Lựa chọn sống còn của Triều Tiên giữa vòng vây trừng phạt

Theo dõi VGT trên

Nền kinh tế Triều Tiên đang ở mức yếu kém nhất trong vòng 20 năm qua và cải cách kinh tế được cho là giải pháp duy nhất để Bình Nhưỡng có thể tồn tại.

Lựa chọn sống còn của Triều Tiên giữa vòng vây trừng phạt - Hình 1

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát một nhà máy tại Triều Tiên (Ảnh: KCNA)

Theo ông William Brown, giáo sư thỉnh giảng tại Trường Ngoại giao George TownWashington, Mỹ, nhà lãnh đạo Kim Jong-un nên tiến hành cải cách để vực dậy nền kinh tế kiệt quệ của Triều Tiên. Ông Brown cho rằng nếu không có các biện pháp cải cách phù hợp, nền kinh tế Triều Tiên sẽ không thể hoạt động hiệu quả ngay cả khi nước này được nới lỏng các lệnh trừng phạt do từ bỏ vũ khí hạt nhân.

“Để ông Kim Jong-un đạt được mục tiêu phát triển thịnh vượng (Triều Tiên), cần có nhiều việc phải làm hơn là chỉ chấm dứt các lệnh trừng phạt”, ông Brown nhận định.

“Cải cách kinh tế rõ ràng là câu trả lời duy nhất. Tôi cho rằng cải cách kinh tế (Triều Tiên) theo kiểu Trung Quốc cần được khởi động và Tổng thống Donald Trump có thể giúp đỡ cho tiến trình rất tích cực đó”, ông Brown nói thêm.

Lựa chọn sống còn của Triều Tiên giữa vòng vây trừng phạt - Hình 2

Ông William Brown

Nhận định của Giáo sư Brown được đưa ra sau khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 20/7 công bố báo cáo cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Triều Tiên trong năm 2017 giảm 3,5% so với năm trước đó. Đây là bước thụt lùi đáng kể so với mức tăng trưởng 3,1% của nền kinh tế Triều Tiên trong năm 2016. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tiề.n tệ gây chấn động châu Á, khiến kinh tế Triều Tiên sụt giảm 6,5% do xảy ra nạn đói nghiêm trọng.

Triều Tiên thường đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế là nguyên nhân dẫn tới sự nghèo đói của quốc gia này. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng tình trạng nghèo đói tại Triều Tiên đã xảy ra từ lâu trước khi các lệnh trừng phạt được áp dụng.

“Ngay cả khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, quy mô kinh tế đối ngoại của Triều Tiên vẫn rất nhỏ, ngoài ra việc Triều Tiên không sẵn sàng trả các khoản nợ cũng khiến cho việc đầu tư tại nước này tiềm ẩn nhiều rủi ro”, ông Brown nhận định.

Lý do khiến Giáo sư Brown cho rằng cải cách kinh tế là lựa chọn sống còn của Triều Tiên xuất phát từ niềm tin rằng Bình Nhưỡng sở hữu nhiều tiềm năng phát triển.

“Triều Tiên có nguồn vốn vật chất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…) khá tốt, các điều kiện về vốn con người rất tốt và có vị trí địa lý tuyệt vời với nhiều tài nguyên thiên nhiên. Họ lẽ ra phải là một nước giàu mạnh”, ông Brown nói.

Video đang HOT

Theo Giáo sư Brown, cải cách kinh tế, trong đó khuyến khích lĩnh vực tư nhân phát triển sẽ giúp Triều Tiên tận dụng tốt hơn các nguồn lực và nâng cao sản lượng hàng hóa cũng như mức sống của người dân. Tuy nhiên, ông Brown cũng cho rằng do Triều Tiên từng gặp các vấn đề cố hữu về tiề.n và nợ nên các nước cần giúp đỡ Bình Nhưỡng thiết lập một hệ thống tiề.n tệ mới để thích ứng với nền kinh tế thị trường sôi động, cũng như hệ thống pháp lý ổn định để bảo vệ các dự án đầu tư cũng như tài sản cá nhân của các nhà đầu tư.

“Mỹ và Hàn Quốc có thể giúp Triều Tiên tạo ra một hệ thống tiề.n tệ ổn định và mở cửa các thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Triều Tiên nếu ông Kim Jong-un đồng ý phi hạt nhân hóa và cải cách. Khi đó, Mỹ có thể giúp Triều Tiên gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để nước này có thể giao dịch thương mại bình thường với các nước khác. Trong khi đó Hàn Quốc có thể giúp Triều Tiên xây dựng cơ chế phù hợp”, ông Brown cho biết thêm.

Theo Giáo sư Brown, cựu nhân viên tình báo Mỹ, trong các cuộc đàm phán đang và sẽ diễn ra với Triều Tiên, Washington nên tập trung vào việc đạt được các thỏa thuận với Bình Nhưỡng để ngăn nước này sản xuất nhiên liệu phân hạch, từ đó có thể chế tạo vũ khí hạt nhân.

“Tôi hy vọng sẽ nhanh chóng có một thỏa thuận để ít nhất ngăn Triều Tiên sản xuất hoặc chia tách nhiên liệu phân hạch, uranium và plutonium làm giàu ở cấp độ cao tại các cơ sở bí mật của nước này”, ông Brown nói, đồng thời cho rằng hoạt động sản xuất nhiên liệu phân hạch cần phải dừng lại ngay lập tức.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và tác động tới Triều Tiên

Lựa chọn sống còn của Triều Tiên giữa vòng vây trừng phạt - Hình 3

Hải quan Trung Quốc kiểm tra các xe tải chở hàng qua khu vực biên giới với Triều Tiên (Ảnh: AP)

Giáo sư Brown bày tỏ quan ngại rằng sự đối đầu về thương mại ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm suy yếu nỗ lực chung của hai nước trong tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

“Một điều rất quan trọng đó là Mỹ và Trung Quốc vẫn liên quan đến nhau trong vấn đề Triều Tiên, do vậy cái gọi là chiến tranh thương mại rất đáng lo ngại”, ông Brown nói.

Ông Brown cảnh báo sẽ là sai lầm nếu Trung Quốc sử dụng các lệnh trừng phạt Triều Tiên như một quân bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

“Việc (Trung Quốc) dỡ bỏ quá sớm các lệnh trừng phạt (Triều Tiên) sẽ dẫn tới việc Mỹ gia tăng sức ép tối đa và sẽ là điều khủng khiếp với Trung Quốc”, Giáo sư Brown nhận định.

Mặc dù Triều Tiên không công bố các số liệu chính thức về kinh tế, song Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ước tính thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Triều Tiên vào khoảng 1,46 triệu won (tương đương 1.284 USD), bằng khoảng 4,4% so với mức thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc.

BOK cũng dẫn số liệu từ Cơ quan Xúc tiến Thương mại đầu tư Hàn Quốc cho biết tổng sản lượng xuất khẩu của Triều Tiên giảm khoảng 37,2% trong năm 2017, đán.h dấu mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1998.

Sản lượng công nghiệp, chiếm khoảng 1/3 sản lượng kinh tế của Triều Tiên, giảm 8,5%. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1997 do hoạt động sản xuất của các nhà máy ở Triều Tiên đình trệ sau khi nguồn xăng dầu nhập khẩu vào nước này bị siết chặt. Sản lượng các ngành nông nghiệp và xây dựng cũng giảm lần lượt là 1,3% và 4,4%.

Thành Đạt

Theo Dantri

Lợi thế của Việt Nam khi cải cách kinh tế và hình mẫu cho Triều Tiên

Tạp chí Economist nhận định, mặc dù Mỹ vẫn khuyến khích Triều Tiên học hỏi theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên Bình Nhưỡng cũng cần xem xét những khác biệt giữa hai quốc gia để áp dụng chính sách phù hợp.

Lợi thế của Việt Nam khi cải cách kinh tế và hình mẫu cho Triều Tiên - Hình 1

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới thăm nông trại ở Samjiyon trong tháng 7 (Ảnh: KCNA)

Khi Mỹ hối thúc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa, Washington đã lấy Việt Nam như một mô hình phát triển kinh tế mẫu cho Bình Nhưỡng. Trong chuyến thăm Hà Nội ngày 8/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Việt Nam là một mô hình thành công mà Triều Tiên có thể học tập. Theo ông Pompeo, Tổng thống Donald Trump tin rằng Triều Tiên có thể đi theo con đường của Việt Nam để bình thường hóa quan hệ với Washington và đạt được sự thịnh vượng.

Trước đó, báo Nikkei của Nhật Bản đưa tin, trong cuộc trò chuyện riêng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tiết lộ rằng ông muốn đưa kinh tế nước nhà phát triển theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam.

Theo tạp chí Economist, nền kinh tế Triều Tiên hiện nay có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trước đây khi áp dụng mô hình kinh tế tập trung bao cấp. Vào năm 1985, trước thềm thời kỳ Đổi Mới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1% so với Mỹ, tương tự Triều Tiên vào thời điểm năm 2015 theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc.

Về mặt ngoại giao, mối quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ cũng có nét tương đồng với Việt Nam. 20 năm sau chiến tranh, Việt Nam và Mỹ đã bình thường hóa quan hệ song phương và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Từ đó đến nay, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của Mỹ và Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

So sánh với Việt Nam, sự chuyển hóa trong quan hệ Mỹ - Triều cũng diễn ra nhanh chóng. Từ hai nước cựu thù trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), quan hệ song phương đã có sự chuyển biến tích cực trong những tháng gần đây. Mỹ cũng để ngỏ khả năng cho phép các nhà đầu tư tiếp cận thị trường Triều Tiên. Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều cũng có cuộc gặp song phương đầu tiên tại Singapore hồi tháng 6.

Khác biệt giữa hai quốc gia

Lợi thế của Việt Nam khi cải cách kinh tế và hình mẫu cho Triều Tiên - Hình 2

Công nhân Triều Tiên làm việc trong nhà máy giầy ở thành phố Đan Đông, Trung Quốc (Ảnh: Reuters)

Tuy vậy, Triều Tiên và Việt Nam vẫn có một số sự khác biệt trong quá trình cải cách nền kinh tế. Sau 65 năm theo đuổi mô hình kinh tế khép kín với hệ tư tưởng Juche (tự lực cánh sinh), Triều Tiên dường như bắt đầu từ bàn tay trắng khi muốn đổi mới nền kinh tế ở thời điểm hiện tại.

Mặc dù tốc độ phát triển thị trường hàng hóa và thực phẩm trong những năm gần đây đã tạo điều kiện cho các mô hình kinh doanh tư nhân tại Triều Tiên, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp quy mô lớn. Trong khi đó, Việt Nam trước đây không mất quá nhiều thời gian như Triều Tiên để phát triển kinh tế theo hướng mở cửa.

Ngoài ra, cấu trúc nền kinh tế của Triều Tiên cũng phức tạp hơn. Vào thời điểm giữa thập niên 1980, hơn 70% lực lượng lao động tại Việt Nam làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Một số thay đổi về chính sách, chẳng hạn cho phép nông dân thu lợi nhuận từ việc bán nông sản của họ, đã kích thích tăng sản lượng nông nghiệp. Sau khi các nhà máy ra đời, lực lượng lao động tại nông thôn đã chuyển vào làm việc trong các nhà máy, từ đó thúc đẩy ngành công nghiệp xuất khẩu phát triển.

Ngược lại với Việt Nam, hơn 60% dân số Triều Tiên sống ở khu vực thành phố. Để có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Triều Tiên cần cải tổ ngành công nghiệp lỗi thời của nước này. Theo chuyên gia Marcus Noland thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc tế tại Washington, Triều Tiên hiện nay giống mô hình các nước Đông Âu sau khi Liên Xô sụp đổ. Sau khi mở cửa, tỷ lệ thất nghiệp tại Triều Tiên có thể sẽ tăng lên.

Vị trí địa lý nằm gần Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tạo điều kiện để Triều Tiên có thể thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, các nhà đầu tư được cho là vẫn chưa sẵn sàng rót vốn vào Triều Tiên vì lo ngại nguy cơ bị đóng cửa. Điển hình như vào năm 2016, Triều Tiên từng đóng băng tài sản của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại khu công nghiệp chung giữa hai nước khi quan hệ song phương xấu đi.

Một điểm bất lợi nữa cho Triều Tiên khi so sánh với Việt Nam là về dân số. Khi tiến hành mở cửa nền kinh tế cách đây hơn 30 năm, Việt Nam có lợi thế về dân số trẻ với độ tuổ.i trung bình chỉ khoảng 20 tuổ.i. Do vậy, Việt Nam có rất nhiều lao động trẻ đóng góp cho nền kinh tế, trong khi tỷ lệ người già sống phụ thuộc rất ít.

Tại Triều Tiên, độ tuổ.i trung bình của dân số là 34, thậm chí còn cao hơn độ tuổ.i trung bình của dân số Việt Nam hiện nay. Triều Tiên phải đối mặt với nguy cơ dân số bị già đi trong khi vẫn đang trong quá trình phát triển nền kinh tế.

Mặc dù nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể gặp nhiều khó khăn khi tiến hành cải cách nền kinh tế, song giới phân tích cho rằng viễn cảnh Triều Tiên mở cửa vẫn là phương án tốt hơn cho nước này.

Ngoài Việt Nam, Triều Tiên cũng có thể học theo mô hình cải cách và mở cửa kinh tế của Trung Quốc vào năm 1978. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng do Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng quá nhanh, quá nóng nên mô hình tăng trưởng của Việt Nam sẽ thích hợp hơn với Triều Tiên. Hơn nữa, việc ông Kim Jong-un lựa chọn mô hình kinh tế của Việt Nam mà không phải của Trung Quốc có thể là cách để Bình Nhưỡng giảm dần phụ thuộc vào Bắc Kinh, mặt khác thúc đẩy mối quan hệ kinh tế với Mỹ và Hàn Quốc.

Thành Đạt

Tổng hợp

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Triều Tiên cảnh báo Mỹ "đùa với lửa"
06:59:15 30/09/2024
Cháy tại nhà máy sản xuất pin xe điện ở Trung Quốc
14:26:00 30/09/2024
Nga dồn lực hiệp đồng tác chiến, Ukraine mất hơn 18.500 quân ở Kursk
07:48:44 30/09/2024
Hàn Quốc chuẩn bị đối phó bão Krathon
13:23:22 30/09/2024

Tin đang nóng

Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
12:20:23 01/10/2024
"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện
12:56:31 01/10/2024
Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy
12:26:36 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
Ngày 2 tháng 10 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 2/10/2024
10:13:09 01/10/2024
Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt
12:19:07 01/10/2024
Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i
13:17:53 01/10/2024
Nam chính phim Việt giờ vàng bất hiếu, vô ơn
14:03:20 01/10/2024

Tin mới nhất

Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đồng loạt từ chức

15:48:56 01/10/2024
Đây là động thái mở đường cho việc thành lập chính phủ mới do tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, ông Shigeru Ishiba, dẫn đầu.

Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Liban có thể làm gì nếu xảy ra xung đột biên giới?

15:35:12 01/10/2024
Nghị quyết 1701 của HĐBA LHQ cho phép các binh sĩ gìn giữ hòa bình giúp quân đội Liban đảm bảo không có giao tranh xảy ra tại khu vực làm nhiệm vụ cũng như không bị xâm phạm bởi các lực lượng vũ trang không thuộc nhà nước Liban.

Bỉ hủy mọi chuyến bay thương mại khởi hành tại 2 sân bay chính do đình công

15:30:48 01/10/2024
Trong khi đó, tại sân bay Charleroi, lệnh hủy chuyến cũng đã được đưa ra với khoảng 100 chuyến bay dự kiến khởi hành. Tuy nhiên, những chuyến bay hạ cánh không bị ảnh hưởng.

Mỹ siết chặt lệnh cấm tị nạn tại biên giới với Mexico

15:25:52 01/10/2024
Tổng thống Biden đã ban hành lệnh cấm tị nạn trong tháng 6 năm nay nhằm giảm số người di cư vượt biên trái phép, vốn đang ở mức kỷ lục.

Chính phủ Yemen lên án cuộc không kích của Israel tại Hodeidah

15:23:12 01/10/2024
Theo thông tin từ Bộ Y tế do lực lượng Houthi quản lý, cuộc không kích của Israel tại Hodeidah đã khiến 5 người thiệ.t mạn.g và 57 người bị thương, trong đó nhiều người đang trong tình trạng nguy kịch.

Mỹ và Canada chuẩn bị phân định biên giới ở Bắc Cực

14:51:23 01/10/2024
Các tranh chấp về biên giới hàng hải ở Biển Beaufort đã diễn ra từ năm 1976, khi Mỹ phản đối việc Canada cấp quyền thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp.

Cuộc tranh luận giữa 2 ứng cử viên phó tổng thống Mỹ được dư luận quan tâm

14:32:03 01/10/2024
Nhiều bài viết nhận định cách biệt giữa hai phe Harris - Walz và Trump - Vance đang sít sao đến mức cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống cũng có thể có tác động đột biến đối với cục diện cuộc đua vào Nhà Trắng.

Nhật Bản: Đảng LDP cầm quyền cải tổ ban lãnh đạo

14:13:29 01/10/2024
Chiến dịch bầu cử sẽ được khởi động từ ngày 12/10, sau khi ông Ishiba tham dự Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44 và 45 cũng như các hội nghị liên quan tại Lào.

Hàn Quốc tuyên án một cựu cảnh sát trưởng trong vụ giẫm đạp ở Itaewon

06:05:25 01/10/2024
Ông Lee Im Jae là quan chức cảnh sát đầu tiên tòa kết tội liên quan trực tiếp đến thảm họa giẫm đạp ở Hàn Quốc gây chấn động dư luận này.

Tổng thống Zelensky sắp sa thải Giám đốc tình báo quân sự Ukraine?

06:02:47 01/10/2024
Tuy nhiên, nguồn tin phủ nhận thông tin cho rằng Giám đốc HUR sẽ theo bước cựu tướng cấp cao của Ukraine, ông Valery Zaluzhny, là được bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài.

Nhật Bản: Chủ tịch LDP ấn định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn

06:00:47 01/10/2024
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba chính thức được bầu làm Chủ tịch LDP trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/9 vừa qua, trong lần tranh cử thứ 5 vào vị trí này.

Thổ Nhĩ Kỳ đề cập khả năng gia nhập BRICS

05:49:32 01/10/2024
Vì thế, việc tham gia BRICS, một trong những tổ chức quan trọng của hệ thống đa phương toàn cầu trong tương lai, sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao thêm năng lực đối ngoại và vai trò của mình.

Có thể bạn quan tâm

Negav xin lỗi giữa liên hoàn phốt căng

Sao việt

15:57:51 01/10/2024
Nam rapper cho biết được người thân, đồng nghiệp, bạn bè... gọi điện để hỏi thăm trong mấy ngày qua. Negav gửi lời xin lỗi vì đã làm những người yêu thương anh bị thất vọng.

Game bom tấn bất ngờ lùi ngày ra mắt 2 tuần, lý do chỉ vì một chữ "sợ"

Mọt game

14:34:36 01/10/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là The Thaumaturge, một game nhập vai theo lượt với cốt truyện siêu hấp dẫn đang chuẩn bị được ra mắt và nhận về vô số sự kỳ vọng từ phía các game thủ.

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

Tin nổi bật

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Khán giả Việt đang bỏ lỡ một tuyệt phẩm lãng mạn gây sốt toàn cầu: Nữ chính là mỹ nhân đẹp bậc nhất thế giới

Phim âu mỹ

14:07:13 01/10/2024
Với các khán giả yêu thích dòng phim lãng mạn, Nơi tình yêu kết thúc (tựa Anh: It ends with us ) là một sự lựa chọn rất đáng xem

Jennie cười rùng rợn, cắn nát trái cherry

Nhạc quốc tế

13:26:07 01/10/2024
Sáng 1/10, Jennie (BLACKPINK) tung teaser dài 18 giây, chính thức xác nhận release MV Mantra - thuộc album solo đầu tay vào ngày 11/10 tới đây.

Muốn 'trẻ hóa' ngoại hình, nàng nhất định phải chăm diện đồ balletcore

Thời trang

13:03:55 01/10/2024
Chất liệu mềm mại, đứng phom với đường nét cắt may tỉ mỉ, cùng những thiết kế hết sức đáng yêu ngọt ngào. Tất cả những thiết kế balletcore hiện đại đều được chăm chút để mang lại cảm giác thoải mái nhất cho phái đẹp.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Pu xúc động vì được Chải bảo vệ

Phim việt

12:50:50 01/10/2024
Thấy Pu đang bị Bảo Anh bắt nạt, Chải lập tức đứng ra xưng là chồng của Pu và bảo vệ cô. Nhìn sự mạnh mẽ của Chải khi bảo vệ mình, cô nàng cũng không khỏi ngưỡng mộ và tự hào.

Lọ Lem xứng danh đệ nhất "bạch nguyệt quang", Nàng Mơ bất ngờ bị gọi tên

Netizen

12:22:45 01/10/2024
Mới đây, cộng đồng mạng phát sốt với bộ ảnh hoa sen của Lọ Lem (Mai Thảo Linh, SN 2006) - ái nữ nhà MC Quyền Linh. Có thể nói, đây là lần đầu tiên người hâm mộ được thấy Lọ Lem diện phong cách áo yếm lụa

Nghe lục đục dưới bếp, dâu trẻ vác gậy đi đán.h trộm để rồi bật khóc khi ánh đèn bật lên

Góc tâm tình

12:14:31 01/10/2024
Ngay cả mẹ tôi cũng đã từng chịu cảnh cơm không lành, canh không ngọt với bà nội. Vì thế, trước khi đi lấy chồng, tôi tuyên bố dù có thế nào cũng không bao giờ sống chung với mẹ chồng.