Lừa đảo hàng trăm người để lấy tiền cá độ bóng đá
Dù không có khả năng đưa người đi lao động xuất khẩu lao động tại Nhật nhưng Bình vẫn lập công ty ‘ma’, lừa đảo, chiếm đoạt tiền của hơn 100 người đem đi trả nợ, cá độ bóng đá và tiêu xài cá nhân.
Ngày 7/12, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đoàn Duy Bình (39 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tuy nhiên, sau nửa ngày xét hỏi, do nhiều vấn đề cần làm rõ nên HĐXX quyết định trả hồ sơ, đề nghị điều tra bổ sung.
Theo truy tố, năm 2011 sau khi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản về, Bình tham gia dạy tiếng Nhật tại các trung tâm.
Đến năm 2014, anh ta thành lập Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hajime nhưng không hoạt động kinh doanh.
Video đang HOT
Do biết Bình từng đi lao động xuất khẩu và dạy tiếng Nhật, nhiều người đã nhờ anh ta giới thiệu cho đi lao động tại Nhật.
Dù không có khả năng thực hiện đưa người đi lao động nhưng do đang nợ tiền của nhiều người, Bình vẫn gật đầu đồng ý.
Anh ta tư vấn thủ tục, trình tự, hồ sơ và mức tiền phải đóng khi đi xuất khẩu lao động. Nếu ai đồng ý đi thì ứng trước cho Bình từ 30 triệu đồng đến 115 triệu đồng. Tổng số Bình nhận đặt cọc của 104 người.
Sau đó, Bình hợp thức hóa số tiền của các nạn nhân bằng hợp đồng nguyên tắc để ký hợp đồng vay tiền có công chứng.
Để tạo niềm tin, Bình đăng ký và đóng học phí cho mọi người đi học tiếng Nhật tại các trung tâm. Khi các nạn nhân học tiếng Nhật gần hết khóa, liên lạc với Bình thời gian ký hợp đồng lao động thì Bình tiếp tục tạo niềm tin bằng cách ký hợp đồng thực tập kỹ năng, thu hộ chiếu của họ. Bình yêu cầu các nạn nhân đóng tiền đợt 2 từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
Bằng thủ đoạn này, Bình đã chiếm đoạt của các nạn nhân 11,2 tỷ đồng và 11.2000 USD. Toàn bộ số tiền chiếm đoạt được anh ta tiêu xài cá nhân, trả nợ và cá độ bóng đá hết.
Chờ đợi để đi Nhật không được, liên lạc với Bình thì anh ta lẩn tránh nên các nạn nhân đã tố cáo hành vi lừa đảo của Bình tới cơ quan công an.
Trả hồ sơ vụ án lừa đảo chiếm đoạt 116 tỷ đồng
Lãnh đạo Công ty Địa Bảo và Long Bảo lập dự án "ma" tự lập bản vẽ phân lô, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, đường điện, thoát nước, để ký hợp đồng góp vốn nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Sáng ngày 25/9, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt 116 tỷ đồng của 57 cá nhân, xảy ra tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Địa Bảo (Công ty Địa Bảo) và Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Bảo Long (Công ty Bảo Long) do Trần Thế Bảo, Nguyễn Thị Hồng Gấm cùng các bị cáo Phan Nhân Ái (SN 1985, nguyên Tổng giám đốc Công ty Địa Bảo), Lê Văn Thiệp (SN 1980, Giám đốc Công ty CP đầu tư kinh doanh bất động sản Đại Thành Công), Nguyễn Hữu Trí (SN 1982, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Nhất Trí), Võ Anh Tuấn (SN 1982, môi giới bất động sản) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Trong đó bị cáo Trần Thế Bảo và Trần Thị Hồng Gấm là vợ chồng, nhưng đã ly hôn.
Tuy nhiên, trong quá trình xét hỏi, thấy phát sinh tình tiết mới, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung, làm rõ một số vấn đề phát sinh.
Theo cáo trạng, Công ty Địa Bảo được thành lập do cổ đông góp vốn gồm: Trần Thế Bảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT); Phan Nhân Ái, Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, trụ sở đóng tại quận Gò Vấp, ngành nghề kinh doanh bất động sản...
Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Bảo Long cũng do cổ đông góp vốn gồm: Trần Thị Hồng Gấm, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, trụ sở đóng tại phường 13, quận Bình Thạnh. ngành nghề kinh doanh bất động sản...
Ngày 8/12/2020, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh nhận được đơn tố giác Trần Thế Bảo có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một số khách hàng.
Trước đó, cơ quan chức năng cũng nhận được đơn tố giác của 55 cá nhân ký hợp đồng góp vốn với Công ty Bảo Long, tố cáo Trần Thế Bảo, Trần Thị Hồng Gấm có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc chào bán nền đất không có thật...
Kết quả điều tra xác định, từ tháng 5/2018 -10/2020 Trần Thế Bảo, mặc dù biết rõ công ty chưa nhận được quyền sử dụng đất, chưa chuyển mục đích sử dụng thành đất ở tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An nhưng vẫn lập bản vẽ phân lô, thực hiện xây dựng đường đi, chỉ đạo Phan Nhân Ái, sử dụng pháp nhân Công ty Địa Bảo ký hợp đồng mua bán đất nền thổ cư không có thật với khách hàng, thu gần 2 tỷ đồng
Bằng thủ đoạn tương tự, tháng 11/2017, Bảo thỏa thuận mua 6.000 m2 đất nông nghiệp ở phường Cát Lái, quận 2 (nay là TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) của người dân với giá 85 tỷ đồng. Sau khi đặt cọc 5 tỷ, Bảo và Gấm thỏa thuận với chủ đất để được đo vẽ, làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng và lập quy hoạch xin cấp phép thực hiện dự án. Tuy nhiên, khi chưa hoàn tất việc mua bán và lập dự án, vợ chồng Bảo - Gấm đã phân khu đất này thành 70 nền, sử dụng tư cách pháp nhân Công ty Bảo Long ký hợp đồng với các công ty ủy quyền, chào, môi giới hoặc ký kết hợp đồng đầu tư với bên thứ 3 để nhận tiền của khách, thu hơn 114 tỷ đồng của 55 cá nhân.
Cáo trạng xác định, ngoài các bị cáo Trần Thế Bảo, Trần Thị Hồng Gâm, Phan Nhân Ái đã cấu kết, thực hiện việc ký kết hợp đồng góp vốn với nhiều khách hàng, các bị cáo Lê Văn Thiệp, Nguyễn Hữu Trí, Võ Anh Tuấn có vai trò giúp sức, thực hiện việc môi giới để Công ty Bảo Long ký kết với các khách hàng thông qua các pháp nhân Công ty Đại Thành Công, Công ty cổ phần đầu tư Nhất Trí, Công ty TNHH Nam An Gia để chiếm đoạt của tổng cộng 57 cá nhân với số tiền 116 tỷ đồng.
Phiên tòa phúc thẩm vụ Alibaba: Nhiều vấn đề với 500ha đất đang bị kê biên Ngày 11-5, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba do Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm thực hiện tiếp tục phần xét hỏi. Nguyễn Thái Luyện tại tòa - Ảnh: Đ.THUẦN Bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện, tại ngoại) trình diện hội đồng xét...