Lửa đã nguội dần từ đất đai
Mỗi năm đã bớt đi được hàng nghìn đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thực hiện quyết tâm, “không để lửa thổi bùng lên từ đất”. Theo đó, “nhiệt” ở đây có xu hướng giảm, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài được giải quyết. Mỗi năm đã bớt đi được hàng nghìn đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.
Báo cáo của Chính phủ gửi tới Quốc hội về giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai cho biết, từ năm 2014 đến 2018, cả nước phát sinh trong 342.710 đơn khiếu nại với 156.071 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước (khiếu nại về đất đai chiếm trên 60% số này), trong đó đã giải quyết 128.646 vụ việc (đạt 82,43%).
Qua giải quyết khiếu nại, các cơ quan hành chính nhà nước đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho tập thể, công dân 1.398 tỷ đồng, 772 ha đất; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính 1.538 người (đã xử lý 1.180 người), chuyển cơ quan điều tra 40 vụ, 36 đối tượng.
Về công tác tiếp công dân xử lý đơn thư tại Trụ sở Ban Tiếp công dân Trung ương, từ ngày 1/7/2014 đến ngày 31/12/2018, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương đã tiếp 28.818 lượt với 107.086 người, trong đó lĩnh vực đất đai 17.934 lượt, chiếm 62,2%. Xử lý 68.930 đơn thư, trong đó có 18.760 đơn đủ điều kiện xử lý (khiếu nại là 15.015 đơn, tố cáo là 1.469 đơn, còn lại là đơn kiến nghị, phản ánh). Trong tổng số 15.015 đơn khiếu nại có 10.834 đơn liên quan đến lĩnh vực đất đai, chiếm 72%.
Báo cáo của Chính phủ cũng dẫn ra kết quả tổng hợp của ngành tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố), số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường mà ngành nhận được đã có xu hướng giảm, năm 2014 là 14.260 đơn, năm 2015 là 13.510 đơn, năm 2016 là 12.673 đơn, năm 2017 là 13.918 đơn và năm 2018 là 13.022 đơn.
Trong đó, tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, trước năm 2014, mỗi năm Bộ nhận được 6.000 – 10.000 đơn, từ năm 2014 đến nay đã giảm dần, cụ thể, năm 2014 nhận 4.021 lượt đơn, năm 2015 nhận 3.373 lượt đơn, năm 2016 nhận 3.579 lượt đơn, năm 2017 nhận 3.235 lượt đơn và năm 2018 nhận 3.059 lượt đơn.
Liên quan đến tranh chấp đất đai, giai đoạn từ năm 2014 đến 2018, số lượng đơn thư ngành tiếp nhận được là 67.383 lượt đơn, trong đó đơn tranh chấp đất đai là 2.924 lượt đơn (chiếm 4,34%). Qua xem xét đơn thư tranh chấp của ngành tài nguyên và môi trường trong giai đoạn từ năm 2014-2018, số lượng đơn thư giảm dần qua các năm, theo đó, năm 2014 là 820 đơn (chiếm 5,75%); năm 2015 là 750 đơn, chiếm (5,55%); năm 2016 là 644 đơn (chiếm 5,08%); năm 2017 là 453 đơn (chiếm 3,25%) và năm 2018 là 257 đơn (chiếm 1,97%).
Riêng với Bộ Tài nguyên và Môi trường, trước năm 2014, mỗi năm Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được trung bình khoảng 230 đơn, sau năm 2014, số lượng đơn thư tranh chấp đất đai có xu hướng giảm, trong 5 năm từ năm 2014 đến 2018, số lượng đơn tranh chấp đất đai tại Bộ là 973 đơn chiếm khoảng 12% tổng số đơn đủ điều kiện xử lý (trung bình mỗi năm khoảng 195 đơn), trong đó đa số là tranh chấp đất đai giữa cá nhân và cá nhân.
Video đang HOT
Tổng số đơn thư tranh chấp thuộc thẩm quyền và được Thủ tướng giao trong giai đoạn 2014-2018 là 46 vụ việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm tra, xác minh và có văn bản giải quyết 46/46 vụ việc; kết quả 27 vụ việc thống nhất với kết quả giải quyết của chính quyền địa phương; 13 vụ việc đề nghị địa phương giải quyết lại và hòa giải thành công 6 vụ việc.
Đánh giá tình hình đơn thư khiếu nại về đất đai có xu hướng giảm so với giai đoạn trước (từ 2009 đến năm 2013), số đơn khiếu nại so với giai đoạn trước giảm 38%; số vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước giảm 58%, nhưng Chính phủ nhìn nhận đơn thư khiếu nại về đất đai vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số đơn thư khiếu nại (trên 60%).
Nội dung chủ yếu khiếu nại về giá đất, phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; khiếu nại đòi lại đất cũ đã qua các thời kỳ thực hiện chính sách cải tạo nông nghiệp, cho thuê, cho mượn…
Gần đây phát sinh một số khiếu nại liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi tài sản công, cải tạo chung cư cũ, quy hoạch đất ở nhưng không thành đơn vị ở. Tình hình khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai còn diễn biến phức tạp, nhiều vụ khiếu nại kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm, có nơi, có lúc đã làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.
Để hạ nhiệt cho đất, Chính phủ và Thủ tướng đã tổ chức nhiều hội nghị và có nhiều văn bản chỉ đạo đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại, tố cáo đông người nói riêng; lập tổ công tác của Chính phủ để rà soát các vụ việc khiếu kiện phức tạp; các cấp chính quyền đã có nhiều cố gắng và tích cực phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã được giải quyết. Chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo được nâng cao, nhiều vụ việc người khiếu nại đã chấp hành, rút đơn.
Theo Linh Tâm
VnEconomy
Vì sao người dân chuộng tìm mua nhà ven sông?
Ô nhiễm không khí ở TP.HCM đang vượt mức cho phép, tác động xấu đến sức khỏe người dân. Bởi vậy người dân tại khu vực này luôn có cảm giác khó chịu khi hít phải luồng khí bên ngoài và có xu hướng muốn tìm mua những dự án ven sông để cân bằng không gian sống.
Chất lượng không khí ô nhiễm
Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật VN công bố báo cáo của Tổ chức Hòa bình xanh về "Hiện trạng chất lượng không khí toàn cầu năm 2018".
Ở Đông Nam Á, mức độ ô nhiễm không khí của Việt Nam xếp thứ hai, chỉ sau Indonesia. Trong đó, TP.HCM đứng thứ 15 danh sách các thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á năm 2018.
Theo số liệu thống kê và phân tích môi trường từ năm 2007 - 2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM về chất lượng không khí, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường. Chỉ số bụi đều vượt mức cho phép 5-8 lần ở toàn bộ các trạm quan trắc. Cá biệt, có trạm vượt mức cho phép hơn 9 lần, ngoài chỉ số bụi và khí NO2, tiếng ồn từ động cơ, còi xe tại các giao lộ cũng vượt mức cho phép.
Các chuyên gia về độc học cho biết, ô nhiễm không khí tại TP.HCM những năm gần đây có thời điểm ở mức báo động, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng hiện nay, khói bụi có nguy cơ tác động xấu đến hệ hô hấp.
Người dân chi tiền, mua nhà ven sông
Với hơn 13 triệu dân, TP.HCM hiện rất chật chội và ngột ngạt khiến người dân mong muốn được sống tại các khu vực yên bình, có dòng sông xanh mát trước mặt và cỏ hoa cây lá xung quanh.
Tập đoàn Đại Phúc là đơn vị tiên phong tại TP.HCM tiên phong loại hình bất động sản Shop-villa.
Theo ghi nhận của JLL Việt Nam, tỉ lệ tiêu thụ của phân khúc biệt thự, nhà phố thương mại tại TP.HCM quý III năm 2018 tiếp tục đứng ở mức rất cao: 90%. Do hạn chế về nguồn cung nên giá bán tiếp tục xu thế tăng với mức 0.7% trên thị trường sơ cấp và 2-3% trên thị trường thứ cấp.
Dù tăng giá mạnh nhưng theo tiết lộ của một số chủ đầu tư, nhiều dự án đã được đặt mua toàn bộ. Mức độ tăng giá "leo thang" qua từng năm, nhất là ở dự án có lợi thế lớn về giao thông, sở hữu ưu thế về mặt phong thủy và tài lộc, đặc biệt là các dự án ven sông.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân bất động sản ven sông ở Việt Nam có giá đắt đỏ là do những khu vực này có không khí trong lành, thoáng mát và hiếm nên luôn được giới thượng lưu ưa chuộng.
Hiểu được tâm lý chung của khách hàng, Tập đoàn Đại Phúc nhiều năm qua đã nỗ lực triển khai và xây dựng Khu đô thị Vạn Phúc thành Khu đô thị hiện đại bậc nhất TP.HCM. Với vị trí thuận lợi, gần với trung tâm thành phố, khả năng di chuyển đến các khu vực thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy.
Bên cạnh đó, các công trình tiện ích như trường học, bệnh viên... đang hoàn thiện để đảm bảo tốt nhất nhu cầu của cư dân.
Với không gian hiện đại và rộng rãi, Shop-villa đảm bảo các công năng ở và kinh doanh một cách tối ưu nhất.
Điểm nổi bật của Vạn Phúc chính là khu đô thị có 3 mặt giáp sông Sài Gòn. Tận dụng lợi thế này, chủ đầu tư đã quy hoạch cảnh quan đặc sắc là công viên ven sông với lối đi bộ dài khoảng 3,4km. Đồng thời giữa khu đô thị là kênh Sông Trăng hơn 2km... Vì vậy, Khu đô thị Vạn Phúc luôn là điểm nóng thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
Hiện tại đã có hàng trăm doanh nghiệp về đây mở văn phòng kinh doanh, buôn bán, giao dịch các loại hình nhà hàng, coffee shop, spa, siêu thị, trụ sở công ty. Chỉ trong vòng hơn 3 năm, khu đô thị Vạn Phúc đã đạt mức tăng giá kỷ lục trên 200%.
Theo khảo sát mới nhất của thị trường, giá đất tại Hiệp Bình Phước (Thủ Đức, TP.HCM) hiện cao nhất 150 triệu đồng mỗi m2, tăng 4,5-5 lần so với năm 2015. Đây cũng là cơ sở để khách hàng đầu tư an tâm về tiềm năng sinh lời khi đầu tư vào các sản phẩm bất động sản tại Khu đô thị Vạn Phúc.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
Bất động sản Đồng Nai trở thành trung tâm hút dòng vốn đầu tư Gần 200 dự án bất động sản (BĐS) đang được triển khai; 14 tập đoàn đa quốc gia từ Mỹ, Anh, Hong Kong, Ireland (Ai-len), Đức, Thái Lan... đã có cuộc gặp trực tiếp với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai về cơ hội đầu tư vào lĩnh vực BĐS, vui chơi, giải trí... trong thời gian qua. Đồng Nai đang trở thành khu...