạch Thang, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng), đối tượng có lệnh truy nã của Cơ quan CSĐT CAQ Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) đã bị Đội Truy nã - truy tìm thuộc Phòng Cảnh sát hình sự CATP Đà Nẵng phát hiện, bắt giữ lúc 21 giờ 30 ngày 12-6. Văn Trọng Nghĩa Trước đó, Cơ...