Lứa Công Phượng từng bất ngờ bị Myanmar gieo nỗi đau
Bóng đá Myanmar không được đánh giá cao bằng Việt Nam (VN) nhưng trong lịch sử những cuộc đối đầu đã có lúc Myanmar khiến các cầu thủ và người hâm mộ VN rơi nước mắt.
Trong quá khứ, U-23 Myanmar đã có những lần cản bước bóng đá VN mà cụ thể nhất là tại SEA Games 26 – 2011. Đấy là năm mà HLV Falko Goetz dẫn dắt U-23 VN dự SEA Games với kỳ vọng vàng nhưng rồi để thua Myanmar 1-4 trong trận tranh HCĐ, khiến trắng tay ở SEA Games. Trước đó tại vòng bảng hai đội gặp nhau nhưng U-23 VN của lứa Thành Lương, Văn Quyết năm ấy chỉ tìm được 1 điểm khi gặp Myanmar.
Tại SEA Games 28, Myanmar chặn đứng U-23 Việt Nam có lứa Công Phượng, Xuân Trường, khiến HLV Miura bị sa thải. Ảnh: CTV
Nhưng đau nhất là tại SEA Games 28 khi U-23 VN có lứa Công Phượng, Xuân Trường và những cầu thủ đang khoác áo tuyển quốc gia như Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng, Đỗ Duy Mạnh… Thế nhưng giải đấu được kỳ vọng nhất đấy, VN lại bị chặn đứng trong trận bán kết khi thua Myanmar 1-2 và HLV Miura cũng bị sa thải sau đó.
Đấy là những ký ức buồn của bóng đá VN khi chạm trán Myanmar dù lịch sử đối đầu thì VN thắng Myanmar nhiều hơn. Tuy nhiên, nhắc lại điều đấy để thấy rằng Myanmar dù bị đánh giá là đối thủ dưới cơ nhưng là đối thủ rất khó chịu bởi lối chơi bóng rắn và phá đối phương rồi rình rập chờ cơ hội đánh úp, khiến hai đời HLV ngoại Goetz và Miura phải ôm hận và chia tay bóng đá VN trong tủi hổ.
Hy vọng thầy Park với lứa cầu thủ hiện nay sẽ không đi vào vết xe đổ và hào khí U-23 VN tại Thường Châu sẽ giúp lứa đàn em vượt khó trong trận cầu đinh.
Video đang HOT
Lịch sử đối đầu đáng quên của U23 Việt Nam trước Myanmar
HLV Park Hang-seo có nhiệm vụ giúp U23 Việt Nam phá dớp đá tệ trước U23 Myanmar ở một giải đấu chính thức.
Ở vòng loại U23 châu Á 2022 khu vực phía Đông, U23 Việt Nam, Myanmar lần đượt được xếp vào nhóm hạt giống số 1 và số 2. Thành tích tốt ở vòng loại U23 châu Á 2020 giúp U23 Việt Nam được đánh giá cao hơn. Dù vậy, thầy trò HLV Park cũng cần phải cẩn trọng.
Trong quá khứ, U23 Myanmar là đối thủ rất khó chịu với U23 Việt Nam. Tại SEA Games 26 năm 2011, dưới sự dẫn dắt của HLV Falko Goetz, U23 Việt Nam đã nhận thất bại 1-4 trước U23 Myanmar trong trận tranh huy chương đồng và trắng tay rời giải đấu này.
U23 Việt Nam (áo đỏ) cần chiến thắng trước U23 Myanmar để "phá dớp". Ảnh: VFF.
Ở vòng bảng, Thành Lương, Văn Quyết và các đồng đội cũng không thể đánh bại U23 Myanmar. Hai đội chia điểm trong một trận đấu không có bàn thắng.
Bốn năm sau, ở SEA Games 28, U23 Việt Nam tiếp tục bị U23 Myanmar gieo sầu. HLV Toshiya Miura mang đến giải đấu nhiều cầu thủ tài năng như Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng, Đỗ Duy Mạnh, Võ Huy Toàn, Mạc Hồng Quân, Nguyễn Công Phượng. Họ nhận được nhiều kỳ vọng nhưng lại thi đấu không thành công.
Ở giải đấu đó, U23 Việt Nam dừng chân ở bán kết sau khi thất bại 1-2 trước U23 Myanmar. Nhiều người hâm mộ có lẽ vẫn không thể quên những giọt nước mắt của Hồng Quân, Ngọc Hải khi trận đấu khép lại.
Tại đấu trường lục, ở vòng loại U22 châu Á 2013 (tiền thân của giải U23 châu Á), U22 Việt Nam cũng nhận thất bại trước U22 Myanmar khi đó là chủ nhà với tỷ số 1-3.
Đến thời HLV Park Hang-seo, U23 Việt Nam mới nếm lại mùi vị chiến thắng trước U23 Myamar. Trong 2 lần gặp nhau gần đây nhất, U23 Việt Nam đều đánh bại đối thủ này. Tuy nhiên, đó là 2 trận đấu không thuộc giải chính thức (thắng 4-0 tại giải M150 Cup - Thái Lan 2017 và thắng 2-0 tại trận giao hữu quốc tế ngày 7/6/2019 tại SVĐ Việt Trì, Phú Thọ).
Lứa cầu thủ hiện tại của 2 đội từng chạm trán ở vòng loại U16 châu Á 2016. Khi đó, U16 Việt Nam giành chiến thắng 5-1 trước U16 Myanmar. Văn Đạt, tiền đạo đã đá chính ở trận gặp U23 Đài Loan (Trung Quốc), lập một cú hat-trick. Hai bàn còn lại bên phía U16 Việt Nam thuộc về Khắc Khiêm, Huỳnh Sang, những người không còn góp mặt trong đội hình hiện tại của U23 Việt Nam.
Chiến thắng này góp phần giúp U16 Việt Nam giành vé dự vòng chung kết U16 châu Á. Trong khi đó, U16 Myanmar dừng chân ở vòng loại.
Hữu Thắng từng nhiều lần đối đầu lứa cầu thủ sinh năm 1999, 2000 của Myanmar. Ảnh: VFF.
Năm 2017, lứa cầu thủ này của 2 đội gặp nhau ở trận quyết định tấm vé vòng bán kết của vòng chung kết U18 Đông Nam Á. U18 Việt Nam nhận thất bại 1-2 và chấp nhận rời giải sau vòng bảng.
Sau 2 trận đấu đó, các cầu thủ lứa 1999, 2000 của Myanmar thể hiện điểm mạnh về thể lực. Họ làm khó đối thủ bằng lối chơi phòng ngự phản công. Họ chủ động pressing khá rát để tranh cướp bóng rồi sau đó dựa vào các tiền đạo nhanh, khỏe để ghi bàn.
Những cầu thủ còn lại trong đội hình U23 Việt Nam từng góp mặt những trận đấu đó có thể kể đến Văn Đạt, Xuân Tú, Hữu Thắng, Văn Công, Bảo Toàn, Việt Anh... Họ sẽ đóng vai trò cầu nối với các đồng đội và có thể đóng góp những ý kiến để hỗ trợ ban huấn luyện đánh giá sức mạnh đối thủ một cách chính xác nhất.
Nhìn chung, ở cấp độ đội tuyển quốc gia, Myanmar vẫn còn kém Việt Nam. Nhưng tại những sân chơi dành cho cầu thủ trẻ, mọi chuyện luôn rất khó lường, nhất là khi U23 Việt Nam chưa mang lại màn trình diễn thuyết phục.
Ở cuộc đối đầu U23 Myanmar diễn ra lúc 17h ngày 2/11 (giờ Hà Nội), U23 Việt Nam chỉ cần hòa là có vé dự vòng chung kết U23 châu Á 2022. Tuy nhiên, U23 Việt Nam cần phải đặt mục tiêu cao hơn và thi đấu hết mình bởi đây là đối thủ mạnh, là cơ hội tốt để HLV Park đánh giá cầu thủ cũng như lối chơi.
Bên cạnh đó, một chiến thắng cũng giúp U23 Việt Nam phá chuỗi trận đáng thất vọng trước U23 Myanmar ở các giải đấu quan trọng.
U23 Myanmar là đối thủ không dễ chơi của U23 Việt Nam Thời tiết tại Kyrgyzstan bắt đầu chuyển lạnh khiến đội tuyển U23 Việt Nam mặc cả áo khoác để tập luyện cho trận đấu mang tính quyết định suất vé đi tiếp tại bảng I với U23 Myanmar. Đây là sự chuẩn bị cần thiết bởi U23 Myanmar là đối thủ không dễ chơi của tuyển U23 Việt Nam. Nghỉ 5 ngày không...