Lựa chọn thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ.
Hiện nay trẻ em rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa. Khi bị nhiễm khuẩn thì bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh luôn đòi hỏi phải lưu ý, đặc biệt là sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ.
Do trẻ em có những đặc điểm sinh lý hoàn toàn khác so với người lớn nên việc lựa chọn kháng sinh khi trẻ bị nhiễm khuẩn không hề dễ dàng. Dạng dùng nào của thuốc kháng sinh phù hợp với những đặc điểm sinh lý của trẻ nhỏ và mang lại hiệu qủa điều trị nhiễm khuẩn tốt nhất?
Đối với các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng tăng. Hầu hết các kháng sinh thông thường như: penicillin, tetracycline, streptomycine… hay như kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3 đều đã xuất hiện các khuẩn kháng thuốc. Sự kháng thuốc cao đặc biệt ở nhóm thuốc cephalosporin thế hệ 3, 4 với tỷ lệ kháng từ 66-83%, tiếp theo là nhóm kháng sinh aminosid và fluoroquinolon tỷ lệ kháng xấp xỉ trên 60%. Một số kháng sinh đã không còn được sử dụng ví dụ như penicillin. Hiện nay, tỷ lệ kháng thuốc và kháng chéo giữa các sulfamid cao cũng hạn chế việc sử dụng kháng sinh sulfamid. Tuy nhiên, kháng sinh sulfamid dạng kết hợp vẫn hiệu quả đối với các loại nhiễm khuẩn trên, trong đó phổ biến nhất là cotrimoxazol (kết hợp hai loại kháng sinh sulfamethoxazole và trimethoprim với tỷ lệ là 5:1, hai loại kháng sinh này ngăn chặn hai bước liên tiếp trong sinh tổng hợp acid nucleic và protein cần thiết cho nhiều loại vi khuẩn).
Đây là kháng sinh kết hợp kinh điển có phổ rộng, hiệu quả vượt trội so với việc dùng kháng sinh đơn lẻ trong điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn tiêu hóa (tiêu chảy do các chủng vi khuẩn E.coli, nhiễm khuẩn đường ruột do Shigella, Salmonella..), nhiễm khuẩn hô hấp (viêm phế nang do Pneumocystis jiroveci, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng,..), viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tiết niệu,… Kháng sinh cotrimoxazol đã được biết đến rộng rãi dưới tên Biseptol, tuy nhiên dạng viên nén chỉ phù hợp với người lớn, khi dùng cho trẻ em có thể gây khó uống, dễ sặc, dễ gây nghẽn ở thực quản, chậm tan trong đường tiêu hóa. Vì vậy, khi sử dụng kháng sinh loại này cho trẻ em, dạng dùng thích hợp nhất là dạng hỗn dịch uống. Dạng hỗn dịch uống được bào chế dành riêng cho trẻ em, dễ tính liều, có mùi thơm giúp trẻ em dễ uống và dễ hấp thu. Hiện nay đã có sản phẩm kháng sinh hỗn dịch uống xuất xứ từ Ba Lan đáp ứng được các yêu cầu khi dùng cho trẻ em. Sự có mặt của dạng dùng mới này là một tiến bộ giúp tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa các loại nhiễm khuẩn kể trên. Các bậc cha mẹ nên lựa chọn dạng dùng thích hợp để việc sử dụng kháng sinh cho trẻ thực sự an toàn và hiệu quả.
Theo dân trí
Video đang HOT
Những dị tật thai nhi nếu mẹ uống thuốc cúm khi mang bầu
Phụ nữ trong thời gian mang thai vẫn được dùng thuốc kháng sinh, tuy nhiên phải có sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa sau khi đã được khám.
Chào các anh chị. Em bị trễ kinh 5 ngày. Trong 2 ngày đầu em có uống 4 liều thuốc cảm và truyền 1 bình nước biển. 2 ngày sau em mua que thử thai thì thấy mình có thai. Vậy, thuốc cảm mà em uống có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nhờ các chuyên gia tư vấn giúp em. Em mang thai lần đầu. Em xin cảm ơn! (huutinh@...)
Trả lời!
Em thân mến!
Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm thông thường, thường lây lan qua đường hô hấp nên rất nhiều người bị mắc bệnh. Với những người không mang thai thì việc mắc cảm cúm không có gì nguy hiểm nhưng với bà bầu thì việc mắc cảm cúm có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Phụ nữ mang thai là những người dễ mắc cảm cúm bởi vì trong thời gian mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ bị giảm đi, khả năng miễn các dịch bệnh giảm theo, cảm cúm cũng là một loại dịch bệnh lây truyền nhanh qua đường hô hấp.
Với virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm bệnh nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể gây rối loạn sự trao đổi chất sinh ra độc tố, có ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi làm cho thai bị hỏng và gây sẩy thai. Có người cho rằng virus cúm có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây nên bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não và dị dạng đầu nhỏ. Sốt cao và độc tố còn kích thích tử cung thai phụ co bóp, gây sảy thai hoặc sinh non, nhưng không đưa ra các tỷ lệ gây dị tật có tính thuyết phục.
Tuy nhiên, không phải bất cứ loại virus cúm nào cũng gây dị tật cho thai nhi khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ thai nghén.
Trên thực tế, qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn này (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh...) và khi có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này thì nên phá thai.Các loại virus khác tuy bị "lên án", nhưng hậu quả đối với thai nghén thật sự chưa có sự hiểu biết đầy đủ và trên thực tế thì chỉ là mối lo ngại chung chung.
Với những phụ nữ mang thai bình thường, người mẹ không hề có bệnh tật gì trong lúc có thai, thì tỷ lệ dị tật các loại trên thai nhi đã có từ 1-2% trong tổng số thai được sinh ra. Vì thế, những thai có dị tật ở những bà mẹ có tiền căn bị cúm trong thời kỳ đầu của thai nghén rất có thể không phải do virus cúm.
Phụ nữ trong thời gian mang thai vẫn được dùng thuốc kháng sinh, tuy nhiên phải có sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa sau khi đã được khám.
Em không nên quá lo lắng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm để phát hiện sớm các dị tật bên ngoài (như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống...) hay các dị tật bên trong (như dị tật ở tim, ở thận, ruột hay ở não...).
Tư vấn bởi:
Công ty Tư vấn Đầu tư & Phát triển Con người Nhật Minh
Tổng đài tư vấn 24/7: 1900 6802
Theo PLXH
Thoải mái như mua thuốc kháng sinh! Có đến khoảng 90% thuốc kháng sinh (TKS) được bán không có đơn cho người dân nội và ngoại thành Hà Nội. Không cần đơn thuốc, người dân cũng có thể mua thuốc ở bất cứ đâu và sử dụng chúng một cách vô tội vạ. Tự làm... bác sĩ Trong nhà vừa có ông bà già lại có trẻ nhỏ hay ốm...